Chuyên gia pháp lý lên tiếng về việc chia sẻ dữ liệu dân cư để thu giá

Chuyên gia pháp lý lên tiếng về việc chia sẻ dữ liệu dân cư để thu giá

Nguyễn Thị Thúy
Thứ 4, 04/07/2018 | 06:30
1
Chuyên gia pháp lý cho rằng việc chia sẻ dữ liệu này là không cần thiết và có thể gây ảnh hưởng cho đời sống xã hội, đặc biệt là xâm phạm tới quyền riêng tư cá nhân của công dân.

Vừa qua, phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội – ông Nguyễn Đức Chung đề xuất Chính phủ cho TP.Hà Nội được thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ các dữ liệu dân cư đối với các ngành ngân hàng, công chứng và một số lĩnh vực khác. Theo ông Chung: “Nếu được đồng ý, mỗi năm thành phố sẽ thu được trên 300 tỷ đồng”.

Chuyên gia pháp lý lên tiếng về việc chia sẻ dữ liệu dân cư để thu giá

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Diệp Năng Bình - Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh) nêu quan điểm: Theo quy định tại khoản 4, Điều 3, luật Căn cước công dân có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2016 định nghĩa: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý Nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Quyền của công dân là được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định (Điều 5, Luật căn cước công dân).

Về việc việc chia sẻ dữ liệu dân cư, tại điều 10, luật Căn cước công dân (2014) quy định "cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do bộ Công an quản lý".

Chuyên gia pháp lý lên tiếng về việc chia sẻ dữ liệu dân cư để thu giá (Hình 2).

Luật sư Diệp Năng Bình - Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật

(Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh).

Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như sau: Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Tổ chức và cá nhân không thuộc 2 đối tượng trên có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Quy định cụ thể hơn, tại Điều 11, Nghị định 137/2015 của Chính phủ quy định việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau: “1. Việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm bí mật Nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của công dân. 2. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chỉ được sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc giải quyết thủ tục hành chính.

Như vậy, luật sư Bình cho rằng, khi đối chiếu với quy định của pháp luật thì các thông tin về dữ liệu quốc gia chỉ có các cơ quan Nhà nước và chính cá nhân đó mới được sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư và cá nhân đó được sử dụng thông tin của mình. Luật không cho phép các tổ chức kinh tế như Ngân hàng hoặc các tổ chức công chứng sử dụng các dữ liệu này vì mục đích của họ không phải giải quyết các thủ tục hành chính.

Luật sư Bình nói thêm, khoản 1, Điều 9, Luật Căn cước công dân cũng nêu rõ các thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần như: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại; Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ; Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

“Nhìn vào quy định nêu trên, chúng ta có thể thấy rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng, nhạy cảm có thể bị các tổ chức kinh tế chia sẻ lại thông tin để bù đắp phần chi phí hoặc cung cấp cho một bên thứ 3 với nhiều mục đích khác nhau, khó lòng kiểm soát được, dễ gây ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của người bị cung cấp mà pháp luật đã bảo vệ”, luật sư Bình nói.

Một câu hỏi cũng được luật sư Bình đặt ra: Thời gian qua, không ít người đã bị quấy nhiễu bởi các cuộc gọi điện thoại chào mời dự án, bảo hiểm, tập thể hình… Chưa kể, một khi các dữ liệu về nơi thường trú, chỗ ở hiện tại được chia sẻ thì ai bảo đảm người dân sẽ được bảo vệ?

“Đó là còn chưa nói đến việc, trong các giao dịch với Ngân hàng, Công chứng… người dân đã có thẻ căn cước để giao dịch và họ tự chịu trách nhiệm về vấn đề này. Do đó, theo quan điểm của tôi, việc chia sẻ dữ liệu này là không cần thiết vì có thể gây ảnh hưởng cho đời sống xã hội cũng như ảnh hưởng đến quyền riêng tư cá nhân”, luật sư Bình nêu quan điểm.

Facebook xác nhận đã chia sẻ dữ liệu người dùng với 4 công ty Trung Quốc

Thứ 4, 06/06/2018 | 21:12
Ngày 5/6, mạng xã hội lớn nhất thế giới tuyên bố đã chia sẻ thông tin với những đối tác Trung Quốc là nhà sản xuất điện thoại Huawei, OPPO, công ty điện tử TCL và hãng máy tính Lenovo.

