Căng thẳng leo thang giữa hai miền Bắc - Nam Sudan

Căng thẳng leo thang giữa hai miền Bắc - Nam Sudan

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Cuộc nội chiến kéo dài suốt 50 năm có thể sẽ tiếp tục, sau sự kiện quân đội Cộng hòa Nam Sudan chiếm đóng khu vực Heglig đầy tài nguyên dầu mỏ.

Hôm 9/7, thế giới kỷ niệm tròn một năm Cộng hòa Nam Sudan chính thức tách ra khỏi Sudan, trở thành quốc gia độc lập. Dấu mốc ấy đánh dấu sự khép lại của cuộc nội chiến kéo dài suốt 50 năm, làm hàng triệu thường dân bỏ mạng. Nhưng cũng trong ngày kỷ niệm đặc biệt ấy, cộng đồng quốc tế lại không khỏi lo lắng cho mối quan hệ đang trở nên ngày càng căng thẳng giữa hai nước láng giềng.

Thế giới - Căng thẳng leo thang giữa hai miền Bắc - Nam Sudan

Tranh chấp “vàng đen” là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai nước

Suốt một năm qua, mâu thuẫn về việc chia sẻ dầu mỏ, vốn được sản xuất ở Nam Sudan nhưng lại được xuất khẩu thông qua cơ sở hạ tầng dầu mỏ và các cảng ở phía Bắc Sudan đã ngăn cản việc thiết lập mối quan hệ bình thường giữa Khartoum và Juba.

Những tranh chấp nguồn lợi nhuận từ “vàng đen” mang lại đã lên đến đỉnh điểm, khi Nam Sudan quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ (hôm 20/1/2012) vì chính quyền Khartoum cố tình giữ lại một phần dầu khai thác, coi đó là khoản đền bù cho việc Nam Sudan sử dụng các đường ống dẫn ở phía Bắc.

Hành động này đã gây ra những thiệt hại to lớn tới nền kinh tế của cả hai nước. Sudan đã bị mất doanh thu dầu mỏ dẫn đến việc chính phủ Sudan áp dụng cải cách kinh tế sâu rộng, dẫn đến việc tăng giá các mặt hàng cơ bản và thúc đẩy các cuộc biểu tình diễn ra

Tiến sĩ Mohamed Hassan Saeed, một chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Sudan nhận định: “Mâu thuẫn thường trực tại sông Nile xanh, khu vực Nam Kordofan và khu vực Abyei cần được giải quyết ngay lập tức. Sau đó, hai bên có thể dễ dàng tìm kiếm thỏa thuận để khôi phục lại việc bơm dầu của miền Nam thông qua Sudan”.

Ông cho biết thêm: “Các tranh chấp hiện nay hoàn toàn là do kết quả của việc phân tách hai nước bởi vì cả hai đều đang phải đối mặt với những khó khăn của tình hình mới. Phía Nam đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một nhà nước hoàn toàn mới từ những cuộc xung đột bộ tộc, sự khan hiếm của các nguồn tài nguyên và thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu. Trong khi đó Sudan lại gặp phải những vấn đề về kinh tế, an ninh và chính trị”.

Nhà phân tích chính trị của Sudan, ông Ahmed Abdul-Azeem chia sẻ: “Tôi cho rằng hai nước không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thiết lập mối quan hệ dựa trên lợi ích chung và cùng có lợi. Có vẻ như đây là một nhu cầu cần thiết để giải quyết các vấn đề chung trong một khuôn khổ chính trị bởi vì cả hai quốc gia cần có sự ổn định cũng như cần phải tạo ra những cơ hội và thách thức để cả hai bên không cảm thấy bị cô lập”.

Bất chấp những giải pháp đó, người dân Cộng Hòa Nam Sudan vẫn phải kỷ niệm một năm ngày thành lập giữa âu lo. Hai miền Nam – Bắc Sudan lại leo thang căng thẳng lên mức mới, khi quân đội của Nam Sudan quyết định chiếm đóng khu vực Heglig nhiều dầu mỏ nhất của Sudan từ ngày 10/4 năm nay và nhất quyết không chịu rút.

Cả thế giới đã chứng kiến sự căng thẳng giữa Bắc và Nam Sudan trong hơn hai thập kỷ qua cho đến khi Hiệp Định Hòa Bình toàn diện (CPA) chính thức được ký kết giữa hai bên vào tháng giêng năm 2005 đã kết thúc cuộc chiến tranh dân tộc dài nhất ở lục địa Châu Phi. Theo Hiệp định hòa bình toàn diện, một cuộc trưng cầu dân ý đã được diễn ra ở miền Nam Sudan trong tháng 1/2011 thì có khoảng 98% người dân Nam Sudan nhất trí cho nền độc lập.

Nguyễn Sen (Theo Xinhua)


Tag: Báo Soha
Cùng chuyên mục

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.