Các môn

Các môn "lần đầu xuất hiện" ở lớp 6 năm học tới được dạy như thế nào?

Thứ 6, 25/06/2021 | 14:12
0
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu áp dụng ở bậc THCS vào năm học 2021-2022. Trong đó việc dạy và học các môn học mới nhận được sự quan tâm lớn.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới) sẽ bắt đầu thực hiện ở bậc THCS vào năm học 2021-2022 với những môn học rất mới.

Cụ thể, 2 môn học tích hợp lần đầu tiên được thiết kế trong chương trình mới gồm môn Lịch sử và địa lý (tích hợp từ 2 môn Lịch sử và Địa lý trước đây) và môn Khoa học tự nhiên (tích hợp từ 3 môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học). Việc dạy và học các môn học mới này đã khiến nhiều giáo viên không khỏi băn khoăn.

Theo đó, để chuẩn bị cho dạy tích hợp lớp 6 trong năm học tới, các giáo viên bậc THCS đã được tiếp cận với 3 bộ SGK mới bản mềm. Với môn Khoa học tự nhiên, lần đầu tiên kiến thức Hóa học được đưa vào giảng dạy ở lớp 6.

Nhiều giáo viên đánh giá, việc tích hợp liên môn sẽ giúp giảm tải lượng kiến thức bị trùng lặp ở các bộ môn đơn lẻ. Trong chương trình hiện hành, nhiều kiến thức có ở môn Hóa rồi nhưng vẫn bị lặp lại ở cả Vật lý và Sinh học. Do đó, khi tích hợp 3 môn Lý, Hóa, Sinh vào Khoa học tự nhiên sẽ tránh được sự trùng lặp. Do đó, dạy học tích hợp là sự thay đổi có lợi cho học sinh.

Tuy nhiên, việc dạy tích hợp sẽ là thách thức không nhỏ với các giáo viên. Theo cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), đa số giáo viên hiện nay được đào tạo dạy đơn môn. Khi dạy tích hợp, dạy môn của mình đã đành còn những môn khác dạy như thế nào?Phương pháp dạy học của kiến thức liên môn có đặc thù riêng. Đồ dùng dạy học trước đây của từng môn học giờ đây đưa vào kiến thức liên môn thì phải khai thác thế nào để phát huy hiệu quả?

Cô Đỗ Thị Lan Anh, giáo viên Hóa – Sinh, trường THCS Nguyễn Du có chút lo lắng bởi ở trường Sư phạm cô chỉ được đào tạo chuyên môn sâu về Hóa – Sinh nên cô sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm hiểu, trau dồi môn thứ 3 là Vật lý.

Ngược lại, là giáo viên Vật lý, cô Lê Thị Luyến đang dành thời gian tìm hiểu kỹ hơn 2 môn Hóa, Sinh. Cô Luyến cũng cho biết, các tác giả SGK mới đã phổ biến về chương trình tích hợp môn Lý – Hóa - Sinh xen kẽ nhau theo các chủ đề chứ chưa nói dạy như thế nào, một cô dạy hay phân phối chương trình ra sao?

"Tôi nghe có nhiều ý kiến cho rằng, giáo viên môn Sinh thì vẫn dạy Sinh, Lý thì dạy Lý. Không biết năm sau sách mới, các cô dạy đơn môn hay một cô dạy hết. Bởi vì, sách mới là tích hợp, tuy nhiên thành phần Lý - Hóa -Sinh theo từng chương một, vẫn có cái riêng”, cô Luyến bày tỏ mong muốn có hướng dẫn cụ thể về cách dạy tích hợp.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thu Hà nhận định: "Lịch sử - Địa lý là phối hợp chứ không tích hợp. Trong SGK, Lịch sử và Địa lý là 2 phần hoàn toàn khác nhau, giáo viên có sự phối hợp với nhau, nhưng vẫn độc lập về mặt chuyên môn".

Liên quan đến vấn đề này, cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm, cho hay: "Mặt tích cực của dạy tích hợp liên môn là giúp giáo viên tạo ra thói quen làm việc nhóm. Trước đây giáo viên làm việc độc lập, giáo viên chỉ biết được kiến thức môn của mình nhưng bây giờ khi dạy tích hợp đòi hỏi giáo viên phải liên kết với nhau, làm việc nhóm, hỗ trợ nhau xây dựng bài học". Nói là tích hợp nhưng kiến thức thuộc các mảng các môn khác nhau, thuộc môn nào thì giáo viên vào giảng dạy mảng kiến thức đó. Khi các cô vào dạy và đã có sự bàn bạc phối hợp.

