Về bản 'siêu đẻ' gặp người đàn ông siêu khoẻ

Về bản 'siêu đẻ' gặp người đàn ông siêu khoẻ

Thứ 2, 15/07/2013 | 15:48
0
Đã bao đời nay, bản người Mông trên dẻo cao cách mực nước biển 800m ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên được mệnh danh là bản "siêu đẻ". Để có được "ngôi vị" này, đó là cả một bí kíp được truyền tự bao đời nay mà chỉ dân bản mới biết.

Từ bản “siêu đẻ”...

Dưới thành phố, những người đàn ông muốn có được cơ bắp cuồn cuộn, cơ thể cường tráng, họ phải thường xuyên luyện tập thể dục với những chế độ ăn, uống khắc nghiệt. Họ kiêng khem mọi thứ bất lợi với sức khoẻ, đặc biệt là vấn đề tình dục, sinh con đẻ cái. Khác với những người đàn ông ở dưới xuôi, đàn ông trên dẻo cao thì hoàn toàn ngược lại.

Từ khi sinh ra, họ đã sở hữu nước da bánh mật, cơ thể săn chắc, thế nhưng ít ai biết được, cơ thể cường tráng ấy của họ được hình thành từ những bát cơm độn ngô, củ sắn, củ mài và những chuyến đi rừng dài ngày. Đi rừng dù rất mệt mỏi, nhưng chỉ cần về đến nhà, nhìn thấy người vợ thương yêu của mình, dường như mọi mệt mỏi tan biến.

Cũng chính vì "yêu" vợ nên những đứa con cứ lần lượt ra đời. Đứa trước chưa kịp lớn, đứa thứ hai đã cất tiếng khóc chào đời còn đứa thứ ba đang hình thành trong bụng mẹ. Thế nên, từ bao đời nay, bản người Mông nơi đây được mệnh danh là bản "siêu đẻ".

Xã hội - Về bản 'siêu đẻ' gặp người đàn ông siêu khoẻ

Trẻ con ở bản “siêu đẻ”

Qua người bạn giới thiệu, chúng tôi tìm đến bản "siêu đẻ". Men theo những con dốc quanh co, ngoằn ngoèo, chúng tôi tìm đến xóm 3, xã Tân Long, Đồng Hỷ. Đường đi vô cùng khó khăn, có chỗ, chỉ cần lệch tay lái là cả xe và người có thể rơi xuống hẻm núi ngay. Vừa đặt chân tới bản, chưa kịp nghỉ ngơi, chúng tôi hỏi thăm nhà ông Ngô Sùng, "vô địch đẻ" của bản.

"Nhà vô địch đẻ" Ngô Sùng năm nay đã ngoại lục tuần. Ở tuổi  ông, người dưới xuôi đa phần đều đã nghỉ ngơi, trông cậy vào con cháu bởi sức khoẻ đã suy yếu. Vậy mà ngày ngày, ông Sùng vẫn lên rừng, lên nương rẫy làm việc quần quật từ sáng đến tối mịt mới trở về nhà. Với ông, việc ngồi một chỗ sẽ khiến tay chân ông bứt rứt không yên. Càng làm việc, ông càng thấy mình như khoẻ hơn.

Cất con dao vào trong bếp, ông cất tiếng: "Cô chú là người dưới xuôi lên à. Nhìn là tôi biết liền". Sau lời chào hỏi của chúng tôi, ông Sùng bảo: "Tôi chính là nhà vô địch đẻ đây. Các cô chú cần hỏi gì, cứ hỏi, biết đến đâu, tôi nói tới đó".

Theo chia sẻ của ông Sùng, chức "nhà vô địch đẻ" ông có từ mấy năm nay rồi, cho đến giờ, chưa ai vượt qua ông được. Nhà ông có tất cả 18 người con. Đưa tay chỉ vào đám con nít đang chơi ngoài sân, ông cho biết: "Đấy vừa là con, vừa là cháu tôi đấy. Những đứa này vẫn nhỏ, chưa đi rừng, đi rẫy được nên ở nhà. Những đứa lớn thì đi làm hết rồi". Nhìn những đứa trẻ sàn sàn như nhau, chúng tôi không thể phân biệt nổi đâu là con ông, đâu là cháu nội, ngoại của ông.

Như hiểu được thắc mắc của chúng tôi, ông thanh minh: "Bản thân tôi cũng không rõ đâu là con, đâu là cháu, ngay cả tên của chúng, tôi cũng không nhớ nổi". Ông bảo: "Con cháu quá đông trong khi tôi cứ đi làm từ sáng đến tối mịt mới về nên không thể nào nhớ hết chúng được. Việc nhớ tên không quan trọng bằng việc kiếm đủ cơm cho từng ấy cái tàu há miệng".

Khi chúng tôi hỏi có lúc nào ông cảm thấy mệt mỏi vì đông con đông cháu thế này không, ông cười bảo: "Đấy là cái phúc. Đông con đông cháu mới vui. Còn khoẻ thì còn phải đẻ". Quả nhiên, ở cái tuổi của ông, phải lo cho hàng chục đứa con, đứa cháu, vậy mà ông vẫn dồi dào sức khoẻ. Hiện nay ngoài nhiệm vụ kiếm cơm cho con cháu, ông vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ làm chồng với vợ.

