Cách ly, quản lý F1 là mắt xích quan trọng cắt đứt đường lây truyền virus SARS-CoV-2

Cách ly, quản lý F1 là mắt xích quan trọng cắt đứt đường lây truyền virus SARS-CoV-2

Thứ 2, 17/08/2020 | 11:15
0
Theo PGS.TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Phó Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của bộ Y tế tại Đà Nẵng, kiêm Đội trưởng đội Điều tra, giám sát dịch, cách ly, quản lý F1 là mắt xích quan trọng cắt đứt đường lây truyền của virus SARS-CoV-2.

Thưa ông, trong rất nhiều cuộc làm việc với chính quyền địa phương, ông thường xuyên nhấn mạnh yêu cầu phát hiện sớm, cách ly tập trung ngay những người thuộc diện F1. Tại sao như vậy?

Như chúng ta đã biết, hiện tại Covid-19 chưa có vắc-xin phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch Covid-19 là cắt đứt đường lây truyền, để làm được điều đó thì phải cách ly, cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây đó có cơ hội phát tán virus lây lan ra cộng đồng.

Đó là cơ sở cho việc tổ chức cách ly đối với các trường hợp có liên quan đến ca bệnh và liên quan đến ca bệnh nghi ngờ mắc Covid-19. Riêng đối với các trường hợp F1, trong hướng dẫn của bộ Y tế, đây là những đối tượng tiếp xúc vòng 1 với bệnh nhân Covid-19 hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 cần có sự chú ý đặc biệt hơn.

F1 là chính là những người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong vòng 2 m, không kể là tiếp xúc trong thời gian bao lâu. Đã tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nên F1 là người có nguy cơ rất cao bị lây bệnh từ người bệnh. Có thể coi F1 chính là những bệnh nhân tiềm tàng.

Tin nhanh - Cách ly, quản lý F1 là mắt xích quan trọng cắt đứt đường lây truyền virus SARS-CoV-2

Có thể coi F1 chính là những bệnh nhân tiềm tàng (Ảnh: Phạm Tùng).

Vì vậy, việc truy vết F1 ngay khi phát hiện ca bệnh Covid-19 hay ca bệnh nghi ngờ mắc Covid-19 là yếu tố cực kỳ then chốt, quyết định trong việc chống dịch.

Chiến lược hiện nay của chúng ta trong chống dịch tại cộng đồng, đó là phát hiện, phát hiện và phát hiện. Cách ly, cách ly và cách ly. Muốn phát hiện sớm không có cách nào khác là phải giám sát và xét nghiệm. Và một trong cách quan trọng để phát hiện được F1 chính là phải truy vết.

Chính vì vậy, việc chống dịch trên mọi miền Tổ quốc, ở các địa phương, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch: “Truy vết F1 một cách thần tốc”. Có nghĩa là phải nhanh, đồng thời phải kiên quyết không được bỏ sót F1.

Như tôi đã phân tích, F1 đã tiếp xúc với nguồn lây nên khả năng F1 mắc bệnh là rất lớn. Nếu người này không được phát hiện ra và phát hiện nhanh, kịp thời, không được tổ chức cách ly ngay, nếu không may để lọt F1 trong cộng đồng, nguy cơ cao trở thành người bệnh, phát tán virus.

Lúc đấy, nguy cơ lây lan trước hết là trong chính gia đình của họ, sau là lây lan ra cơ quan, cộng đồng, các nhóm họp, tập trong đông người. Lúc đó dịch sẽ không ngăn chặn được nữa.

Chính vì vậy, tôi phải nhắc đi nhắc lại, việc truy vết, cách ly tập trung bắt buộc đối với F1 là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng và mang tính chiến lược bắt buộc phải làm.

Tin nhanh - Cách ly, quản lý F1 là mắt xích quan trọng cắt đứt đường lây truyền virus SARS-CoV-2 (Hình 2).

PGS.TS Trần Như Dương cho rằng việc truy vết, cách ly tập trung bắt buộc đối với F1 là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng.

Có thể cho phép các F1 được tự cách ly tại nhà hay không? 

