Chuyên gia chỉ ra điểm bất cập khi dẫn nước sông Hồng “cứu sống” sông Tô Lịch

Chuyên gia chỉ ra điểm bất cập khi dẫn nước sông Hồng “cứu sống” sông Tô Lịch

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 21/12/2018 | 20:00
1
Công ty Thoát nước Hà Nội vừa đề xuất dùng hàng triệu mét khối nước sông Hồng hàng năm để bổ cập hồ Tây, làm sạch sông Tô Lịch.  Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Hoàng Minh Sơn - chuyên gia cầu đường thì đề xuất này chưa phải là giải pháp phát triển bền vững nếu chưa giải quyết được vấn đề xử lý nước thải đổ ra sông.

Mới đây, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đề xuất giải pháp bổ cập nước hồ Tây nhằm cải thiện chất lượng nước hồ một cách bền vững”.

Tại tọa đàm này, ông Võ Tiến Hùng, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, cho rằng môi trường nước hồ và các sông ở Hà Nội đang bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, nên việc bổ cập nước cho hồ và sông là hết sức cần thiết. Từ đó, công ty đưa ra 3 nguồn nước chính cung cấp cho hồ Tây và sông Tô Lịch gồm: Nước ngầm thông qua các giếng khoan; nước sông Nhuệ, qua cống Liên Mạc dẫn bằng hệ thống mương, cống đổ vào sông Tô Lịch tại cửa cống Nguyễn Khánh Toàn; lấy nước từ sông Hồng.

Theo tìm hiểu của PV, tháng 10/2016, Dự án Hệ thống xử lý nước thải bao gồm một nhà máy có công suất 270.000 m3/ngày đêm và tuyến cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ với diện tích phục vụ khoảng 4.874 ha được chính thức khởi công, với tổng mức đầu tư hơn 800 triệu USD nhưng đến nay dự án này vẫn chưa hoàn thiện. Trước đó không lâu, đề xuất cải tạo sông Tô Lịch như sông Thames (nước Anh) của một tập đoàn cũng nhận được nhiều sự chú ý.

Môi trường - Chuyên gia chỉ ra điểm bất cập khi dẫn nước sông Hồng “cứu sống” sông Tô Lịch

Nhiều đề xuất được đưa ra với mong muốn sông Tô Lịch được "hồi sinh".

Trước thông tin về đề xuất của công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, không ít người cũng tỏ ra băn khoăn trước việc bổ cập nước này liệu có khả thi?

Từ câu hỏi này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ, chuyên gia cầu đường Hoàng Minh Sơn. Theo chuyên gia Hoàng Minh Sơn, muốn thay nước sông Tô Lịch trước mắt cần phải xử lý dứt điểm xong việc nước thải đổ ra sông, cụ thể là sau khi dự án thu gom nước 800 triệu USD nêu trên được hoàn thành.

Thưa ông, theo ông đề xuất bổ cập nước sông Tô Lịch nhằm cải thiện chất lượng nước hồ một cách bền vững liệu có khả thi? Có thể “cứu sống” được sông Tô Lịch?

Theo tôi, cách này muốn phát huy thì trước hết chúng ta phải xử lý được hệ thống nước thải đổ về sông. Sau đó mới tính đến việc dẫn nước sạch từ nơi khác về.

Vậy, để xử lý được nước thải xuống sông, theo ông cần phải có giải pháp căn cơ nào?

Môi trường - Chuyên gia chỉ ra điểm bất cập khi dẫn nước sông Hồng “cứu sống” sông Tô Lịch (Hình 2).

Thạc sĩ Hoàng Minh Sơn - chuyên gia cầu đường chia sẻ với PV về đề xuất bổ cập nước hồ Tây.

Để xử lý được nước thải, như dự án nêu trên thì  tách riêng hệ thống nước thải hiện đang đổ sông Tô Lịch thành hệ thống đi riêng đến nơi cần phải xử lý trong tương lai. Phía thượng lưu sông Tô Lịch gần hồ Tây nên sau này nếu xử lý dứt điểm hệ thống nước thải thì nước sông Tô Lịch có thể lấy từ nguồn nước sạch tự nhiên như kết nối với sông Hồng. Sau đó hồ Tây và sông Tô Lịch có thể được kết nối để tạo thành hệ thống sông – hồ hài hòa.

Thêm nữa, các giai đoạn tiếp theo nếu xử lý các sông Nhuệ, sông Kim Ngưu…thì kết nối thành hệ thống các sông với nhau. Nhưng để sông Tô Lịch luôn luôn chảy và lấy nước tự nhiên thì phải tính đến thủy văn, thủy lực, tức là phải tính toán cao độ của đáy sông, độ dốc của đáy sông, mặt cắt của lòng sông, vận tốc và lưu lượng để có sự điều tiết phù hợp. Nguyên tắc của con sông là phải luôn luôn chảy.

