Chuyện về những

Chuyện về những "đại mỹ nhân" Sài thành ngày ấy

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
0
Những năm đầu thế kỷ 20, có biết bao nhan sắc Việt Nam đã được đưa vào huyền thoại. Thưở ấy, trên đất Sài Gòn xưa nổi lên những tên tuổi lừng danh của các đại mỹ nhân sắc nước nghiêng trời...

Hoa hậu đầu tiên trên đất Nam kỳ

Sau thời Yvette Trà, Marianne Nhị, Marie Huệ… có thể nhắc đến Nguyễn Thị Liễu, cô được xem là hoa hậu đầu tiên trong một cuộc thi nhan sắc của người Việt (cũng đầu tiên) trên toàn cõi thuộc địa Nam kỳ, dù đoạt giải trong một cuộc thi không mang tên là cuộc thi hoa hậu mà lấy tên Concours Elegant Saigon (thi tuyển người lịch sự Sài gòn) vào năm 1937.

Sinh năm 1912, quê ở Hóc Môn. Nguyễn Thị Liễu lấy chồng năm 17 tuổi nhưng chỉ được 6 tháng thì chồng cô vắn số qua đời, cô hoa hậu bất đắc dĩ sống cuộc đời góa bụa.

Hồng nhan đoản mệnh

Mặc dù nhan sắc cũng được coi là số một thời ấy, nhưng êm đềm và kín đáo hơn Yvette Trà và Marianne Nhị chính là Nguyễn Thị Huệ, tức Marie Huệ.

Xuất thân từ vùng đất Lạc Quần - Bùi Chu, cô Huệ vào Sài Gòn từ những năm 30. Cô hùn vốn với một người Pháp để mở một nơi tụ tập các sĩ quan, viên chức là Pháp kiều sống tại Sài Gòn có tên Đông Pháp Lữ Quán.

Sở dĩ người Việt ít biết đến cô Huệ chỉ vì cô chủ trương không qua lại với người bản xứ dẫu đó có là ai, giàu có đến đâu đi nữa. Cô Marie Huệ mất sớm vì bệnh ung thư buồng trứng khi đương độ xuân sắc khiến giới ăn chơi Sài Gòn không khỏi bất ngờ.

Ngệ sỹ, người đẹp Thanh Nga

Cũng mang phận 'hồng nhan đoản mệnh', cái tên Thanh Nga cho đến tận ngày nay vẫn đi vào huyền thoại và sống mãi trong lòng những người từng biết đến và mến mộ.

Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, theo đạo Phật, pháp danh Diệu Minh, sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Cô là một nghệ sỹ cải lương nổi tiếng, có sắc đẹp dịu dàng, lộng lẫy, quyến rũ cùng lối ca diễn truyền cảm đặc biệt. Cô được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.

Thanh Nga là vợ của nghệ sỹ Thành Được (ở Đoàn Cải lương Sài Gòn I) trước khi lấy ông Phạm Duy Lân. Theo tài liệu của Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Thành Được có một thời yêu say đắm Thanh Nga nhưng không được yêu lại. Ông vẫn đeo đuổi và dùng cả thế lực ngoài đời để lôi kéo người đẹp trên sân khấu về với mình, cho đến lúc Thanh Nga ưng chịu.

Ngoài Thành Được, Thanh Nga còn có một người chồng cũ nữa, tên là Nguyễn Minh Mẫn. Ông Mẫn thương Thanh Nga lúc bà đã sáng chói trên sân khấu cải lương. Ngoài đời, Thanh Nga duyên dáng và có sức thu hút. Tuy ông Mẫn không phải là nghệ sĩ, nhưng ông có tâm hồn tài tử. Nhưng do vung tiền tiêu pha tới mức thâm lạm công quỹ nên ông Mẫn phải ngồi tù. Cưới Thanh Nga rồi tan vỡ.

Thanh Nga bên chồng Phạm Duy Lân

Sau này, Thanh Nga kết hôn với ông Phạm Duy Lân, tức Hà Duy, sinh năm 1923. Đêm 26-11-1978, diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga bước lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt. Chiếc xe này đưa bà ra đi vĩnh viễn vào lúc hơn 23h khuya hôm ấy, sau phát súng quái ác của một kẻ lạ mặt nhắm vào bà.

Viên đạn bắn trúng ngực trái, chưa xuyên ra sau lưng, nhưng đủ kết liễu sinh mệnh của bà năm 36 tuổi. Hàng vạn khán giả Sài Gòn, giới nghệ sĩ cải lương rơi nhiều nước mắt nhất, để khóc một tài hoa từng làm rạng rỡ nền vọng cổ nói chung.

Nét đẹp dịu dàng, quyến rũ

Theo lời một nữ nghệ sĩ thân thiết với bà, Thanh Nga là người tin số mệnh và đa cảm. Bà và ông Lân không sinh cùng ngày, nhưng chết cùng giờ, thậm chí cách nhau chỉ vài phút, cùng một chỗ, một tình cảnh và một hung thủ lạ mặt, cứ y như ứng với câu thơ tiền định: Anh và em sống giữa cõi mây này. Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau. Như mây bay mãi, bay bay mãi. Sinh chẳng cùng năm - nguyện chết cùng ngày...

Thanh Nga ra đi ở tuổi 36

Năm 1957, Ngô Đình Diệm tổ chức một cuộc thi hoa hậu với sự tham gia của nhiều nước như Ấn Độ, Hong kong, Campuchia, Lào… và 48 người đẹp Việt Nam. Kết quả hoa hậu Việt Nam là cô Vũ Thị Thu Minh và hoa hậu quốc tế là cô Nan, quốc tịch Campuchia. Rất tiếc, tư liệu và hình ảnh của cô Minh, hoa hậu Việt Nam đầu tiên một cách chính thức có quá ít nên chúng ta không thể tìm được gì thêm.

Thẩm Thúy Hằng

Người đẹp Bình Dương

Thẩm Thúy Hằng, một hoa hậu không chính thức nhưng toàn bộ người miền Nam không ai không gọi bà với danh xưng "Người đẹp Bình Dương". Bà tên thật là Nguyễn Kim Phụng, sinh năm 1941, nguyên quán ở Hải Phòng. Theo gia đình và lớn lên ở An Giang đến năm 16 tuổi, bà vượt qua 2.000 thí sinh trong một cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh do Hãng phim Mỹ Vân tổ chức.

Thẩm Thúy Hằng thời kỳ hoàng kim

Nghệ danh Thẩm Thúy Hằng cũng là do chủ hãng phim Mỹ Vân đặt cho. Năm 1958, với vai Tam Nương trong bộ phim Người đẹp Bình Dương, bà được khán giả ái mộ gọi theo tựa phim và gần như trở thành biệt danh. Suốt thời trước năm 1975, có thể nói bà được xem là mẫu của nhan sắc miền Nam và cũng hiếm có phụ nữ xinh đẹp nào đóng phim nhiều hơn bà.

Năm 1972 - 1973, có một cái tên vượt xa những Kim Vui, Kiều Trinh và cả Thẩm Thúy Hằng về nhan sắc, sự nổi tiếng và nhanh chóng trở thành người đẹp nhất Sài Gòn lúc bấy giờ: Phương Uyên. Cô là một vũ công sexy, người ta đặt biểu tượng cho cô là "tượng đá cũng đổ mồ hôi". Sau giải phóng, cô về sống với con gái và có một cuộc sống khá êm đềm không tai tiếng.

Lan Ngọc