Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm

Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm

Chủ nhật, 08/11/2020 | 19:08
0
Bộ GD&ĐT “thất bại” trong việc tổ chức, biên soạn một bộ SGK; chậm trễ ban hành sách chữ nổi, SGK tiếng dân tộc thiểu số và chưa tròn trách nhiệm với SGK lớp 1.

Chưa tổ chức, biên soạn được SGK

Ngày 6/11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội đã có báo cáo kết quả giám sát về việc thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (giai đoạn 2015-2020).

Theo báo cáo, việc xây dựng chính sách, triển khai Nghị quyết 88 vẫn còn tồn tại, hạn chế. Các hạn chế này tác động đến tiến độ triển khai, thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới, chậm 2 năm so với quy định của Nghị quyết 88.

Đối với việc xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, các chương trình môn học bị chậm so với kế hoạch, chưa bảo đảm theo lộ trình đặt ra, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai biên soạn, thực nghiệm, thẩm định, phê duyệt và lựa chọn SGK.

Cụ thể, do không thể triển khai bộ SGK theo Nghị quyết 88, Chính phủ đã có đề nghị và Quốc hội cho phép bộ GD&ĐT không triển khai biên soạn SGK sử dụng ngân sách nhà nước của môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một SGK xã hội hóa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43. Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã phê duyệt phát hành 5 bộ SGK lớp 1 thực hiện theo phương thức xã hội hóa, do các nhà xuất bản biên soạn để đưa vào giảng dạy từ năm 2020.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm

Năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 được học sách giáo khoa mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tuy nhiên, việc biên soạn SGK theo chương trình mới vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Cho đến nay, bộ GD&ĐT chưa tổ chức, biên soạn được một bộ SGK giáo dục phổ thông; đồng thời sách chữ nổi Braille và SGK tiếng dân tộc thiểu số (các môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 12) theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng chậm được ban hành theo quy định.

Trên cơ sở thực tiễn triển khai SGK lớp 1 và yêu cầu biên soạn, thẩm định SGK từ lớp 2 đến lớp 12 để bảo đảm tiến độ triển khai theo lộ trình quy định, Quốc hội đã thống nhất với đề nghị của Chính phủ tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, không sử dụng ngân sách nhà nước. Điều này đòi hỏi phải có chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK và phải ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng SGK theo quy định của Nghị quyết 88. Đến nay các quy định này vẫn chưa được ban hành, ảnh hưởng đến giá sách giáo khoa lớp 1 triển khai cho năm học 2020-2021.

“Sạn” trong sách do Bộ chưa quy định cụ thể

Bên cạnh đó, qua giám sát, cho thấy, quy định của Bộ chưa cụ thể trong yêu cầu về chất lượng và quy trình hoàn chỉnh bản mẫu SGK trước khi nhà xuất bản trình hội đồng quốc gia thẩm định. Quy định về  tổ chức thực nghiệm SGK chưa rõ thời lượng và quy mô thực nghiệm, chưa được lấy ý kiến phản hồi rộng rãi. Do đó, SGK lớp 1 (năm học 2020-2021) có những nội dung chưa phù hợp, gây khó khăn cho giáo viên, học sinh trong quá trình thực hiện, gây băn khoăn, phản ứng trong dư luận xã hội.

Qua theo dõi việc triển khai thực hiện chương trình, Ủy ban cũng nhận thấy, SGK lớp 1 đầu năm học 2020-2021, do thay đổi về phương thức giảng dạy, nhiều ý kiến của phụ huynh, cử tri, dư luận phản ánh chương trình còn nặng, đặc biệt môn Tiếng Việt “nặng và khó hơn” so với chương trình cũ; yêu cầu phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn, gây áp lực cho giáo viên và học sinh.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm (Hình 2).

Còn nhiều "sạn" trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - Cánh Diều, do bộ GD&ĐT chưa có quy định chặt chẽ.

Thực tế, sau 2 tháng triển khai chương trình, SGK lớp 1, ý kiến của phụ huynh, cử tri, dư luận về SGK Tiếng Việt lớp 1, chủ yếu tập trung vào sách Tiếng Việt thuộc bộ Cánh Diều với các nội dung: Sách còn nhiều thiếu sót, chưa chuẩn; một số bài có nội dung và hình ảnh sử dụng truyện ngụ ngôn, phỏng dịch từ nước ngoài không phù hợp với tâm lý lứa tuổi và thiếu tính định hướng giáo dục; sách có nhiều từ ngữ mang tính địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1; một số thuật ngữ còn trừu tượng; một số tình huống còn gượng ép.