Khách hàng có thể khởi kiện nếu nhà mạng làm lộ ảnh chân dung, thông tin cá nhân

Thứ 5, 12/04/2018 | 06:45
Theo Ths.Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư thành phố Hà Nội), trường hợp nhà mạng tự ý làm lộ ảnh chân dung và thông tin cá nhân của khách hàng thì đây là hành vi trái pháp luật.

Người du lịch Việt Nam chia sẻ thông tin để cá nhân hóa dịch vụ

Thứ 6, 22/12/2017 | 11:49
Nghiên cứu mới của Amadeus cho thấy 71% người du lịch Việt Nam sẵn sàng chia sẻ dữ liệu với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch để có thêm những trải nghiệm cá nhân.
Cùng tác giả

Cần thực hiện một cuộc “đại phẫu” trong lĩnh vực y tế

Thứ 2, 14/02/2022 | 07:00
Liên tiếp các vụ “thổi giá” thiết bị y tế, chuyên gia pháp lý cho rằng cần quyết liệt, triệt để thực hiện một cuộc “đại phẫu” trong lĩnh vực y tế.

Doanh nghiệp Việt và bài học từ việc tranh chấp con ốc vít xuyên biên giới

Thứ 4, 09/02/2022 | 10:50
Xuất phát từ thực tế có nhiều tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, nên việc bảo vệ quyền này đang đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Phiên tòa trực tuyến: Nhu cầu tất yếu của xã hội

Thứ 3, 08/02/2022 | 08:50
Hoàn toàn ủng hộ phiên tòa trực tuyến, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho rằng việc này cần phải làm từ lâu.

Trăn trở của Luật sư về vụ nữ kiểm toán chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Thứ 6, 04/02/2022 | 09:00
Lừa hàng trăm tỷ đồng, Đỗ Thị Lệ chấp nhận hình phạt, còn quyền lợi của người bị hại có được đảm bảo khi đang phải gánh trên vai khoản nợ “khổng lồ”?!

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng được giảm án

Thứ 2, 24/01/2022 | 16:38
Xét thấy bị cáo tuổi cao, sức yếu, tòa phúc thẩm đã giảm nhẹ 1 phần hình phạt cho cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng để bị cáo cố gắng hơn trong quá trình cải tạo.
Cùng chuyên mục

Bình Phước: Khởi tố đối tượng cho vay lãi nặng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:01
Hoạt động cho vay lãi nặng của Đào Thị Nga đã gây bức xúc cho người dân địa phương và ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

Huế: Lừa 9 người chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng, cựu thầy giáo trả giá đắt

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:10
Qua xem xét toàn bộ tính chất của vụ án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Phương Nam 13 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Vụ Vạn Thịnh Phát: 22 bị cáo và nhiều cá nhân, tổ chức có kháng cáo

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:16
Ngoài 22 bị cáo có kháng cáo, tòa sơ thẩm còn nhận được kháng cáo về phần dân sự của nhiều cá nhân, tổ chức liên quan đến số tiền phải hoàn trả cho Trương Mỹ Lan.

Ngoài vụ Thuduc House, Trịnh Tiến Dũng còn liên quan vụ án nào?

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:57
Được xác định là bị can trong vụ án cho vay lãi nặng, nhưng Trịnh Tiến Dũng đã bỏ trốn nên Công an Tp.HCM đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Lâm Đồng rà soát, báo cáo Bộ Công an về dự án trồng cây xanh

Thứ 6, 03/05/2024 | 22:20
Bộ Công an yêu cầu tỉnh Lâm Đồng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị những năm 2019-2023.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Ninh: Phát hiện 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:46
Mới đây tại phường Hải Xuân, thành phố Móng Cái, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phát hiện 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bình Phước: Khởi tố đối tượng cho vay lãi nặng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:01
Hoạt động cho vay lãi nặng của Đào Thị Nga đã gây bức xúc cho người dân địa phương và ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

Hà Nội: Phát hiện, tạm giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:37
Kiểm tra một hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh Oai, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ một lượng lớn thực phẩm có dấu hiệu vi phạm.

Vụ Vạn Thịnh Phát: 22 bị cáo và nhiều cá nhân, tổ chức có kháng cáo

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:16
Ngoài 22 bị cáo có kháng cáo, tòa sơ thẩm còn nhận được kháng cáo về phần dân sự của nhiều cá nhân, tổ chức liên quan đến số tiền phải hoàn trả cho Trương Mỹ Lan.

Huế: Lừa 9 người chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng, cựu thầy giáo trả giá đắt

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:10
Qua xem xét toàn bộ tính chất của vụ án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Phương Nam 13 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.