Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã

Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã

Nguyễn Anh Ngọc
Chủ nhật, 14/02/2021 | 19:00
0
Mỗi chuyến tuần tra, đội đi sâu trong rừng từ 7 - 10 ngày. Thách thức lội khe, băng rừng, vượt ghềnh thác không thể ngăn cản được họ bảo vệ rừng.
Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã

Đội đặc nhiệm núi rừng duy nhất trên cả nước

Vừa mới ra khỏi rừng được mấy ngày, cũng là thời điểm Tết Nguyên đán cận kề, thế nhưng anh Lê Tất Thành, đội trưởng Đội bảo vệ động vật hoang dã Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An không sắp xếp đồ trở về nhà, mà chuẩn bị để tiếp tục đi vào rừng tuần tra lần nữa.

“Giáp Tết chính là thời điểm nhiều đối tượng vào rừng đặt bẫy, săn trộm động vật hoang dã để mua bán, tiêu thụ. Những kẻ này không từ một thủ đoạn nào, vì vậy anh em phải liên tục thay phiên nhau tuần tra, kiểm soát”, anh Thành nói.

Môi trường - Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã (Hình 2).

Đội bảo vệ động vật hoang dã Pù Mát trong một lần tuần tra.

Đội bảo vệ động vật hoang dã Pù Mát ra đời từ năm 2018, do Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife – SVW) chi trả lương. Đây cũng là “biệt đội” duy nhất ở Việt Nam do trung tâm này thành lập, huấn luyện và duy trì để giải cứu và bảo vệ thú rừng.

Những thành viên này đều là kỹ sư, cử nhân lâm nghiệp, được tuyển dụng đào tạo, tập huấn kỹ lưỡng. Đợt tuyển dụng đầu tiên, có 170 ứng viên tham gia dự tuyển, nhưng chỉ có 7 người vượt qua được sự lựa chọn khắt khe này. Tiêu chuẩn tuyển chọn các thành viên phải là người có sức khỏe, yêu rừng, yêu động vật và có kỹ năng trụ vững dài ngày trong rừng.

Theo anh Thành, với số tiền lương chưa đến 10 triệu đồng/tháng chưa thực sự cao với những công sức mà anh em đã bỏ ra. Thế nhưng không hiểu vì sao từ khi được tuyển chọn các thành viên đều rất gắn bó, đam mê với công việc. Cho đến nay, sau 3 năm hoạt động thì số lượng thành viên đã tăng lên con số 16.

Môi trường - Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã (Hình 3).

Con đường tuần tra vô cùng gian nan.

“Chúng tôi không có công cụ hỗ trợ nào, trong khi thợ săn và lâm tặc luôn mang theo súng. Vì vậy, đội bảo vệ động vật hoang dã Pù Mát phối hợp với lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát trở thành một đội “đặc nhiệm” lớn. Nhiệm vụ là triển khai các tuyến tuần tra bảo vệ rừng, truy quét, ngăn chặn cũng như gỡ bỏ các loại bẫy, lán trại, tịch thu súng săn, đẩy đuổi con người ra khỏi khu vực cấm khai thác động thực vật tại Vườn quốc gia Pù Mát”, anh Thành nói.

Mỗi tháng tuần tra 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 7 - 10 ngày. Mỗi chuyến được chia làm 4 tổ đi 4 hướng. Mỗi tổ gồm 6 -10 người (3 thành viên của nhóm SVW, 3 kiểm lâm và lực lượng nhận khoán).

Quãng đường tuần tra rất hiểm trở, thực sự nguy hiểm đến tính mạng; chỉ một chút sơ sểnh cũng có thể rơi xuống vách đá, nguy cơ thương tật rất cao, chưa kể đến sự chống trả của các đối tượng vi phạm ngay trong rừng. Vì vậy, mỗi thành viên phải có sự nỗ lực kiên trì, đam mê, yêu thiên nhiên, yêu rừng mới có thể làm được công việc này.

Môi trường - Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã (Hình 4).

Các thành viên đều trẻ tuổi, yêu rừng, yêu động vật.

Bí quyết băng rừng vượt núi

Gặp thành viên được xưng tục là “người không phổi” Nguyễn Hữu Trung khi có thể đi rừng liên tục mà không biết mệt mỏi khiến tôi rất bất ngờ, bởi so với tưởng tượng thì chàng thanh niên này khá gầy gò và xanh xao.

“Mọi người trêu đùa nhau mới đặt biệt danh đó chứ ai vào đội cũng đều có khả năng đi rừng nhiều ngày cả. Bởi nếu thành viên nào không chịu được nhiệt thì đều đã nghỉ cả rồi”, Trung cười.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Mặc dù sau đó tốt nghiệp Đại học Lâm Nghiệp nhưng Trung chưa bao giờ nghĩ mình sẽ gắn bó với núi rừng. Tham gia ứng tuyển và trở thành một trong 7 người đầu tiên được giữ lại, cuộc đời của Trung đã có bước ngoặt vô cùng lớn.