Để các địa phương lúng túng chọn sách

Theo báo cáo của các địa phương, việc ban hành văn bản hướng dẫn lựa chọn SGK lớp 1 (năm học 2020-2021) còn chậm, khi lần đầu các cơ sở giáo dục chọn sách giáo khoa, với số bộ sách nhiều (5 bộ sách).

Ngoài ra, năm học 2020-2021, việc cung ứng SGK cho đa số cơ sở giáo dục chậm (theo giám sát của Ủy ban, đến cuối tháng 8/2020, sách mới về đến các cơ sở), gây khó khăn trong việc triển khai các khâu: lựa chọn SGK, tập huấn giáo viên, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên, giữa các đơn vị trường, cụm trường.

Việc quy định các tỉnh, thành phố biên soạn tài liệu giáo dục địa phương là một quy định mới, chưa có tiền lệ trong thực tiễn. Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn về nội dung tài liệu giáo dục địa phương nhưng chậm ban hành văn bản quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.

Công tác chỉ đạo của một số địa phương chưa kịp thời, tiến độ biên soạn tài liệu còn chậm; việc xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa lồng ghép trong các môn học, hoạt động giáo dục đối với cấp tiểu học một số địa phương còn lúng túng. Một số địa phương chưa bảo đảm tài liệu giáo dục địa phương phục vụ cho năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm (Hình 3).

Thời gian gấp rút khiến các địa phương lúng túng trong việc chọn sách giáo khoa.

Về các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình, SGK: Tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên còn diễn ra tại nhiều địa phương, đặc biệt là sự mất cân đối trong cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các ngành học trong cùng một trình độ đào tạo, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Ở nhiều địa phương có tình trạng đủ số lượng biên chế được giao nhưng không bảo đảm tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định của bộ GD&ĐT; thiếu nguồn giáo viên dạy các môn học bắt buộc mới ở cấp tiểu học và THPT.

Thêm vào đó, trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế; một bộ phận giáo viên thiếu động lực, ngại đổi mới.

Công tác bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới còn chậm về tiến độ so với lộ trình đặt ra, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở đội ngũ cốt cán, việc tập huấn đại trà cho giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.

Hình thức tập huấn trực tuyến hiệu quả chưa cao do hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin ở một số địa phương còn thiếu đồng bộ (đặc biệt ở những vùng khó khăn).

Việc triển khai SGK đến các cơ sở giáo dục còn chậm, ảnh hưởng tới việc tiếp cận, tập huấn của giáo viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà và duy trì tài khoản của giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn.

Bên cạnh đó, việc đào tạo lại, nâng chuẩn đội ngũ giáo viên phổ thông vẫn còn gặp khó khăn. Ngoài ra, việc thực hiện lộ trình của bộ GD&ĐT về đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông còn nhiều bất cập do quy định hiện hành, thực tiễn này ảnh hưởng đến chất lượng triển khai, thực hiện đổi mới chương trình, SGK tại các địa phương.

Cẩm Mịch

Ưu tiên ủng hộ sách vở cho học sinh vùng lũ

Thứ 7, 31/10/2020 | 09:31
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trước mắt, các nguồn ủng hộ sẽ tập trung cho việc tặng sách, vở cho học sinh vùng lũ, để tất cả các em đều được đến trường.

Nghịch lý thiếu sách giáo khoa, loạn sách tham khảo lớp 1

Thứ 6, 30/10/2020 | 18:53
Năm học mới đã bắt đầu được hơn hai tháng nhưng tình trạng sách cần thì chưa có, cái tự nguyện lại bị bắt buộc đối với lớp 1 đã xảy ra.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.
     
Nổi bật trong ngày

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.

Hải Phòng: Công an vào cuộc vụ cháu bé nghi bị bạo hành tại trường mầm non

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:04
Vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã yêu cầu quận Lê Chân chỉ đạo công an sở tại vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân cháu bé N.H.N (5 tuổi) bầm tím khắp lưng sau khi tan lớp về nhà.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...