Bỏ hòa giải tranh chấp đất đai

Bỏ hòa giải tranh chấp đất đai

Thứ 5, 27/06/2013 | 14:16
0
Nhiều ý kiến cho rằng hòa giải tranh chấp đất đai nhằm tạo điều kiện cho người dân thương lượng, Tòa án đỡ áp lực; còn ý kiến khác lại đề nghị nên bỏ để "bớt đi một thủ tục hành chính”.

Quá trình lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai, có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về quy định hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai. Một bên cho rằng hòa giải tạo điều kiện cho người dân thương lượng, Tòa án đỡ áp lực; còn một bên lại đề nghị nên bỏ để "bớt đi một thủ tục hành chính”.

Luật sư - Bỏ hòa giải tranh chấp đất đai

Nhiều ý kiến đề nghị bỏ hòa giải

Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) của Chính phủ cho biết, trong khi có 508 lượt ý kiến đề nghị quy định bắt buộc hòa giải ở cơ sở trước khi giải quyết tranh chấp đất đai vì việc hòa giải tạo điều kiện cho các bên giải quyết mâu thuẫn mang tính chất "dân sự" và nhanh chóng hơn, thì lại có đến gấp đôi số ý kiến đề nghị bỏ quy định hoà giải là điều kiện bắt buộc cho việc giải quyết tranh chấp đất đai.

Cũng có nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về thời hạn hòa giải, việc hòa giải phải có điểm dừng tránh kéo dài vì thực tế hòa giải chỉ mang tính hình thức, thủ tục và không hiệu quả; đề nghị quy định rõ thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là 30 ngày.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Việc hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp đất đai vì đất đai là tài nguyên đặc biệt, tư liệu sản xuất chủ yếu. Hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã đã được quy định trong Luật đất đai qua các thời kỳ. Thông qua việc hòa giải nhằm tạo sự đồng thuận giữa các bên, giảm tải cho cơ quan nhà nước.

Trên tinh thần này, dự thảo Luật Đất đai quy định Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở; Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.

Không nên gây “áp lực” cho cấp xã?

Luật Đất đai hiện hành có quy định về hòa giải tranh chấp đất đai, theo đó thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên không tự hòa giải được sẽ thuộc về UBND cấp xã.

Tuy nhiên, trong điều kiện khiếu kiện về đất đai nhiều và hết sức phức tạp như hiện nay (hàng năm có đến khoảng 70-80%/tổng số đơn thư là khiếu nại là về đất đai) thì việc giao UBND cấp xã hòa giải khiến nhiều ý kiến nghi ngại. Thực tế cho thấy, vì luật chưa quy định rõ trình tự thủ tục hòa giải nên việc tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã gặp nhiều khó khăn. Nhiều vụ hòa giải chỉ tiến hành lấy lệ, hình thức, kéo dài mà cuối cùng vẫn không giải quyết được tranh chấp, phải “dồn” lên cho Tòa án.

Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, nhà nước nên khuyến khích hòa giải nhưng không nên quy định đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi khởi kiện ra tòa án. Nếu quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc sẽ tạo nên một thủ tục hành chính mới mà các bên tranh chấp phải thực hiện trước khi khởi kiện, nội dung này trái với tinh thần cải cách thủ tục hành chính tại UBND nói chung và thủ tục tố tụng tại tòa án nói riêng. Hơn nữa, nếu quy định bắt buộc sẽ tạo “áp lực” cho UB cấp xã, trong điều kiện cán bộ, cơ sở vật chất có hạn, UB cấp xã lại đang quá nhiều công việc phải làm.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra nếu không quy định hòa giải phải “qua” UBND cấp xã thì nguy cơ tranh chấp đến thẳng “cửa Tòa” sẽ đội lên bội phần. Thực tế cho thấy, nếu để cho các bên tự thương lượng với nhau mà không có “trọng tài” thì tỷ lệ thành công chắc chắn không cao. Qua hòa giải tại UBND cấp xã sẽ góp phần hạn chế tình trạng “đáo tụng đình”.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được Quốc hội lùi thời hạn thông qua. Với hy vọng các quy định của Luật sẽ thực sự chín muồi, đảm bảo tính khả thi cao trên thực tiễn, Luật Đất đai mới sẽ đáp ứng sự mong đợi của người dân, và đặc biệt sẽ hạn chế được tình trạng khiếu nại tràn lan, làm mất nhiều công sức, tiền bạc của dân và khó khăn cho cơ quan nhà nước...

UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

(Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi)

Theo Thắng Trung (Pháp luật Việt Nam)

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

'Xới' toàn diện vấn đề về đất đai

Thứ 4, 19/06/2013 | 10:18
Dành trọn cả một ngày để thảo luận nhưng vẫn còn tới 17 vị đại biểu lỡ dịp phát biểu trực tiếp tại nghị trường xung quanh những vấn đề liên quan tới dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Một trong những khía cạnh được các đại biểu quan tâm nhiều nhất là Nhà nước nên trưng mua quyền sử dụng đất của người dân thay vì quy định thu hồi.

Tranh chấp đất đai, 1 người bị đánh nguy kịch

Thứ 6, 03/05/2013 | 09:24
Vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, ông Nguyễn Văn Thép (SN 1953, ở Quỳ Chữ, Hoằng Quỳ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã bị gia đình người hàng xóm cầm cuốc truy sát rồi bổ 3 nhát vào đầu. Còn con rể ông Thép, một người tàn tật, cũng bị đánh trọng thương.

Thanh Hóa: Tranh chấp đất đai, thẳng tay giết hai người

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Chỉ vì mâu thuẫn về đất đai của 2 gia đình, hắn đã thẳng tay đánh họ hàng thân thích làm 2 người đến chết, 1 người bị thương nặng.