Các dự án xây dựng công trình văn hoá tâm linh còn lập lờ

Các dự án xây dựng công trình văn hoá tâm linh còn lập lờ

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:32
0
Theo nhiều ĐBQH, việc định giá đất còn nhiều bất cập, ngoài ra tình trạng mặc kệ hoặc lờ đi các dự án thu hồi đất, xây dựng các công trình văn hoá tâm linh, khai thác quỹ đất còn lập lờ, chưa tách bạch.

Tiếp tục phiên làm việc tại hội trường, ngày 27/5 Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Lập lờ dự án xây dựng các công trình văn hoá tâm linh 

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐBQH Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cơ bản đồng tình trước báo cáo của Đoàn giám sát. Tuy nhiên, đại biểu này cũng có một số vấn đề băn khoăn.

“Việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai về cơ bản đã đi vào nề nếp. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được các địa phương thực hiện tốt. Chính sách tài chính về đất đai đã đóng góp một khâu quan trọng cho ngân sách, cho đầu tư phát triển kết cấu, hạ tầng kỹ thuật xã hội, phát triển thị trường bất động sản, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về đất đai, hạn chế thất thoát, lãng phí trong quy hoạch sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Các đô thị phát triển nhanh, diện mạo đô thị thay đổi rõ rệt, chính sách an sinh xã hội cũng được thực hiện đồng bộ với chính sách phát triển đô thị. Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án về quy hoạch chuyên ngành vẫn còn chậm, chưa đồng bộ, thiếu kết nối bên trong, bên ngoài các dự án phát triển nhà ở, dịch vụ thương mại không đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Nhà cao tầng ở các đô thị lớn phát triển nhanh gây quá tải, tăng dân số cơ học, ách tắc giao thông, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi đỗ xe bị lấn chiếm thu hẹp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Tình trạng mặc kệ hoặc lờ đi các dự án thu hồi đất, xây dựng các công trình văn hoá tâm linh, khai thác quỹ đất, lập lờ chưa tách bạch rõ ràng giữa đất và tín ngưỡng tôn giáo và đất thương mại dịch vụ là vấn đề cần phải làm rõ, tách bạch giữa tài nguyên đất đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Vẫn còn tình trạng không thực hiện lựa chọn nhà thầu đầu tư thay hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất, hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà áp đặt hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hình thức. Như đã chọn nhà đầu tư rồi, đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ pháp lý cho đấu thầu, các nhà đầu tư khác muốn tham gia đấu thầu nhưng hồ sơ không được phê duyệt đương nhiên sẽ bị loại, chỉ còn lại nhà đầu tư đã được chọn”.

Chính sách - Các dự án xây dựng công trình văn hoá tâm linh còn lập lờ

ĐBQH Phạm Văn Hoà bày tỏ ý kiến của mình tại hội trường sáng ngày 27/5 (Ảnh: Quochoi.vn).

Việc cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang đất đô thị không đảm bảo thủ tục và cơ sở pháp lý. Cho phép điều chỉnh mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ không đúng thẩm quyền, giao đất không đúng đối tượng, không hợp lý… Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với đất thương mại dịch vụ sản xuất kinh doanh không đúng quy định. Lợi dụng quy hoạch để đầu cơ trung gian về đất đai đẩy giá lên cao…

Việc xác định giá đất cụ thể còn vướng mắc, khâu áp dụng các phương pháp giá đất còn sai sót, không phù hợp với quy định, không phù hợp với giá thị trường gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách.

Nguồn thu từ sử dụng đất đai chưa đảm bảo bền vững, chủ yếu từ hình thức giao đất, cho thuê đất, tiền sử dụng đất…

Thực hiện công tác bồi thường, tái định cư cho một số dự án còn chậm, tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai còn diễn biến phức tạp”.

Trên cơ sở đó, ĐBQH Phạm Văn Hoà đề nghị Chính Phủ và Quốc hội quan tâm, xử lý một số vấn đề:

“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo, thực hiện nghiêm công khai minh bạch, chuyển giao đất, cho thuê đất, để thực hiện các dự án kinh tế xã hội, thông qua đấu giá việc sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, có cơ chế phân bổ đất đai đảm bảo hài hoà đất ở, đất giao thông, đất công cộng, khu vui chơi giải trí…

Quản lý chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch để không tăng mật độ xây dựng, quy mô dân số đô thị, đảm bảo cây xanh, công viên, bãi đỗ xe và các hạ tầng xã hội khác.

Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai thông qua chính sách thuế, bất động sản theo hướng sử dụng diện tích đất, nhiều nhà ở, đất bỏ hoang, đất cho thuê, chậm sử dụng thuế cao… phù hợp với thị trường, tránh tăng giá đất cao.

