Chuyện con rơi ở khu công nghiệp

Chuyện con rơi ở khu công nghiệp

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
0
Huyện Long Hồ (Vĩnh Long) có khu công nghiệp Hòa Phú thu hút hơn 30.000 công nhân. Đối diện khu công nghiệp này là Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long, nơi nổi tiếng mỗi năm nhận hàng trăm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.

Trẻ thơ vô tội bị bậc sinh thành chối bỏ

Một ngày cuối tháng 6/2011 tôi đến thăm Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long (ấp Phước Yên, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long). Thấy có khách ghé thăm, ông Phan Văn Nhãnh, Trưởng phòng giáo dục và dạy nghề, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long, ngậm ngùi, vịn tay vào từng chiếc cũi nhỏ, giọng nghẹn ngào: "Bé này chỉ mới hai tháng tuổi, bé kia chỉ tháng rưỡi. Mỗi cháu là một số phận bị bỏ rơi. Và chúng đến đây bằng hành trang buồn nhất đời mình: Chiếc giỏ xách".

Những đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi được chăm sóc tốt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Vĩnh Long

Nhìn một lúc ông hỏi tôi: "Cô phóng viên có con chưa?". Không đợi tôi trả lời, ông nựng má một bé gái đang hồn nhiên cười trong chiếc cũi nhỏ và nói: "Tội nghiệp, con bé xinh xắn, dễ thương là vậy! Người ta rứt ruột đẻ ra, rồi đang tâm vứt bỏ con mình như bỏ một món đồ" .

Buổi trưa, trời miền Tây ngợp nắng. Mấy cô bảo mẫu áo đẫm mồ hôi, hết cho bé này uống sữa lại đến dỗ dành bé khác đang khóc. Như hiệu ứng đã được cài đặt từ trước, một đứa khóc thé lên là những đứa khác cũng khóc ré theo. Tiếng trẻ thơ rấm rứt nghẹn ngào.

Ông Nhãnh cho biết: Trung tâm hoạt động từ năm 1998, lúc đầu trẻ bị bỏ rơi rất ít, một năm chỉ có vài trẻ được đưa vào Trung tâm. Từ khi có khu công nghiệp Hòa Phú, số trẻ bị bỏ rơi tăng lên gấp nhiều lần. Từ năm 2004 đến năm 2009, Trung tâm tiếp nhận 100 trẻ bị bỏ rơi. Mỗi năm trên dưới 20 trẻ bị bỏ rơi trước cổng Trung tâm.

Nhiều người thiện tâm đã tìm đến đây nhận con nuôi, và nay Trung tâm đang nuôi dưỡng 67 trẻ bị bỏ rơi hoặc vô thừa nhận, trong đó có 9 trẻ bị nhiễm HIV/AIDS.

Hiện còn 6 trẻ sơ sinh bệnh nặng đang điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long nên 6 cô giáo phải đi theo chăm sóc. Đa phần trẻ em được nhận về yếu ớt, còi cọc vì bệnh tật, nhiều trẻ phải đưa đi điều trị ở bệnh viện dài ngày.

Kinh tế phát triển, đất nông nghiệp thoáng chốc có giá. Người ta đổ xô xây nhà trọ, quán cà phê để kinh doanh. UBND xã Phú Quới cho biết: Hiện có hơn 4.000 phòng trọ với số nhân khẩu quản lý được lên đến hơn 10.000 người. ông Đặng Hữu Tài, Chủ tịch UBND xã Phú Quới, thống kê, xã hiện có 7.000 người tạm cư, đa phần là công nhân nữ. Trong xã có 400 cơ sở cho thuê trọ với hơn 4.000 phòng. ông Nhãnh thở dài: "Cuộc sống có đổi thay nhưng tình trạng con rơi ngày một tăng thì cũng buồn".

Khu công nghiệp đã thu hút cả chục ngàn công nhân xa gần đến làm việc nhưng tại hai xã Phú Quới và Hòa Phú không có thêm nhà trẻ, trường học, không có nơi cho công nhân sinh hoạt, vui chơi.

Mặt tích cực tác động đến kinh tế người dân bao nhiêu thì những hệ lụy từ đó cũng phát sinh nhiều bấy nhiêu. Bà Võ Thị Thu Hà, Chủ tịch hội Liên Hiệp phụ nữ xã trăn trở: "Cả xã không có đủ chỗ vui chơi giải trí, trong khi công nhân lại rất đông. Thiếu sân chơi, xa nhà, khao khát tình cảm dẫn đến nhiều bạn trẻ tìm đến tình yêu rồi quan hệ tình dục mà không biết biện pháp an toàn. Vì vậy, mỗi năm số trẻ em bị mẹ mang thai ngoài ý muốn bỏ đi lại tăng thêm".

Cũng vì thiếu kiến thức sức khỏe sinh sản nên thực trạng trẻ em có HIV tăng. Một cô bảo mẫu bồng bé gái khoảng 7 tháng tuổi cho bú bình, kể lại: Em bé này được bảo vệ phát hiện ở cổng Trung tâm. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bé dương tính với HIV. ở đây hiện đang nuôi bốn cháu có HIV, nghĩa là sẽ có 8 người cha mẹ mang căn bệnh thế kỷ. Đợi khi bé tới 5 tuổi, nếu may mắn còn sống thì bé sẽ được gửi lên mái ấm Tam Bình ở TP.HCM. Trẻ con đã biết gì đâu, trẻ con vô tội lại phải chịu nổi đọa đầy từ lỗi lầm của người lớn. Cô thở dài, chốc chốc ê a con ngoan, con ngoan khi bé khóc đòi sữa.