Cần phải nói rõ, bộ Y tế yêu cầu cách ly tập trung, bắt buộc đối với F1, kiên quyết không được cho F1 tự cách ly tại nhà.

Bởi vì, việc cách ly tại nhà là hoàn toàn không triệt để, khó kiểm soát. Chỉ cần người F1 đó lơ là, mất cảnh giác một chút thôi hoặc vi phạm quy định đi ra ngoài (mà lại là trường hợp nhiễm bệnh chưa được phát hiện ra) khi đó nguy cơ gieo rắc virus rất lớn, tạo thành lỗ thủng trong hệ thống phòng dịch của chúng ta. Để từ đó lây bệnh ra bên ngoài.

Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, đối với người F1, bộ Y tế yêu cầu phải cách ly bắt buộc, tại cơ sở cách ly tập trung có sự quản lý theo dõi giám sát của nhân viên y tế tại cơ sở cách ly tập trung. Chính vì vậy, việc quản lý F1 giữ vai trò rất quan trọng.

Ông có khuyến cáo nào đối với việc cách ly F1 tại các khu cách ly tập trung?

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cụ thể, chi tiết về hướng dẫn cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung, trong đó có đối tượng F1.

Trong hướng dẫn đã có những quy định rất chi tiết cho từng đối tượng như người quản lý khu tập trung, người cách ly... Việc tổ chức cách ly phải theo đúng hướng dẫn của bộ Y tế để phòng chống lây nhiễm tại các khu cách ly tập trung.

Vì ở những nơi này, các F1 là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, lây nhiễm virus. Cho nên vào khu cách ly, việc sắp xếp từ phòng ốc, đồ dùng sinh hoạt đến việc cách ly thế nào đều phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bộ Y tế và được thực hiện bởi cơ quan quản lý. Theo dõi y tế phải được tiến hành bởi nhân viên y tế tại các khu cách ly tập trung đó.

Việc tuân thủ các quy định trong khu cách ly là rất cần thiết để tránh lây nhiễm chéo bệnh (nếu có) sang nhau. Bộ Y tế đã xây dựng các biện pháp rất chặt chẽ, yêu cầu các cơ sở cách ly tập trung, các nhân viên tại các cơ sở đó, người được cách ly tuân thủ nghiêm túc, sẽ tránh được lây nhiễm chéo bệnh (nếu có). Nếu tuân thủ đúng các quy định đó, người dân yên tâm là đã đảm bảo được việc phòng chống lây nhiễm bệnh trong khu cách ly, nếu mình thuộc đối tượng phải cách ly tập trung.

Phòng chống việc lây nhiễm tại các cơ sở cách ly tập trung không phải chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý hay nhân viên ở các khu cách ly đó. Một trong những việc đảm bảo cho sự an toàn tại khu cách ly đó là sự nghiêm chỉnh thực hiện nội quy của người được cách ly. Khi đã vào khu cách ly tập trung, phải ở trong phòng, không gặp gỡ ai, không tụ tập đông người, hạn chế đi ra ngoài, hạn chế tối đa việc nói chuyện với người khác. Như vậy mới là cách ly.

Thưa ông, với tư cách là Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của bộ Y tế tại Đà Nẵng và là người có kinh nghiệm “lăn lộn” ở các điểm nóng, để nhanh chóng đẩy lùi dịch, ông có thông điệp gì đến người dân?

Tinh thần của Chính phủ đó là chống dịch như chống giặc. Đây là cuộc chiến của toàn dân, không riêng gì của ngành y tế hay của chính quyền. Cuộc chiến này cần có sự chung sức đồng lòng của toàn dân, trong đó “mỗi gia đình là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”. Mỗi người đều phải có trách nhiệm công dân đối với toàn xã hội, mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy, chúng ta mới tạo ra được sức mạnh to lớn chống lại Covid-19.

Tin nhanh - Cách ly, quản lý F1 là mắt xích quan trọng cắt đứt đường lây truyền virus SARS-CoV-2 (Hình 3).

 Toàn dân nên tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của ngành y tế (Ảnh: Phạm Tùng).

Để cùng chống dịch, toàn dân nên tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của ngành y tế (đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, thực hiện khai báo y tế...).

