Chuyện ít biết về dịch bệnh ở Việt Nam xưa: Vaccine ở Việt Nam

Chuyện ít biết về dịch bệnh ở Việt Nam xưa: Vaccine ở Việt Nam

Thứ 3, 11/05/2021 | 06:00
0
Lo sợ binh lính sẽ bị nhiễm dịch bệnh ở xứ nhiệt đới, năm 1891, chính phủ Pháp đã quyết định thành lập một cơ sở nghiên cứu vi trùng và bào chế vaccine ở Sài Gòn (sau đổi tên thành Viện Pasteur Sài Gòn). Tuy nhiên việc vận chuyển vaccine từ Sài Gòn ra Hà Nội mất rất nhiều thời gian vì đi lại khó khăn vì bảo quản...

Cơ sở nghiên cứu vi trùng và  bào chế vacccine ở Hà Nội

Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, trước khi kết thúc nhiệm kỳ đã mời bác sỹ Yersin từ Nha Trang ra Hà Nội để mở một trường y. Và Trường Y bản xứ hay Trường Y Hà Nội (École de Médecine indigène) ra đời  nằm trên  ấp  Thái Hà. Ngoài  đào tạo  chuyên môn cho người Việt, trường còn có một bệnh viện nhỏ cho sinh viên thực tập, có cơ sở nghiên cứu vi trùng và bào chế vaccine.

Như Viện Pasteur Sài Gòn, cơ sở  Thái Hà cũng có nhiệm vụ nghiên cứu vaccine phòng: Tả, thương hàn, bệnh do ký sinh trùng gây ra, đậu mùa, chó dại. Ngoài các bác sỹ người Pháp, Trường Y Hà Nội  đã mở các lớp đào tạo nhân viên  phòng thí nghiệm dịch tễ là người Việt. Khi trường  có trụ sở mới ở phố Bobillot (nay là Lê Thánh Tông)  thì cơ sở ở Thái Hà trở thành Viện bào chế thuốc tiêm chủng (Institut vaccinogène). Từ đầu thế kỷ 20 cho đến khi Viện Pasteur Hà Nội (nay là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) khánh thành năm 1925,  Viện bào chế Thái Hà do bác sỹ  Gauducheau làm giám đốc và nhân viên phần lớn là người Việt.

Xã hội - Chuyện ít biết về dịch bệnh ở Việt Nam xưa: Vaccine ở Việt Nam

Tại sao chính quyền lại cho đặt cơ sở nghiên cứu vi trùng và bào chế vaccine  ở ấp Thái Hà? (Ảnh minh hoạ)

Ở đây có phòng thí nghiệm vi trùng và mổ xác xúc vật, có xưởng bào chế. Viện đã bào chế thành công vaccine đậu mùa  và dại cung cấp cho toàn xứ Đông Dương. Không chỉ có công lập ra Trường Y Hà Nội, bác sỹ  Yersin còn nghiên cứu thành công vaccine dịch hạch. Tại sao chính quyền lại cho đặt cơ sở nghiên cứu vi trùng và bào chế vaccine  ở ấp Thái Hà? Vì nơi này  xa  trung tâm thành phố, nếu không may trong quá trình thí nghiệm vi trùng gây bệnh lọt ra ngoài sẽ hạn chế nguy hiểm.

Sau khi Viện Pasteur Hà Nội chuyển về trụ sở mới ở phía đông phố Lò Đúc thì Viện bào chế thuốc tiêm chủng ở Thái Hà đóng cửa. Viện Pasteur Hà Nội với diện tích rộng lớn, trang thiết bị đầy đủ cùng  đội ngũ bác sỹ nhân viên có chuyên môn cao  đã nghiên cứu thành công nhiều loại vaccine khống chế được nhiều dịch bệnh trên toàn xứ Đông Dương. 

Khi Pháp rút khỏi Đông Dương năm 1954, theo điều 3 của của Hiệp định Genève, tài sản của chính phủ Pháp nếu Việt Nam muốn sử dụng sẽ phải trả  tiền. Trong khi hai chính phủ chưa thỏa thuận  xong nên cơ sở nghiên cứu dịch tễ từ Việt Bắc chuyển về phải đóng tạm ở số 5 phố Quang Trung. Nơi đây trước 1954 là khu nội trú của trường dòng Saint Marie, ngôi trường hồi bé của ca sỹ Khánh Ly.

Từ vaccine bại liệt đến vaccine phòng covid -19

Từ năm 1957 đến năm 1959, ở miền Bắc, bệnh bại liệt ở trẻ em phát thành dịch, đỉnh cao là  năm 1959, tỷ lệ tử vong lên đến 13%. Trước tình trạng báo động đó, trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng bác sỹ Hoàng Thủy Nguyên đã lần đầu tiên phân loại và định lập được vius  cúm và virus bại liệt. Hoàng Thủy Nguyên tốt nghiệp bác sỹ năm 1955, ông là  con trai của bác sỹ chuyên ngành vi trùng Hoàng Tích Trí, người  giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế từ năm 1946-1958. Từ những thành công ban đầu, ông đã  thành lập phòng thí nghiệm virus và xây dựng nên ngành virus học ở Việt Nam. Ông được Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch  cử sang Liên Xô để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine bại liệt  Sabin ở dạng uống.Vaccine Sabin phòng chống bại liệt do tiến sỹ Albest Sabin  (người Mỹ  gốc Ba Lan) nghiên cứu thành công vào khoảng những năm 1954-1955.