Xót xa những hồi ức nhặt trẻ rơi

Anh Nguyễn Văn Thành, bảo vệ Trung tâm kể lại, lúc 3h sáng, ngày 19/6/2011, trong lúc đi kiểm tra cổng anh phát hiện một bé trai khoảng hơn một tháng tuổi. Bé được đặt vào một chiếc giỏ xách, bên trong có quấn tã, khăn và bộ quần áo của mẹ cho êm. Anh lập tức bồng bé đến phòng y tế để kiểm tra sức khỏe rồi chạy ra ngoài dáo dác tìm người bỏ con nhưng không thấy. Lát sau, giữa đêm tối thanh vắng có ánh đèn xe máy chạy vào.

Phân ca trực để chờ nhặt, cấp cứu trẻ rơi

Trước năm 2003, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, dù rất gần thành phố Vĩnh Long nhưng vẫn là một vùng quê thuần nông. Thời đó, ruộng vườn trải dài đến ngút tầm mắt, nhưng thưa thớt dân cư. Thế rồi dự án khu công nghiệp Hòa Phú được phê duyệt, xây dựng và đi vào hoạt động. Quy mô của khu công nghiệp lên đến 250 ha, thu hút 16 nhà đầu tư thuê 100% diện tích đất. Cùng với sự phát triển công nghiệp là làn sóng người lao động miền Bắc, miền Trung, miền Tây (ĐBSCL) ồ ạt tìm về. ước tính hiện có hơn 30.000 lao động trong các nhà máy, phân xưởng. Bên cạnh đó là trường đại học Cửu Long cũng thu hút một lượng rất lớn sinh viên về nhập học.

Và hệ lụy cũng từ đây phát sinh. Hàng năm đã có vô số trẻ em bị bỏ rơi. Những đứa bé vừa sinh ra bị bỏ rơi đang diễn ra hằng ngày ở ngay cánh cổng Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Đến nỗi, trực bảo vệ cơ quan này phải có qui chế chia ca. Mỗi giờ đồng hồ người gác phải ra coi cổng một lần để phát hiện có trẻ là phải tiếp nhận ngay cấp cứu, giữ mạng sống cho trẻ.

Người chạy xe là một phụ nữ cứ rảo qua, chạy lại trước cổng Trung tâm. Anh Thành đoán là mẹ bé nhưng khi chặn lại hỏi thì người kia nói đi lạc đường, không biết gì, nên thôi. Bé trai được đặt tên Nguyễn Hữu Tín. Họ Nguyễn được đặt cho tất cả các bé không có tên. Còn bé nào được mẹ bỏ ở cổng có thêm mẫu giấy ghi tên thì chúng tôi sẽ làm khai sinh cho bé theo tên ấy. ông Nhãnh cho biết.

Hồ sơ các bé ở trung tâm hầu hết chẳng có gì, ngoài những dòng thông tin vỏn vẹn: Bé trai (hoặc gái), phát hiện ngày giờ, cân nặng... cũng những chiếc giỏ. Phần lớn các bé bị bỏ rơi vào lúc ban đêm. Anh Nguyễn Thành Công, một bảo vệ khác của Trung tâm là người phát hiện trẻ bị bỏ rơi nhiều nhất kể lại: Chỉ có duy nhất một bé được phát hiện vào buổi trưa. Cách đây sáu tháng, sau giờ cơm trưa, anh vô tình ra bãi rác gần Trung tâm thì phát hiện một bé trai đã ở đó tự bao giờ. Thân thể bé bị kiến bu dày đặc, da xám lại và mạch rất yếu. May mắn là sau mấy ngày cấp cứu dưỡng nhi ở Bệnh viện tỉnh, bé đã khỏe mạnh.

Theo các cán bộ Trung tâm, phần lớn những người mẹ bỏ con đều có tâm lý quay lại thăm con để yên tâm mà đi luôn. Có lần, đêm hôm trước Trung tâm nhặt một bé vào chăm sóc thì hôm sau có người phụ nữ tới thăm Trung tâm trong vai mạnh thường quân. Cô gái xưng là sinh viên ở Trà Vinh, lí nhí xin đi các phòng thăm trẻ. ở một phòng cô nán lại rất lâu, bên chiếc cũi nhỏ của bé gái xinh xắn.

Cán bộ và các cô bảo mẫu tinh ý biết chuyện, còn cô gái giấu vội những giọt nước mắt rồi tặng Trung tâm 500.000 đồng mà không nói tên. Sau cái dáng tất tả ra về ấy, đến nay cô chưa một lần nào quay lại thăm. Bé gái kia giờ đã hơn 1 năm tuổi, bụ bẫm dễ thương. “Cũng không chắc là nếu quay lại cô gái ấy có thể nhận ra con mình nữa. Từ lúc thành lập Trung tâm đến nay, chưa có trường hợp nào người mẹ quay lại xin nhận con. Đó là lý do các bé ở đây chỉ có bố là cán bộ và mẹ là bảo mẫu”, ông Nhãnh cười buồn.

T.Thúy