Chính sách TN&MT cần đảm bảo phù hợp với những cam kết quốc tế

Chính sách TN&MT cần đảm bảo phù hợp với những cam kết quốc tế

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 4, 13/04/2022 | 13:51
0
Trong những chính sách, văn bản mới của Bộ TN&MT đã và sẽ lồng ghép thêm nhiều yêu cầu mới, sao cho phù hợp với các cam kết, thực thi mang tính quốc tế.

Ngày 13/4, Đại sứ quán Thụy Điển, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khởi động Chuỗi Tham vấn quốc gia tại Việt Nam - Hướng tới Stockholm+50. 

Sự kiện bao gồm một chuỗi hoạt động trên toàn quốc cho đến tháng 6 nhằm đưa ý kiến của người dân Việt Nam tới hội nghị toàn cầu về những thách thức mà con người và hành tinh đang phải đối mặt.

Môi trường - Chính sách TN&MT cần đảm bảo phù hợp với những cam kết quốc tế

Đại diện Chính phủ Thuỵ Điển, Bộ TN&MT Việt Nam cùng UNDP tại sự kiện

Sự quyết tâm của Việt Nam

Phát biểu tại sự kiện, đại diện phía cơ quan quản lý của Việt Nam, PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho rằng: “Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết và quyết tâm mạnh mẽ trong bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp vào nỗ lực chung toàn cầu để phát triển nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát thải ròng bằng không.”

Trên thực tế, 30 hay 50 năm qua, chúng ta vẫn đặt vấn đề về phát triển con người, phát triển sức khoẻ hành tinh là một trong những điều cấp bách cần thiết phải giải quyết. Từ đó, Việt Nam đã có những khung chính sách nhằm phát triển bền vững, tiêu thụ bền vững.

“Đó cũng là một trong những vấn đề mà Bộ TN&MT đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 tại sự kiện COP26 năm vừa qua”, ông Thọ bày tỏ.

Môi trường - Chính sách TN&MT cần đảm bảo phù hợp với những cam kết quốc tế (Hình 2).

PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

Đại diện Bộ TN&MT cho biết thêm, những quốc gia như Mỹ, Nga hay Ukraina, có ảnh hưởng rất lớn tới thế giới, cũng như môi trường chung của toàn cầu. Chính vì vậy, những sự kiện như xung đột hay bất cứ bất ổn nào xảy ra đều ảnh hưởng chung tới nhân loại.

Do vậy, trong những chính sách, văn bản mới của Bộ TN&MT đã và sẽ lồng ghép thêm nhiều yêu cầu mới, sao cho phù hợp với các cam kết, thực thi mang tính quốc tế. Mặt khác, Bộ cũng đã thực hiện nhiều hướng dẫn, chỉ đạo tới địa phương, kết hợp với các Bộ, ngành khác nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu thụ bền vững vào trong mỗi hoạt động của doanh nghiệp cũng như đời sống người dân.

Tuy nhiên, để Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu chung đó, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, điều quan trọng nhất là phát huy tốt những nội lực của nền kinh tế tuần hoàn và có sự đồng hành từ các tổ chức quốc tế, cùng Bộ TN&MT giải quyết những thách thức mà thời đại đang đặt ra.

Song, khuyến nghị từ các cuộc tham vấn sẽ được tổng hợp thành Báo cáo của Việt Nam và góp phần định hình các thông điệp cho hội nghị toàn cầu Stockholm +50 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt.

Hành động toàn cầu

Về vấn đề này, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen cho biết, các cuộc tham vấn quốc gia sẽ xác định các lĩnh vực quan trọng đối với dịch chuyển khí hậu công bằng tại Việt Nam nhằm đạt được các cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng tại COP26 đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Hướng tới Hội nghị, hàng loạt các hoạt động được triển khai rộng khắp trên toàn thế giới để thu thập ý kiến người dân. Việt Nam là một trong 58 nước tổ chức tham vấn quốc gia với các bên liên quan để cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận diễn ra tại hội nghị cấp cao toàn cầu. UNDP cùng với các đối tác sẽ triển khai một loạt các cuộc tham vấn quốc gia trực tiếp tại Việt Nam.

Môi trường - Chính sách TN&MT cần đảm bảo phù hợp với những cam kết quốc tế (Hình 3).

Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen phát biểu

Bà Wiesen thông tin thêm, các tham vấn sẽ thảo luận ba câu hỏi. Thứ nhất, các giải pháp dựa vào tự nhiên nào sẽ đổi chiều xu hướng môi trường nguy hiểm ở Việt Nam. Thứ hai, các hành động nào sẽ đảm bảo dịch chuyển năng lượng xanh và công bằng, tạo ra các cơ hội bền vững giúp hàng triệu người thoát nghèo. Cuối cùng, đâu là các hành động đòn bẩy sẽ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và giải quyết các mô hình tiêu dùng không bền vững khi Việt Nam nhận ra các tiềm năng kinh tế đầy đủ của mình.