“Những ngày đầu tiên đi rừng, tôi mệt tưởng như muốn bỏ việc. Thậm chí có rất nhiều người đã tự động xin nghỉ do không chịu được nhiệt càng khiến tôi lay động hơn. Thế nhưng sau vài chuyến đầu hơi vất vả thì đến nay việc đi rừng nhiều ngày đã không là vấn đề lớn nữa. Tôi cũng không hiểu vì sao, chắc do duyên với núi rừng”, anh Trung nói.

Môi trường - Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã (Hình 5).

Anh Trung là một thành viên đi rừng hăng say nhất.

Khác với nhiều người suy nghĩ, để giảm bớt cân nặng, các thành viên trong đội thay ba lô bằng chiếc bao tải. Phía trong bao lót thêm một túi ni lông cỡ lớn để bỏ quần áo, chiếc chăn mỏng, võng, bạt… Sở dĩ chọn chiếc bao tải này cũng bởi nó nhẹ, chống thấm nước rất tốt, còn ba lô bình thường khi ngấm nước thì rất nặng.

Thực phẩm chủ yếu của đội là lạc rang, cá khô, thịt lợn thái miếng ướp mặn. Đặc biệt, thịt lợn chỉ ngon vài bữa đầu, những ngày sau có mùi nhưng các thành viên cũng phải cố dùng vì đây là món tươi có đạm duy nhất đối lính đặc nhiệm. Ăn mãi thịt lợn cũng chán, đội đưa ra sáng kiến vác thêm con gà hoặc vịt. Vì vậy, bình quân mỗi người vác 20kg.

Một trong những “bảo bối” mà các thành viên hay dùng là chiếc hộp nhựa cũ. Vì tuần tra trong rừng phải vượt qua hàng trăm khe, suối nên chiếc hộp này dành để bỏ các vật dụng thiết yếu như các loại thuốc, bông băng, điện thoại…

Anh Lê Thành, một trong những thành viên của đội cho biết, việc đối mặt với việc thiếu nước khi tuần tra ở những khu vực rừng hay núi cao là chuyện thường. Trên núi cao, tìm được nước là điều khó khăn. Nhiều khi cả đội phải uống thứ nước mà anh em tếu táo gọi là như “nước đái lợn”. Đó là một ít nước đọng trong hộc đá, màu như chè đậu đen. Đội đành lọc qua chiếc áo mỏng để dùng.

“Vất vả nhất là những ngày trời mưa rét mướt, giữa rừng củi ướt nên không thể nấu cơm, thường xuyên phải ăn mỳ tôm sống và lương khô. Có những ngày tuần tra trên đồi hết nước, cả đội đành phải tìm vùng nước bẩn lóng qua áo để uống”, anh Thành nói.

Môi trường - Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã (Hình 6).

Bữa ăn tối muộn của đội tuần tra.

Bản lĩnh đối đầu với kẻ giết thú rừng

Kể từ khi thành lập, 16 thành viên trong đội cùng lực lượng kiểm lâm đã thực hiện hàng trăm chuyến đi rừng, “lội” khắp cánh rừng già Pù Mát gần 95.000 ha, chu vi hơn 210 km này.

Với “bản lĩnh” đi rừng thì có thể sau vài chuyến có thể rút kinh nghiệm, nhưng với việc đối đầu với hàng trăm nhóm thợ săn thú thì chỉ có thể sử dụng kỹ năng hóa giải.

Môi trường - Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã (Hình 7).

Công tác vận động, tuyên truyền luôn được đội chú trọng.

“Khi bị phát hiện, tịch thu thú bị bẫy, có những nhóm thợ săn mang dao, súng săn ra chống trả. Nếu để xảy ra đụng độ, sẽ rất bất lợi cho anh em. Vì vậy, chúng tôi phải đã tìm cách hóa giải những cuộc chạm trán có thể xảy ra xung đột, chống trả của lâm tặc”, đội trưởng Đội bảo vệ động vật hoang dã Pù Mát nói.

Thợ săn nơi đây phần lớn đều là người bản địa, vừa thông thạo địa hình, lại hay sử dụng súng tự chế để bắn thú. Đây thực sự là thách thức mới của biệt đội bảo vệ thú rừng ở đây. Cuộc sống gần như đã bám chặt vào rừng, nên sau khi bị bắt, bị xử lý, những tay thợ săn, lâm tặc này lại tiếp tục vào rừng và dùng các chiêu khác để đối phó.