Sau 3 tháng ở Liên Xô trở về, năm 1960, bác sỹ Hoàng Thủy Nguyên nhanh chóng thành lập một nhóm những nhà khoa học để triển khai sản xuất tại Việt Nam. Lúc đó, đất nước rất khó khăn, nhóm nghiên cứu thiếu thốn cả về trang thiết bị và  bác sỹ có chuyên môn. Nhưng vì chống dịch  cấp bách nên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cấp riêng cho ông  khoản kinh phí là 2.000 bảng Anh một năm để nghiên cứu. Số tiền đó  dùng để mua hóa chất, dụng cụ thí nghiệm từ Hồng Kông và một chiếc máy đông khô của Tây Đức. Loại vaccine  này được sản xuất trên tế bào thận của loài khỉ Vàng.

Xã hội - Chuyện ít biết về dịch bệnh ở Việt Nam xưa: Vaccine ở Việt Nam (Hình 2).

Dịch covid-19 đang diễn ra. Dù chậm hơn các quốc gia phát triển nhưng Việt Nam cũng nghiên cứu và bước đầu tiêm thử trên người ra vaccine phòng covid-19 (Ảnh minh hoạ).

Tuy nhiên, thời điểm đó ở Việt Nam chưa có cơ sở nuôi loài khỉ vì thế  nhóm nghiên cứu của Hoàng Thủy Nguyên đã quyết định thành lập ngay khu nuôi khỉ Vàng tại đảo Rều nằm giữa vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh). 

Vượt qua mọi khó khăn, đến năm 1962, phòng thí nghiệm virus  của bác sỹ Hoàng Thủy Nguyên đã sản xuất được 2 triệu liều vaccine Sabin góp phần tích cực ngăn chặn được dịch bại liệt. Sau khi đạt được thỏa  thuận với chính phử Pháp, cơ sở ở số 5 Quang Trung chuyển về Viện Pasteur Hà Nội. Từ đây nhiều loại vaccine do viện sáng chế đã ra đời phục vụ cho tiêm chủng toàn  miền Bắc và sau năm 1975 cung cấp cho  cả nước.

Dịch covid-19 đang diễn ra. Dù chậm hơn các quốc gia phát triển nhưng Việt Nam cũng nghiên cứu và bước đầu tiêm thử trên người ra vaccine phòng covid-19. Dù vaccine thành  công mức nào song đó là chỉ dấu về về năng lực y tế Việt  Nam trong phòng chống dịch bệnh.

Nguyễn Ngọc Tiến                                                                                            

Chuyện ít biết về dịch bệnh ở Việt Nam xưa: Dịch bệnh và cái đuôi con chuột

Thứ 7, 08/05/2021 | 06:00
Covid -19 là dịch bệnh tiếp theo trong lịch sử dịch tễ Việt Nam. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, dịch bệnh ở Việt Nam xuất hiện lần đầu vào năm 1.100, triều vua Lý Nhân Tông. Từ đó cho đến năm 1789, Việt Nam 9 lần xảy ra dịch. Dịch bệnh không chỉ lây lan trong dân chúng mà còn cả trong quân đội.

Chuyện ít biết về dịch bệnh ở Việt Nam xưa: Dịch làm chết 2% dân số, và chống  dịch… bằng đẻ

Chủ nhật, 09/05/2021 | 06:00
Từ khi dịch bệnh covid-19 xảy ra, trị bệnh chủ yếu  là thuốc Tây. Cuối năm 2020, một số quốc gia trên thế giới  mới điều chế được  vaccine phòng.
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 22:00
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp 30/4 và 1/5, lực lượng CSGT toàn tỉnh Lâm Đồng bố trí 43 tổ tuần tra kiểm soát, sẵn sàng giải tỏa phương tiện gặp sự cố.

Hoàng Yến Chibi chính thức tái xuất đường đua âm nhạc

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:36
Sản phẩm đánh dấu sự trở lại đường đua âm nhạc của Hoàng Yến Chibi hứa hẹn sẽ khuấy đảo mùa hè 2024.

Một hành khách để quên túi chứa 300 triệu đồng tại sân bay Đà Nẵng

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:30
Nam hành khách cho biết, do mãi nói chuyện ông đã để quên túi da xách tay chứa hơn 300 triệu đồng trên xe đẩy ở sân bay Đà Nẵng.

Đà Nẵng rộn ràng với mùa du lịch biển

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:08
Để mùa du lịch Biển thành công, các hộ kinh doanh ký cam kết niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024: Đợt nắng nóng khắc nghiệt

Thứ 7, 27/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (27/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.