Clip: Ô tô chạy “bất thường” tông đôi nam nữ đi xe máy văng vào lề đường

Thứ 5, 02/02/2023 | 00:29
0
Dù xe máy chở đôi nam nữ chạy gần sát bên phải hướng di chuyển và đã đánh lái tránh nhưng vẫn bị ô tô chạy ngược chiều tông bay vào lề đường.

Hình ảnh vụ tai nạn được chia sẻ trên nhóm facebook về ô tô cho thấy, sau khi bị ô tô tông, nam tài xế lái xe máy và cô gái ngồi sau đều bị hất văng vào lề đường. Cô gái ngồi sau xe máy có dấu hiệu chấn thương nặng sau khi bị ô tô tông bay lộn vòng tròn trên không trước rơi xuống lề đường.

Hình ảnh vụ tai nạn thu hút hàng trăm bình luận từ người dùng facebook, trong đó nhiều ý kiến bày tỏ bức xúc với hành vi gây tai nạn của tài xế lái ô tô. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phạt nặng tài xế nếu sử dụng rượu bia khi lái xe gây tai nạn.

Từ vụ tai nạn trên, trao đổi với PV về quy định xử lý với hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe và lái xe bỏ đi sau khi gây tai nạn, luật sư Lê Văn Kiên cho biết, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Về việc phương tiện liên quan tới vụ tai nạn không dừng lại, luật sư Kiên cho biết, theo quy định, người điều khiển xe ô tô có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

“Với hành vi điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn, tài xế sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng”. – luật sư Kiên nói.

Minh Khang

Cùng chuyên mục

Những người nào có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:55
Đái tháo đường type 2 cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.

Lê Bống đẹp nhẹ nhàng với váy ngủ, không cần táo bạo vẫn hút nhiều fan

Chủ nhật, 05/05/2024 | 10:19
Lê Bống nhận được nhiều lời khen cho gu ăn mặc thay đổi hiện tại, không hở bạo nhưng vẫn có sự quyến rũ rất riêng.

Nàng mẫu béo xinh chứng minh cân nặng chỉ là con số

Chủ nhật, 05/05/2024 | 10:18
Tuy ăn nhiều và cân nặng vượt chuẩn song nàng mẫu nội y vẫn có tỷ lệ ba vòng khá cân đối.

Thủ tướng nước thành viên NATO "nhắc nhở" ông Macron

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:53
NATO không có lý do gì để gửi quân tới Ukraine, theo Thủ tướng Slovakia.

Omoda triệu hồi loại xe tại Malaysia sau lỗi gãy trục sau

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:55
Sau sự cố gãy trục sau, hãng xe Chery vừa phát đi thông tin triệu hồi dòng xe Omoda C5 tại Malaysia.