Các tập đoàn nhà nước lỗ hơn 26.000 tỷ đồng

Các tập đoàn nhà nước lỗ hơn 26.000 tỷ đồng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
Theo bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, 12 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang có số lỗ lên tới hơn 26.000 tỷ đồng.

Theo bộ trưởng Vương Đình Huệ, tính đến thời điểm 31/12/2010, có 12 tập đoàn, tổng công ty có số lỗ lũy kế hơn 26.110 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm vừa qua, công tác quản trị, giá bán một số mặt hàng chưa được thực hiện hoàn toàn theo giá thị trường.

Mặt khác, khủng hoảng kinh tế thế giới tác động làm suy giảm kinh tế trong nước, chưa kể đến nhiều DN có lỗ kéo dài trong nhiều năm trước chưa xử lý được. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước chưa được thường xuyên. Nhiều DN có vốn chủ sở hữu ít, nhưng huy động nhiều vốn từ các nguồn vay khác nhau để đầu tư dàn trải, dẫn tới hệ số nợ cao, khả năng thanh khoản giảm...

Xã hội - Các tập đoàn nhà nước lỗ hơn 26.000 tỷ đồngBộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trả lời phỏng vấn báo chí

Về chính sách điều hành giá xăng dầu, theo quy định tại Điều 31 Luật Điện lực: “Biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ quan điều tiết điện lực giúp bộ trưởng Bộ Công nghiệp xây dựng biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

Tuy nhiên, để tiến tới thực hiện giá bán điện theo cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, ngày 15/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Thực hiện quy định về công khai giá thành SXKD điện hàng năm tại Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg nói trên, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác để kiểm tra giá thành SXKD điện thực tế năm 2010 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số đơn vị thành viên.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra tại một số nhà máy sản xuất điện thuộc EVN và một số nhà máy điện ngoài EVN.

P.V

Sắp làm rõ “nghi án lỗ“ ở các nhà máy điện?
Cập nhật 23/12/2011 07:41 (GMT+7)
Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻIn bài này
.

Kết quả thanh tra 4 DN dầu mối nhập khẩu xăng dầu vừa công bố đã khép lại một năm đánh dấu sự quyết liệt của ngành tài chính trong việc minh bạch, công khai hoạt động của các DN. Tuy nhiên, có thể nói kết quả đó vẫn chưa đáp ứng sự kỳ vọng của người dân. Bước sang năm 2012, ngành tài chính sẽ tiếp tục có những giải pháp nào để thúc đẩy “sứ mệnh” này?. Trước thềm Hội nghị ngành tài chính 2012, báo giới đã có nhiều câu hỏi đặt ra với Bộ trưởng Vương Đình Huệ.

Thưa Bộ trưởng, từ nhiều năm nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn kêu lỗ, đặc biệt là các DN điện lực, xăng dầu. Theo Bộ trưởng, vì sao?

- Tính đến thời điểm 31/12/2010, có 12 tập đoàn, tổng công ty có số lỗ lũy kế hơn 26.110 tỷ đồng. Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm vừa qua, công tác quản trị, giá bán một số mặt hàng chưa được thực hiện hoàn toàn theo giá thị trường.

Mặt khác, khủng hoảng kinh tế thế giới tác động làm suy giảm kinh tế trong nước, chưa kể đến nhiều DN có lỗ kéo dài trong nhiều năm trước chưa xử lý được. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước chưa được thường xuyên. Nhiều DN có vốn chủ sở hữu ít, nhưng huy động nhiều vốn từ các nguồn vay khác nhau để đầu tư dàn trải, dẫn tới hệ số nợ cao, khả năng thanh khoản giảm...
Bộ trưởng Vương Đình Huệ trong “vòng vây” báo giới bên hành lang Quốc hội. Ảnh: MH
Bộ trưởng Vương Đình Huệ trong “vòng vây” báo giới bên hành lang Quốc hội. Ảnh: MH

Thưa Bộ trưởng, vấn đề nổi cộm mà dư luận vẫn nói đến đó là sự công khai, minh bạch trong hoạt động của DNNN?

- Minh bạch hoạt động của các DNNN lớn nhằm đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), có giải pháp cơ cấu lại hoạt động, khắc phục những bất cập, yếu kém của DNNN là chủ trương của Chính phủ đã và đang được tổ chức thực hiện. Đối với những DN có ảnh hưởng lớn đến giá cả các mặt hàng khác như điện, xăng dầu... công tác này lại càng cần thiết và thực tế chúng ta đã dần từng bước thực hiện chủ trương này.

Cụ thể, trong thời gian qua, Chính phủ đã minh bạch về cơ chế điều hành, như đối với kinh doanh xăng dầu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu; đối với điều hành giá điện Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Các cơ chế trên đều đã được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần.

Mặt khác, mỗi lần Nhà nước thực hiện việc điều hành giá các mặt hàng trên, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ liên quan (hoặc Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ liên quan) đều có tổ chức họp báo hoặc có thông cáo báo chí để giải thích mức giá điều chỉnh và các giải pháp để hạn chế tác động bất lợi của việc điều chỉnh giá đến sản xuất, đời sống.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã và sẽ tiếp tục có những biện pháp quyết liệt để minh bạch, công khai hoạt động của các DN có những ảnh hưởng lớn đến thị trường. Cụ thể, đối với xăng dầu, các lần điều chỉnh giá đều được liên Bộ giám sát chặt chẽ và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về nguyên tắc điều hành và mức giá điều chỉnh. Giá cơ sở để tham chiếu bước đầu cũng đã được Bộ Tài chính, TCty Xăng dầu Việt Nam công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả kiểm toán việc trích lập, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng đã được công bố công khai.

Kết quả kiểm tra 4 DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu đã được công bố, tới đây, Bộ Tài chính sẽ có giải pháp nào để giải quyết các bất cập trong hoạt động kinh doanh này?

- Trong thời gian tới, Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ nghiên cứu, yêu cầu các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối công khai, minh bạch giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu trên các phương tiện thông tin đại chúng (Website của các DN...). Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu để trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi những nội dung như mở rộng điều kiện để các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh và có cạnh tranh trong kinh doanh; cơ chế tính toán giá cơ sở, trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá nhằm hạn chế các hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để kinh doanh, tạo những bất ổn thị trường của một số DN kinh doanh xăng dầu.

Vừa rồi ngành Điện cũng công bố tăng giá điện, trong khi đó thông tin đưa ra là lương bình quân của ngành này là khá cao?. Tới đây Bộ Tài chính có kế hoạch thanh tra hay kiểm tra gì các DN sản xuất điện như vừa qua đối với DN xăng dầu không, thưa Bộ trưởng?

- Theo quy định tại Điều 31 Luật Điện lực: “Biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ quan điều tiết điện lực giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xây dựng biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

Tuy nhiên, để tiến tới thực hiện giá bán điện theo cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, ngày 15/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Thực hiện quy định về công khai giá thành SXKD điện hàng năm tại Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg nói trên, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác để kiểm tra giá thành SXKD điện thực tế năm 2010 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số đơn vị thành viên.

Về kế hoạch thanh tra, kiểm tra, trong thời gian tới, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra tại một số nhà máy sản xuất điện thuộc EVN và một số nhà máy điện ngoài EVN..