Một trong những khó khăn nữa đối với các trường khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là việc sắp xếp thời khóa biểu và bố trí nhân sự. Nếu như trước đây, thời khóa biểu có sự ổn định thì khi dạy học tích hợp, nhiều giáo viên cho rằng thời khóa biểu sẽ phải điều chỉnh liên tục.

Đặc biệt, trong năm học tới khi khối 6 đã bắt đầu triển khai chương trình, SGK mới, trong khi các khối lớp trên vẫn học SGK cũ. Theo cô Hoàng Thị Yến, hiện đội ngũ giáo viên của trường THCS Nam Từ Liêm có người dạy cả 4 khối, ít nhất dạy 2 khối chứ hiếm giáo viên nào chỉ dạy 1 khối. Do vậy, khó khăn cho các trường là phải sắp xếp hài hòa giáo viên dạy được cả chương trình cũ, vừa đáp ứng dạy chương trình mới, thời khóa biểu sẽ không còn ổn định mà sẽ là thời khóa biểu mở.

Xã hội - Các môn 'lần đầu xuất hiện' ở lớp 6 năm học tới được dạy như thế nào?

Các giáo viên tập huấn chuẩn bị dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc trung học. Ảnh: Vĩnh Hà- báo Tuổi Trẻ.

Trước những thắc mắc của các giáo viên cũng như học sinh và phụ huynh, mới đây Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo (bộ GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ đã ký văn bản gửi các sở GD-ĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học áp dụng cho năm học 2021-2022.

Văn bản của bộ GD-ĐT nêu: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở, trong đó quy định tổng số tiết trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Nhà trường chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh.

Đặc biệt bộ GD-ĐT lưu ý việc tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục một số môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình mới.

-Với môn Lịch sử và địa lý, bộ GD-ĐT hướng dẫn: Chương trình môn lịch sử và địa lý bao gồm phân môn lịch sử và phân môn địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng. Trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung địa lý và ngược lại.

Về việc dạy học môn học tích hợp này, căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.

Kế hoạch dạy học được xây dựng theo từng phân môn, mỗi phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kỳ phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được xây dựng bao gồm nội dung phân môn lịch sử và phân môn địa lí theo tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

-Với môn Khoa học tự nhiên, chương trình bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời.

Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), với chương trình mới, hiệu trưởng các trường sẽ chủ động xây dựng phân phối chương trình, xếp thời khóa biểu phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Do các chủ đề được xây dựng theo logic khoa học nên tùy thứ tự chủ đề phù hợp với giáo viên phân môn nào thì xếp thời khóa biểu cho giáo viên phân môn đó dạy theo thứ tự. Như vậy nếu giáo viên vật lý được bố trí dạy trước các chủ đề của môn khoa học tự nhiên lớp 6 thì giáo viên hóa học, sinh học có thể được bố trí dạy lớp 7, 8, 9 và lần lượt được bố trí tráo đổi phù hợp nên không lo chuyện giáo viên bị dư thừa.

Tuy nhiên, các hiệu trưởng cũng có thể xếp dạy đồng thời các chủ đề của môn học trong cùng một học kỳ, nhưng phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm. Có nghĩa chỉ xếp dạy đồng thời các chủ đề không bắt buộc phải theo thứ tự phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh.

Với các chủ đề tích hợp có phần nội dung của cả 3 môn học, Bộ hướng dẫn các hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn cùng xây dựng kế hoạch dạy học/hoạt động trải nghiệm/thực hành. Nội dung nghiêng về môn nào hơn sẽ giao cho giáo viên môn đó đảm nhiệm hoặc giao cho giáo viên có năng lực phù hợp đảm nhiệm.

Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng là hoạt động giáo dục bắt buộc lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình của hoạt động này bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ. Căn cứ vào điều kiện thực tế, hiệu trưởng phân công nhân sự đảm nhận việc tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên.

Bộ GD-ĐT yêu cầu kế hoạch tổ chức các hoạt động được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; tăng cường phối hợp với phụ huynh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

Cán bộ quản lí, giáo viên được phân công tổ chức hoạt động nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với hoạt động đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường...

Lưu ý, năm học 2021-2022, các cơ sở giáo dục trung học thực hiện đồng thời chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6 và chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12.

Đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường với lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, bộ GD-ĐT yêu cầu việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo công văn số 5512 ngày 18/12/2020 của bộ GD-ĐT.