Môi trường - Chuyện chưa kể về những chiến binh thầm lặng bảo vệ động vật hoang dã (Hình 8).

Những chiếc bẫy vô cùng tinh vi được thợ săn đặt.

Khi có thông tin có một số đối tượng xuất hiện ở khu rừng giáp ranh với biên giới Lào, địa hình núi cao rất hiểm trở nhưng đội luôn sẵn sàng xuất kích ngay. Bởi chậm chân chút nào là bao nhiêu bẫy được giăng ra, bao nhiêu thú rừng bị sát hại. Đến địa điểm này, đội phải quan sát kỹ những dấu hiệu của việc đặt bẫy.  

“Họ làm bẫy lẻ, không làm lán ở gần suối như trước nữa mà mắc võng ở trên cao để chờ. Đến khu vực đặt bẫy lẻ, họ không để lại dấu vết khiến anh em chúng tôi rất khó phát hiện. Sau những lần chứng kiến thú rừng dính bẫy thì anh em ai cũng rất xót xa, mọi người đều cố gắng hoàn thiện về nghề để có thể phát hiện kể cả những bẫy nhỏ nhất”, anh Thành kể.

Vụ voi húc chết người chăm sóc: Sử dụng động vật hoang dã phục vụ du lịch rất nguy hại

Thứ 3, 26/05/2020 | 12:09
Sự việc voi hoang dã được thuần 4 năm phục vụ du lịch húc chết người chăm sóc tại Đắk Lắk, đang khiến dư luận bức xúc và lo lắng. Bởi lẽ, việc sử dụng động vật hoang dã cho mục đích thương mại, đang gây nguy hại cho cả tính mạng con người cũng như các loài động vật đó.

Sẽ xử lý hộ kinh doanh động vật hoang dã không rõ nguồn gốc ở chợ "chim trời"

Thứ 5, 06/02/2020 | 17:02
Ngày mai (7/2), các hộ kinh doanh động vật hoang dã tại chợ Nông sản Thạnh Hóa (thường gọi chợ "chim trời") không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ các loài động vật, sẽ bị xử lý theo quy định.

Bắt đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm

Chủ nhật, 22/12/2019 | 15:20
Tại nhà riêng của Liễu, công an phát hiện nhiều đồng vật hoang dã quý hiếm.
Cùng tác giả

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.

Đẩy nhanh dự án Quốc lộ 7C, mở ra cơ hội phát triển Tây Bắc Nghệ An

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:30
Khi hoàn thành, tuyến đường Quốc lộ 7C nối dài sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Tân Kỳ về Tp.Vinh gần 30 phút và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các địa phương.
Cùng chuyên mục

Không để du khách chịu cảnh “tắm chung với rác” tại các bãi tắm Đồ Sơn

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:54
Đến trưa 29/4, lượng rác tại các bãi tắm 295, khu II và Bến Thốc ở khu du lịch Đồ Sơn đã được chính quyền địa phương tổ chức thu gom, vận chuyển tới nơi xử lý.

Xác minh vụ phá rừng quy mô lớn tại Gia Lai

Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:00
Tại khu vực rừng giáp ranh giữa Gia Lai và Đắk Lắk hàng nghìn cây gỗ lớn nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, nhiều gốc cây vẫn còn rỉ nhựa tươi mới.

Quảng Ninh: Du khách không được mang túi nilon ra 5 xã đảo ở Vân Đồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:42
Sau huyện Cô Tô, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) yêu cầu du khách không được đem các sản phẩm nhựa dùng một lần ra 5 xã đảo để bảo vệ môi trường.

Quảng Trị: Hàng trăm người chung tay làm sạch môi trường biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Hơn 250 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tham gia và lan tỏa chiến dịch làm sạch môi trường biển.

Đà Nẵng: Hàng loạt bãi tập kết rác xà bần không phép ở khu đô thị

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:31
Rác thải, xà bần gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...

Nắng nóng kéo dài đến bao giờ và khi nào có mưa?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:22
Nắng nóng kéo dài đến bao giờ là mối quan tâm của không ít người khi mà ngày hôm qua, nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra trên hầu khắp các khu vực.

Bình Phước: CSGT phát nước miễn phí cho người dân về quê nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:09
Người dân về quê nghỉ lễ được lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước hỗ trợ nước uống, khăn lạnh… miễn phí, giảm bớt cái nóng gay gắt trên hành trình.

Dịp nghỉ lễ 30/4, có nơi nắng nóng đỉnh điểm lên đến 45 độ C?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:02
Dự báo trong 3 ngày 28/4, 29/4 và 30/4 sẽ diễn ra nắng nóng cực kỳ gay gắt trên phạm vi cả nước khi nhiệt độ trong lều khí tượng có thể ghi nhận mức 45 độ C.