Về cơ chế chính sách giá đất tài chính về đất đai, chỉ đạo các cơ quan tự xác định cơ chế về giá đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai theo hướng minh bạch, việc sử dụng đất là hàng hoá, giá cả của nó phải tuân thủ theo luật cung-cầu của thị trường. Nên giá đất luôn vận động và thay đổi theo hướng cung cầu. Để thực hiện minh bạch tài chính đất đai, nhà nước chỉ có thể ban hành khung pháp lý về giá đất, trong đó hoàn thiện bảng giá đất với các chỉ số điều chỉnh được công bố, công khai thực hiện đấu giá nghiêm túc khi nhà nước tiến hành thu hồi đất. Các cơ quan quản lý cần xây dựng cơ chế giá đất để bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, vì vấn đề sử dụng, bồi thường đất là vấn đề nóng hiện nay dẫn tới việc nơi nào cũng có người dân khiếu nại kéo dài.

Việc xác định giá đất, tài sản giá trị quỹ đất cần được sự đồng thuận của các bên có liên quan. Nhất là người dân trong vùng dự án đảm bảo khách quan, minh bạch, nếu không sẽ gây ra mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có…

Chỉ đạo các địa phương kiên quyết thu hồi sử dụng đất với các dự án chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai, quy hoạch treo, rà soát các dự án kém hiệu quả, hiệu quả thấp được bố trí trên các khu đất vàng để kêu gọi đầu tư nhằm phát huy tối đa lợi thế bất động sản về đất đai…

Hạn chế tối đa xây dựng nhà cao tầng ở các khu đô thị lớn, khu dân cư dày đặc, chỉ đạo thu hồi các cơ quan, trụ sở gắn liền với đất của các trụ sở di rời ra ngoại ô mà vẫn tự ý sử dụng để ở hoặc cho thuê mục đích thương mại. Phục vụ cho lợi ích riêng tư của cơ quan đơn vị, nên giao cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích xã hội, xử lý nghiêm nơi để xảy ra sai phạm, buộc khắc phục hậu quả, khắc phục lại hiện trạng ban đầu thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, không xuề xoà như thời gian qua”.

Điều chỉnh khung giá đất kịp thời

ĐBQH Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) cho biết ông cơ bản thống nhất với báo cáo giám sát của Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực trong việc quy hoạch, sử dụng đất đai tại đô thị, làm thay đổi bộ mặt của đô thị, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Chính sách - Các dự án xây dựng công trình văn hoá tâm linh còn lập lờ (Hình 2).

ĐBQH Hoàng Quang Hàm cho rằng giá đất không sát với thị trường làm thiệt hại cho người dân gây bức xúc khiếu kiện, thất thu ngân sách (Ảnh: Quochoi.vn)

Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng có một số góp ý: “Thứ nhất, Nghị quyết của Đảng từ 2012 nêu chỉ rõ, đối với những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, chỉnh trang đô thị cần quy hoạch cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng. Vùng trung cận cần thu hồi đất tạo nguồn đất đai cho công trình này. Hỗ trợ người dân đất bị thu hồi, tăng doanh thu cho ngân sách.

Đây là chủ trương đúng đắn mang lại nhiều lợi ích kể cả cho người dân nhưng nơi làm nơi không, công trình làm công trình không.

Mặc dù, cách làm này đã thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả nhiều địa phương ở trong nước. Vì vậy, Chính phủ cần hoàn thiện hoặc trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện các căn cứ pháp lý quyết tâm triển khai chủ trương này. Khó khăn lớn nhất là việc tạo nguồn để thực hiện, nhưng bản chất là tiền nguồn ứng cho giải phóng mặt bằng.

Thứ 2, về giá đất được tính tiền bồi thường cho người có đất bị thu hồi, tính tiền sử dụng đất, cho thuê đất để nộp ngân sách. Hiện nay, rất bất cập không sát với thị trường làm thiệt hại cho người dân gây bức xúc khiếu kiện, thất thu ngân sách. Đúng là có khó khăn trong việc xác định khung giá đất của Chính phủ việc xác định bảng giá đất, giá đất cụ thể của các địa phương. Vì nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, tuy nhiên Chính phủ cần theo sát diễn biến của thị trường để điều chỉnh khung giá đất kịp thời, chấm dứt tình trạng có khu vực áp mức giá tối đa của Chính phủ nhưng vẫn cách biệt so với thị trường.

Cũng cần hoàn thiện phương pháp tính giá đất và các vấn đề liên quan đến xác định giá đất để các địa phương xác định bảng giá đất, giá đất cụ thể. Đảm bảo lợi ích cho người dân cũng như tránh thất thu ngân sách. Đây là vấn đề rất khó theo cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng không thể không làm vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện sở hữu thống nhất quản lý. Đất đai là của nhân dân mà nhân dân trao quyền đại diện sở hữu cho Nhà nước nên Nhà nước phải có trách nhiệm ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách để đảm bảo quyền lợi cho người dân, người được Hiến pháp trao cho quyền sở hữu đất đai.

Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét lại các chính sách liên quan đến việc Tái định cư, hỗ trợ sinh kế để đảm bảo cho người dân có đất bị thu hồi.

Thứ 3, Chính phủ cần rà soát lại các dự án không tuân thủ quy chuẩn xây dựng về bố trí đất cho giáo dục, y tế, giao thông, bãi đỗ xe, cây xanh… các dự án không tuân thủ giấy phép xây dựng, không tuân thủ ký kết với người dân mua nhà, yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo quyền lợi hợp pháp đối với người mua nhà. Đây là vấn đề đang hết sức bức xúc.

Tại các chung cư, người dân đã tập trung đông người, treo băng-rôn, khẩu hiệu để đòi quyền lợi như tòa Nhà Kinh Đô –(Ngõ 102 Trường Chinh) từ năm 2017 đến nay người dân tập trung treo băng-rôn phản đối treo kín tòa nhà kéo dài chưa chấm dứt.

Thứ 4, Chính Phủ cần rà soát lại các dự án treo, quy hoạch nhưng không thực hiện để đảm bảo quyền lợi , lợi ích cho người dân. Đối với vùng đất chưa thực hiện dự án ngay được thì cần di dời người dân tạo quỹ đất sạch, hoặc phải có chính sách để đảm bảo cho người dân đối với việc sửa chữa. Đây là vấn đề rất bức xúc vì liên quan đến vấn đề quy hoạch đất từ trung ương đến địa phương. Người dân ở vùng đất này không an cư được, thậm chí việc mua bán, chuyển nhượng nhà rất khó khăn, mất giá. Có dự án như dự án Bình Quới – Thanh Đa liên quan hơn 4000 hộ dân gần 15000 nhân khẩu có quy hoạch từ năm  1992 đến nay nhưng đã 27 năm chưa thực hiện”.

Nhóm PV Quốc hội

Hôm nay (27/5), Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị

Thứ 2, 27/05/2019 | 06:00
Hôm nay (27/5), theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Nguyên ĐBQH Bùi Thị An: Vụ gian lận thi cử ở Sơn La "phá tan niềm tin của nhân dân đối với ngành giáo dục"

Chủ nhật, 26/05/2019 | 17:05
Vụ gian lận thi cử ở Sơn La tiếp tục gây rúng động dư luận khi Phó Giám đốc sở GD&ĐT Sơn La Trần Xuân Yến khai, “giá” sửa điểm là 1 tỷ đồng/thí sinh. Nguyên ĐBQH Bùi Thị An bày tỏ sự ngỡ ngàng của mình trước giá tiền nâng điểm này.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm: Cơ sở nào giảm biên chế Phó Chủ tịch, Phó Trưởng ban chuyên trách HĐND cấp tỉnh?

Thứ 6, 24/05/2019 | 19:26
ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm và một số đại biểu cũng đã bày tỏ ý kiến xoay quanh việc giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và giảm số lượng Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh. 
Cùng tác giả

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.
Cùng chuyên mục

Cải cách tiền lương từ 1/7: Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sẽ ra sao?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề liên quan trực tiếp tới cải cách tiền lương được thực hiện từ ngày 1/7/2024.

Đóng BHXH tự nguyện, trợ cấp tuất được tính thế nào?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:44
“Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như thế nào” là vấn đề nhiều người quan tâm.

Hội Luật gia Tp.Thuận An tổ chức đại hội lần thứ nhất

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Đại hội đã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho phép thành lập Hội Luật gia Tp.Thuận An, đồng thời thông qua Quy chế hoạt động của Hội.

Thường xuyên giám sát chất lượng hàng hóa trong chợ, trung tâm thương mại

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Nghị định 55/2024 nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong chợ, trung tâm thương mại.

Quy định về vạch xương cá, tài xế cần biết để tránh bị xử phạt

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:30
Một trong các loại vạch mà khá nhiều người vi phạm là vạch xương cá. Vậy vạch xương cá là gì? Vi phạm vạch này bị phạt bao nhiêu tiền?
     
Nổi bật trong ngày

Đóng BHXH tự nguyện, trợ cấp tuất được tính thế nào?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:44
“Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như thế nào” là vấn đề nhiều người quan tâm.

Cải cách tiền lương từ 1/7: Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sẽ ra sao?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề liên quan trực tiếp tới cải cách tiền lương được thực hiện từ ngày 1/7/2024.

Thường xuyên giám sát chất lượng hàng hóa trong chợ, trung tâm thương mại

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Nghị định 55/2024 nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong chợ, trung tâm thương mại.

Hội Luật gia Tp.Thuận An tổ chức đại hội lần thứ nhất

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Đại hội đã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho phép thành lập Hội Luật gia Tp.Thuận An, đồng thời thông qua Quy chế hoạt động của Hội.

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:38
Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 9 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 18/5. Cổng thông tin điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.