“Các dự án trọng điểm không lo thiếu vốn, mà là có làm được hay không”

“Các dự án trọng điểm không lo thiếu vốn, mà là có làm được hay không”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 23/08/2021 | 12:54
0
Đó là khẳng định của Thứ trưởng bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương khi trao đổi với báo chí về những vấn đề liên quan đến kế hoạch đầu tư công trong năm nay.

Năm nay, đầu tư công vẫn thể hiện vai trò hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các lĩnh vực về sản xuất kinh doanh và dịch vụ bị ảnh rất nhiều bởi dịch Covid-19. Đây cũng là năm được đánh giá là có những điểm mới cả về thuận lợi, lẫn khó khăn.

Ngày 30/9/2021 sẽ là mốc thời gian mà Chính phủ, cũng như các Bộ, ngành, địa phương đánh giá toàn diện, toàn bộ tốc độ giải ngân của các đơn vị với mục tiêu đặt ra là phải đạt tối thiểu đạt 60% kế hoạch đề ra.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, về vấn đề tiến độ giải ngân trong bối cảnh cùng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay có yếu tố mới.

Theo đó, đầu tư công cũng phụ thuộc vào vấn đề vận chuyển các nguyên vật liệu, thiết bị để triển khai thi công, do vậy trong bối cảnh giãn cách cũng bị ảnh hưởng nhiều. Đối với những địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 thì thể hiện rõ nhất.

Thứ hai là đối tượng làm việc trong các dự án đầu tư công, điển hình là các công nhân, chuyên gia, tư vấn cũng phải thực hiện các chính sách giãn cách của địa phương tương ứng với tình hình dịch bệnh của mình.

“Cho nên tỷ lệ các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều hơn so với năm 2020, phải thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn. Do vậy, việc triển khai thi công các công trình, nhất là ở các địa bàn có dịch gặp rất khó khăn. Công nhân phải về nhà, một số công trình triển khai được 3 tại chỗ nhưng nguyên liệu đầu vào để thi công gặp khó khăn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Đối thoại - “Các dự án trọng điểm không lo thiếu vốn, mà là có làm được hay không”

Yếu tố thứ 3 mà Thứ trưởng chỉ ra là sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào cho thi công. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, đặc biệt là tâm lý của nhà thầu khi các hợp đồng đã ký và việc tăng giá khiến họ khó tìm nguồn cung về nguyên liệu hoặc ảnh hưởng đến phương án tài chính khi thực hiện dự án.

Ngoài ra là sự phân tán về lực lượng cũng như thời gian vật chất của công tác chỉ đạo điều hành. “Bộ KH&ĐT rất chia sẻ với lãnh đạo các địa phương, nhất là các địa phương có dịch, gần như việc ưu tiên cả về thời gian và nguồn lực con người, nguồn lực vật chất dành cho công tác chống dịch.

Cho nên phần nào đó ảnh hưởng đến đầu tư công. Bộ mong muốn trong bối cảnh khó khăn nhưng các địa phương cũng không quá sao nhãng, vẫn cần có phương án phù hợp để có sự quan tâm nhất định đối với công tác thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công”, ông nói.

Nói về thời điểm hiện tại, vị Thứ trưởng cho biết, có sự khác biệt giữa quý III/2021 và quý cùng kỳ năm ngoái. Quý III đang là quý bị ảnh hưởng nhất, trong khi quý III/2020 lại là quý phục hồi sau quý II/2020 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, xu thế giải ngân đầu tư công dồn vào cuối năm đã tồn tại rất lâu và qua phân tích của các chuyên gia thì “điều này gần như đã thành quy luật”.

Cơ bản không lo thiếu vốn

Về vấn đề ưu tiên cho các dự án trọng điểm, Thứ trưởng cho biết: “Hiện nay các dự án lớn năm 2021 như dự án Đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, các công trình hạ tầng quy mô lớn của ngành giao thông, nông nghiệp hay các lĩnh vực khác thì năm nay cơ bản không lo thiếu vốn mà chủ yếu là chúng ta có triển khai và làm được hay không”.

Qua rà soát thông tin số liệu của 7 tháng đầu năm 2021, các Bộ có kế hoạch lớn như: Giao thông, Nông nghiệp, Quốc phòng, Công an… hay các địa phương có nguồn vốn đầu tư lớn thì phần giải ngân đã được thực hiện khá tốt.

“Trong công điện của Thủ tướng có nêu một số nơi vẫn còn có giải ngân thấp, thậm chí có nơi chưa giải ngân, chủ yếu là ở các đơn vị có ít công trình, quy mô nhỏ. Dù vậy, Bộ mong muốn các đơn vị này thúc đẩy nhanh tiến độ”, ông nói.