Liên quan đến một số băn khoăn của giáo viên về việc có bắt buộc phải soạn "giáo án theo mẫu" trong phụ lục IV của Công văn 5512 hay không, văn bản mà bộ GD-ĐT vừa ban hành nêu rõ: "Các phụ lục kèm theo Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của giáo viên, kế hoạch bài dạy (giáo án)".

Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12, các nhà trường từng bước xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Trong đó chú ý phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy (giáo án) của giáo viên.

Giáo viên dạy các khối lớp này hoàn thiện kế hoạch bài dạy (giáo án) đã xây dựng và thực hiện từ các năm học trước, tiệm cận với mục tiêu của chương trình mới sẽ triển khai các năm học tiếp theo. Với hướng dẫn trên, giáo viên các trường trung học sẽ tiệm cận dần với định hướng mới về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục của tổ bộ môn và kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy của giáo viên. Trong đó ưu tiên làm trước với giáo viên sẽ dạy lớp 6 năm học sắp tới.

Như vậy, với hướng dẫn trên, Công văn 5512 chỉ áp dụng với chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể là với lớp 6 từ năm học 2021-2022. Từ lớp 7 đến lớp 12 theo "chương trình cũ" vẫn thực hiện theo các văn bản ban hành trước đó.

Minh Hoa (t/h theo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VOV)

Từ 31/3, sửa đổi chương trình giáo dục mầm non

Thứ 7, 27/03/2021 | 18:57
Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung một số nội dung giáo dục cho trẻ em mầm non như cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tiếp cận công nghệ số.

“Đo” năng lực học sinh để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ 2, 04/01/2021 | 18:01
Chương trình đánh giá diện rộng quốc gia của học sinh cuối cấp cho thấy, học sinh nữ có kết quả học tập tốt hơn học sinh nam ở hầu hết các môn học, các khối lớp.

Nâng cấp nội dung giáo dục nhằm phù hợp chương trình Phổ thông mới

Thứ 4, 23/12/2020 | 13:48
Bắt đầu từ năm học 2020-2021, iSMART nâng cấp toàn diện 100% chương trình học tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học.

Bộ trưởng TT&TT: Sẽ đưa giáo dục kỹ năng số vào chương trình học phổ thông

Thứ 6, 08/11/2019 | 10:52
Lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vấn nạn tin rác, tin giả, tin xấu, độc trên mạng xã hội, ảnh hưởng đến người dân. Bộ trưởng nhận định đây là câu chuyện toàn cầu, không chỉ riêng ở Việt Nam, để ngăn chặn được thì yếu tố đầu tiên phải là hành lang pháp lý.
Cùng chuyên mục

Cao tốc Bắc-Nam chưa thể thông tuyến đến điểm giao Bãi Vọt

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:00
Cao tốc Bắc - Nam hiện chỉ mới thông tuyến Hà Nội đến Diễn Châu (tỉnh Nghệ An), điểm giao với QL7. Riêng điểm Bãi Vọt (tỉnh Hà Tĩnh) dự kiến thông tuyến vào 2/9.

"Những cuộc trà trên căn gác cũ" - Vết khắc trên từng kỷ niệm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:43
Sách của anh mở ra những điều từ cuộc trà trên căn gác cũ, mà ở đó là những gương mặt thân quen và không gian không xô bồ, bụi bặm như phố phường. Và đó là điều mà một kẻ muốn biết về Hà Nội như tôi luôn thấy háo hức.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.

Bình Phước: CSGT phát nước miễn phí cho người dân về quê nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:09
Người dân về quê nghỉ lễ được lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước hỗ trợ nước uống, khăn lạnh… miễn phí, giảm bớt cái nóng gay gắt trên hành trình.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...

Nắng nóng kéo dài đến bao giờ và khi nào có mưa?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:22
Nắng nóng kéo dài đến bao giờ là mối quan tâm của không ít người khi mà ngày hôm qua, nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra trên hầu khắp các khu vực.

Bình Phước: CSGT phát nước miễn phí cho người dân về quê nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:09
Người dân về quê nghỉ lễ được lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước hỗ trợ nước uống, khăn lạnh… miễn phí, giảm bớt cái nóng gay gắt trên hành trình.

Dịp nghỉ lễ 30/4, có nơi nắng nóng đỉnh điểm lên đến 45 độ C?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:02
Dự báo trong 3 ngày 28/4, 29/4 và 30/4 sẽ diễn ra nắng nóng cực kỳ gay gắt trên phạm vi cả nước khi nhiệt độ trong lều khí tượng có thể ghi nhận mức 45 độ C.