Theo ông, việc bổ cập nước để cho dòng xanh, phát triển bền vững có hiệu quả?

Như tôi nói ở trên, muốn bền vững phải có phương án cho hệ thống nước thải đổ ra sông, rồi bước tiếp theo tính toán về thủy lực thủy văn mới kết nối với sông Hồng được. Còn nếu chưa xử lý hệ thống nước thải và cứ để nước thải đổ ra sông thì bùn thải phải nạo vét liên tục, bởi nước thải trong cống ra thì lượng bùn càng ngày càng lớn, mặt cắt sẽ thay đổi và sông sẽ trở thành sông chết.

Tôi lấy ví dụ thực tế: Khi có mưa lớn, thì lượng nước đổ vào sông Tô Lịch rất lớn, nhưng sông Tô Lịch không thể sạch hẳn được. Phải 20 năm nay, nước sông Tô Lịch sạch nhất là ở thời điểm lụt lịch sử năm 2008, còn lại chưa bao giờ nước sông Tô Lịch sạch. Nên giải pháp này xử lý dứt điểm nước thải, rồi mới đưa nước tự nhiên từ sông Hồng vào.

Xin cảm ơn ông!

Dẫn nước sông Hồng làm sạch sông Tô Lịch: Viển vông, phi thực tế!

Thứ 5, 20/12/2018 | 21:35
Trước đề xuất lấy nước sông Hồng bổ cập  nước vào Hồ Tây và làm sạch sông Tô Lịch, PGS. TS Hà Đình Đức cho rằng đây lại là một đề xuất viển vông không có lối thoát.

Chuyên gia chỉ ra điểm yếu khi muốn “biến” sông Tô Lịch thành sông Thames

Chủ nhật, 09/12/2018 | 11:09
Là một người am hiểu về văn hóa Hà Nội, đồng thời cũng giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống sông ở Thủ đô, PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng đề xuất chủ trương cải tạo sông Tô Lịch khó khả thi.

Làm thế nào để các đề xuất cải tạo sông Tô Lịch không trở thành câu chuyện tầm phào?

Thứ 7, 08/12/2018 | 15:00
KTS Trần Huy Ánh cho rằng đề xuất cải tạo sông Tô Lịch rất tốt, nhưng đừng biến nó trở thành một câu chuyện tầm phào, ai cũng có thể nói nhưng chẳng thể làm đến nơi đến chốn.
Cùng tác giả

Tập trung điều trị người bệnh vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:07
Số người bị ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai tăng liên tục, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục tập trung, huy động các thầy thuốc giỏi, xử trí, cứu chữa kịp thời người bệnh.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Y tế cơ sở là trụ cột của hệ thống y tế

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:21
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, đại bộ phận cán bộ y tế cơ sở đang không ngừng làm việc để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của người dân.

Người mẹ sững sờ khi biết mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con của chị Nguyên bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi…

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ, xử nghiêm sai phạm cơ sở bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:31
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 
Cùng chuyên mục

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:06
Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Bộ NN&PTNT đề nghị Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường xử lý vi phạm IUU

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:26
Bộ NN&PTNT yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát chặt chẽ vị trí neo đậu của các tàu cá không đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản.

Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân 100 tấn cá chết trên hồ Sông Mây

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:00
Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai vào cuộc vụ hơn 100 tấn cá chết trên hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom).

Không để du khách chịu cảnh “tắm chung với rác” tại các bãi tắm Đồ Sơn

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:54
Đến trưa 29/4, lượng rác tại các bãi tắm 295, khu II và Bến Thốc ở khu du lịch Đồ Sơn đã được chính quyền địa phương tổ chức thu gom, vận chuyển tới nơi xử lý.

Xác minh vụ phá rừng quy mô lớn tại Gia Lai

Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:00
Tại khu vực rừng giáp ranh giữa Gia Lai và Đắk Lắk hàng nghìn cây gỗ lớn nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, nhiều gốc cây vẫn còn rỉ nhựa tươi mới.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Miền Bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:06
Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Bản tin 4/5: Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Tp.HCM

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Tp.HCM; Người phụ nữ sống với khối bướu cổ suốt 40 năm...

Bản tin 3/5: Ăn món quen thuộc, gần 300 người nhập viện gấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Ăn món quen thuộc, gần 300 người nhập viện gấp; Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong ở Đồng Nai...

Dự báo thời tiết ngày 4/5/2024: Mưa to, sấm động nhiều nơi

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (4/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.