Đối tượng F1 cần tuân thủ nghiêm ngặt cách ly tập trung. Đây vừa là quyền lợi cũng là nghĩa vụ công dân. Quyền lợi là được cách ly theo dõi y tế, được phát hiện ngay, chăm sóc y tế ngay nếu mắc bệnh, bảo vệ được sức khỏe, tính mạng. Còn nghĩa vụ là mình vào cách ly tập trung, tuân thủ các nội quy cách ly để bệnh không lây lan sang người khác, sang cộng đồng.

Tôi cho rằng, trong “cuộc chiến” này cần sự chung sức của toàn nhân dân, chúng ta phải chung sức, chung lòng, bệnh dịch mới sớm được đẩy lùi.

Trân trọng cảm ơn ông!

Anh Văn

Đồng Nai: Người dân trên đường Hồ Văn Đại và nhân viên y tế âm tính với Covid-19

Thứ 2, 17/08/2020 | 08:18
Kết quả xét nghiệm của tất cả người dân và các nhân viên y tế trên tuyến đường Hồ Văn Đại đều cho âm tính với Covid-19.

Nữ chiến sĩ công an trực chốt bệnh viện dã chiến Tiên Sơn mắc Covid - 19

Thứ 2, 17/08/2020 | 08:16
Trước khi dương tính với Covid-19, nữ chiến sĩ này đã xuất hiện những triệu chứng tức ngực, khó thở.

Cuộc chạy đua sản xuất vaccine ngừa Covid-19, nhà hát 48 tỷ đồng

Thứ 2, 17/08/2020 | 09:00
Tình thế khó khăn là thước đo tuyệt vời khả năng ứng biến và sự mưu trí của mỗi người. Người dại khờ hồn nhiên, bị đẩy đến đường cùng mới cuống cuồng lo tìm lối thoát. Trong khi đó, người khôn ngoan chủ động tận dụng chính khó khăn làm bàn đạp tiến lên để khai mở những chân trời mới.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi nhân viên ngành y đăng ký hiến mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:30
Theo người đứng đầu ngành y tế, tỉ lệ đăng ký hiến mô, tạng của người dân nói chung và đặc biệt tỉ lệ hiến mô, tạng sau khi chết não của Việt Nam còn rất thấp.

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.
Cùng chuyên mục

Đổi thay trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 20:00
Đi trên con đường trải nhựa, bê tông rộng rãi, dưới những hàng cây xanh mát, hai bên nở hoa sen rực rỡ, ai cũng cảm nhận được bước chuyển mình trên quê Bác.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:12
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có những lưu ý để Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ hoạt động hiệu quả, thực chất, không hình thức.

UBND Tp.HCM có 2 tân Phó Chủ tịch, 1 ủy viên

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:22
Công tác nhân sự được HĐND Tp.HCM thực hiện tại kỳ họp thứ 15 với nhiều quyết định quan trọng đối với bộ máy UBND Tp.HCM.

Thăm nơi Bác Hồ viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:35
Ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đến nay trở thành di tích quốc gia Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946.

Cho thôi, bãi nhiệm 12 đại biểu Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội đã bãi nhiệm 3 đại biểu Quốc hội, cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 người khác. Hiện, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 487 đại biểu.
     
Nổi bật trong ngày

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Sáng mãi tên Người

Thứ 7, 18/05/2024 | 11:07
Ngày 18/5, theo Sở Thể thao và Văn hóa thành phố Đà Nẵng, đơn vị sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật nhân dịp kỉ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:12
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có những lưu ý để Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ hoạt động hiệu quả, thực chất, không hình thức.

Thăm nơi Bác Hồ viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:35
Ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đến nay trở thành di tích quốc gia Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946.

Đổi thay trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 20:00
Đi trên con đường trải nhựa, bê tông rộng rãi, dưới những hàng cây xanh mát, hai bên nở hoa sen rực rỡ, ai cũng cảm nhận được bước chuyển mình trên quê Bác.

UBND Tp.HCM có 2 tân Phó Chủ tịch, 1 ủy viên

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:22
Công tác nhân sự được HĐND Tp.HCM thực hiện tại kỳ họp thứ 15 với nhiều quyết định quan trọng đối với bộ máy UBND Tp.HCM.