Tuy nhiên, về cơ bản, các dự án lớn, dự án quan trọng quốc gia mặc dù gặp một số khó khăn nhưng vẫn đang triển khai đạt kết quả tích cực. Các tuyến cao tốc Bắc - Nam ở các địa bàn có thực hiện giãn cách gặp khó khăn công nhân.

Đối thoại - “Các dự án trọng điểm không lo thiếu vốn, mà là có làm được hay không” (Hình 2).

Công nhân đang thi công tại tuyến cao tốc Bắc - Nam, đoạn từ Mai Sơn tới Quốc lộ 45, đi qua hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa (ảnh: Hữu Thắng).

Về vấn đề quy mô dự án, đặc biệt là các dự án nhỏ đối với mục tiêu tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Thứ trưởng cho rằng, sự quan tâm lãnh đạo đối với công tác giải ngân vốn đầu tư không nhất thiết là quy mô lớn hay nhỏ.

“Điều khó ở đây là lực lượng tham giam gia vào dự án đầu tư công ở mức độ nào, nếu như một đồng chí lãnh đạo chỉ đạo rất sát sao mà năng lực ở cấp thực hiện không được tốt thì cũng gây chậm chễ cho các dự án.

Một yếu tố nữa là tính chuyên nghiệp, chuyên môn trong công tác quản lý dự án, đấy là yếu tố người ta ít đầu tư vào nâng cấp năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhìn nhận.

Năm 2021 là năm đầu tiên của một chu trình kế hoạch, đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới, do vậy những tháng đầu năm 2021 chủ yếu là thực hiện các bước chuyển tiếp của giai đoạn trước.

Đối thoại - “Các dự án trọng điểm không lo thiếu vốn, mà là có làm được hay không” (Hình 3).

Ngày 30/9/2021 sẽ là mốc thời gian mà Chính phủ, cũng như các Bộ, ngành, địa phương đánh giá toàn diện, toàn bộ tốc độ giải ngân vốn đầu tư công (ảnh: Hữu Thắng).

Hầu hết các dự án mới của giai đoạn 2021-2025 thì những tháng đầu năm chưa thực hiện được mà phải chờ Quốc hội phê duyệt kế hoạch trung hạn 2021-2025.

Về vấn đề điều chuyển vốn, trong bối cảnh năm 2021, đến ngày 30/9, Bộ KH&ĐT sẽ có báo cáo tổng thể báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân; thông báo với các bộ, ngành, địa phương.

Nếu có nhu cầu bổ sung thêm sẽ tổng hợp trên cơ sở các đơn vị không có nhu cầu, xin giảm kế hoạch hoặc bị giảm kế hoạch thì cũng có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều chuyển từ đơn vị này sang đơn vị kia.

Thứ trưởng cho biết, năm nay, việc điều chỉnh này phải báo cáo Thường vụ Quốc hội. Việc điều chuyển này phụ thuộc nhiều vào các đơn vị giải ngân tốt. Trong tháng 8/2021, Bộ đã nhận được đề xuất của một số bộ ngành, địa phương xin giảm kế hoạch, Bộ sẽ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế

Thứ 7, 21/08/2021 | 20:00
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Bộ KH&ĐT trình bốn giải pháp trọng tâm trong lập quy hoạch 2021-2030

Thứ 5, 19/08/2021 | 10:08
Nghiên cứu thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban là một trong bốn nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được bộ KH&ĐT đưa ra.

Yêu cầu Bộ ngành, địa phương báo cáo về giải ngân vốn đầu tư công

Thứ 6, 13/08/2021 | 11:15
Bộ KH&ĐT vừa có công văn yêu cầu các đơn vị Bộ ngành, địa phương báo cáo về tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước năm 2021.
Cùng tác giả

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Yếu tố cản bước doanh nghiệp hướng đến “màu xanh” trong xây dựng

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:40
Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, giá thành vật liệu cao là những yếu tố khiến vật liệu xanh trong xây dựng vẫn chưa thực sự được sử dụng rộng rãi.

Điện Biên - điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:00
Ông Lê Vệ Quốc đánh giá đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng triển khai sâu rộng, thực chất.

Để Tp.Điện Biên Phủ thực sự là động lực phát triển của tỉnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:30
Thành phố xác định phương hướng hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tích hợp hiện đại, đi trước và mở ra không gian phát triển mới.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe?

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Cục Đường bộ đã điều chỉnh phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe cho phù hợp thực tế.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.