...Đến bản đói nghèo quanh năm

Theo lời chia sẻ của "nhà vô địch" Ngô Sùng, cách đây hơn 30 năm, đến tuổi lập gia đình, ông cũng đi bắt vợ. Sống với nhau được một năm, vợ ông, bà Lý Thị Kim Chi sinh con trai. Khi đứa đầu chưa tròn 1 tuổi, ông bà tiếp tục "sản xuất" thêm đứa con thứ 2, thứ 3… Cũng trong thời kỳ bà Chi thai sản, ông lại đem lòng yêu thương một người đàn bà goá tên Vương Thị Nhung. Và với bà Nhung, ông cũng có rất nhiều con.

Khi chúng tôi hỏi ông về "bí kíp" siêu khoẻ, siêu đẻ, ông chỉ tủm tỉm cười. "Bí kíp gì đâu, con cháu thế hệ sau theo chân thế hệ đi trước ấy mà". Nói vậy nhưng ông cũng bật mí, việc đàn ông hay phụ nữ nơi đây khoẻ mạnh đến tận tuổi lục tuần như này có lẽ phần nhiều do khí hậu, thiên nhiên nơi đây trong lành. Bên cạnh đó, vì đói nghèo, thế nên mỗi khi đi rừng, đi rẫy, vớ được cái gì có thể ăn được, mọi người lại mang về cho cả gia đình ăn, đặc biệt là món ốc đá.

Theo chia sẻ của ông Sùng, ốc đá thường sống ở trong hang núi, chỉ những khi trời mưa, ốc mới từ trong hang bò ra. Thế nên, mỗi khi trời mưa, dân bản lại rủ nhau đi bắt ốc đá. Có thể nói đây là một món ăn khá đặc biệt và quý hiếm nơi đây, có lẽ nhờ món ốc đá này, đàn ông, đàn bà nơi đây mới có đủ sức khoẻ để đẻ nhiều như vậy.

Cũng theo chia sẻ của ông Sùng, không riêng ông mà rất nhiều gia đình trong bản cũng ở ngôi vị á quân về độ siêu khoẻ, siêu đẻ. Đưa tay chỉ về phía ngôi nhà lụp xụp cách nhà ông chừng vài chục mét, ông bảo: "Đó cũng là một nhà vô địch trong tương lai đấy. Bởi cả hai vợ chồng họ mới độ ngoài 30 nhưng đã có tới 11 đứa con rồi. Từ ngày là hàng xóm của nhau, chưa bao giờ tôi thấy vợ nhà ấy ra ngoài mà không vác thêm cái bụng bầu. Có thể nói, ở cái bản nhỏ này, số lượng gia đình có từ chục con trở lên phải đến vài chục người trong khi bản chỉ có vài trăm hộ gia đình sinh sống".

Vì đẻ nhiều nên đàn ông, đàn bà trong bản chưa bao giờ biết đến từ ốm yếu. Bởi chỉ cần vợ hay chồng ốm thì cả gia đình rơi vào cảnh lao đao khốn cùng, thế nên họ phải khoẻ trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh đó, việc đẻ nhiều con cũng giống như cái nghiệp cha truyền con nối: Người Mông ít nên phải đẻ thật nhiều cho số lượng người Mông nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, trong những năm qua, do việc sinh đẻ không có kế hoạch khiến đời sống của người dân nơi đây luôn rơi vào cảnh đói nghèo. Để thoát đói nghèo, các gia đình người Mông nơi đây đã biết cách sinh đẻ có kế hoạch.

Chị Lý Thị Liên, chi hội trưởng Hội Phụ nữ cho biết: "Giờ người dân nơi đây không còn sinh đẻ nhiều như trước nữa. Bởi đẻ nhiều họ không thể cho con cái ăn học tới nơi tới chốn. Giờ số lượng các cặp vợ chồng sinh nhiều con không còn nhiều nữa".                                                          

Vân Thanh

Đói nghèo và bệnh tật 'bủa vây' xóm nghĩa địa

Thứ 3, 26/02/2013 | 16:06
Xóm Gò Mả (khu phố 4, phường 15, quận 8, TP.HCM) len lỏi sâu giữa trung tâm thành phố lại là bến đỗ của nhiều mảnh đời bất hạnh. Sống chung với mảnh đất của những người chết, người dân xóm Gò Mả đã phải đối diện với nhiều khó khăn về cả tinh thần và vật chất.

Những số phận nửa đời mang 'án' nghiện

Thứ 6, 14/06/2013 | 20:44
Nữ đồng nghiệp của chúng tôi chỉ vào ổ trứng gà trong chuồng hỏi mua, chị Lín Sài, vợ một người nghiện lâu năm ở đây lắc đầu từ chối. Thấy nữ đồng nghiệp của chúng tôi có vẻ tiếc vì không mua được, người phụ nữ đứng bên cạnh rỉ tai: "Trứng gà đó nó để đem đi đổi thuốc phiện cho chồng đấy".

Tương lai loài người sẽ ăn thịt từ lợn biến đổi gen?

Thứ 2, 27/05/2013 | 20:20
Những chú lợn biến đổi gen cho mục đích thương mại đầu tiên trên thế giới đã gần đến giai đoạn "xuất chuồng".