“Đây chính là lúc cần hành động và đặc biệt cần tập trung vào tầng lớp thanh thiếu niên và trẻ em”, bà Wiesen nhấn mạnh.

Chính vì vậy, UNDP đang tiến hành tổ chức hàng loạt những cuộc đối thoại với trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm chia sẻ ý kiến và quan điểm về vấn đề môi trường. Qua đó, góp phần truyền tải thông tin tới lãnh đạo của các quốc gia toàn cầu.

Theo đó, những tham vấn này sẽ là đầu vào quan trọng cho Hội nghị được tổ chức vào tháng 6 tới, đồng thời đây cũng sẽ là nội dung được UNDP xem xét ở cấp độ quốc gia, tìm hiểu thách thức và tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy hành động về biến đổi khí hậu ở tất cả người dân.

Đồng tình với quan điểm trên, Đại sứ Thụy Điển Ann Mawe cho biết: “Tương lai là của chung. Chúng ta phải chia sẻ cùng nhau. Chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra tương lai”. Lời nói của cố Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme sau 50 năm vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay.

Bà đưa ra nhận định, Hội nghị Stockholm+50 hướng tới đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và bền vững cần thiết. Thời gian không còn nhiều và những thách thức toàn cầu mà chúng ta phải đối mặt cần được giải quyết bằng một nỗ lực tập thể và hành động của tất cả mọi người.

Qua đó, nhằm xác định những hành động cấp bách và cụ thể mà con người cần triển khai để bảo vệ hành tinh, xây dựng một nền tảng lâu dài và bền vững, vì một tương lai xanh và toàn diện. Hội nghị sẽ được tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, vào ngày 2 và 3 tháng 6 năm 2022 bởi Chính phủ Thụy Điển với sự hỗ trợ của Chính phủ Kenya.

Việt Nam chi 1,3 tỷ USD/năm cho ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ 6, 11/03/2022 | 18:05
Việt Nam đã phân bổ ngày càng nhiều nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu và được các đối tác quốc tế đánh giá cao.

3 cam kết của nông nghiệp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ 2, 21/02/2022 | 21:51
25% tổng lượng phát thải khí nhà kính đến từ nông nghiệp, đã đến lúc cả thế giới cần chung tay cho một hành tinh "xanh"

Tác động của biến đổi khí hậu là câu chuyện dài, không thể nói trong nay mai

Thứ 5, 16/12/2021 | 17:11
Biến đổi khí hậu là vấn đề khó mường tượng, là câu chuyện dài, chỉ khi thời gian trôi đi, ta mới nhận thấy rõ được tác động của nó.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Không để du khách chịu cảnh “tắm chung với rác” tại các bãi tắm Đồ Sơn

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:54
Đến trưa 29/4, lượng rác tại các bãi tắm 295, khu II và Bến Thốc ở khu du lịch Đồ Sơn đã được chính quyền địa phương tổ chức thu gom, vận chuyển tới nơi xử lý.

Xác minh vụ phá rừng quy mô lớn tại Gia Lai

Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:00
Tại khu vực rừng giáp ranh giữa Gia Lai và Đắk Lắk hàng nghìn cây gỗ lớn nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, nhiều gốc cây vẫn còn rỉ nhựa tươi mới.

Quảng Ninh: Du khách không được mang túi nilon ra 5 xã đảo ở Vân Đồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:42
Sau huyện Cô Tô, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) yêu cầu du khách không được đem các sản phẩm nhựa dùng một lần ra 5 xã đảo để bảo vệ môi trường.

Quảng Trị: Hàng trăm người chung tay làm sạch môi trường biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Hơn 250 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tham gia và lan tỏa chiến dịch làm sạch môi trường biển.

Đà Nẵng: Hàng loạt bãi tập kết rác xà bần không phép ở khu đô thị

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:31
Rác thải, xà bần gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Tiếp đợt nắng nóng như "đổ lửa"

Thứ 3, 30/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 29/4: Học sinh Tp.HCM đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 từ ngày 3/5

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:10
Học sinh Tp.HCM đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 từ ngày 3/5; Bé trai 8 tháng suýt tử vong do hóc cuống trái xoài...

Không khí lạnh sắp tràn về, chấm dứt đợt nắng nóng kỷ lục chưa từng có trong 10 năm qua

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:01
Dự báo đợt không khí lạnh yếu sắp tràn về vào ngày 1/5 chấm dứt chuỗi ngày nắng như đổ lửa trên cả 3 miền đất nước, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ.

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024: Bước vào nắng nóng "hiếm có"

Thứ 2, 29/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Không để du khách chịu cảnh “tắm chung với rác” tại các bãi tắm Đồ Sơn

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:54
Đến trưa 29/4, lượng rác tại các bãi tắm 295, khu II và Bến Thốc ở khu du lịch Đồ Sơn đã được chính quyền địa phương tổ chức thu gom, vận chuyển tới nơi xử lý.