Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu

Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu

Thứ 7, 13/02/2021 | 08:11
0
Không đầu hàng trước nghịch cảnh, Ngọc Anh đã “vẽ” cuộc đời mình bằng ước mơ giảng dạy cho học sinh điếc với nghị lực và ý chí phi thường.

Lớp học nhỏ kê 2 dãy bàn ghế, không một tiếng cười nói, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh (29 tuổi) và 8 học sinh trong tiết học đặc biệt, tất cả giao tiếp bằng cử chỉ, ánh mắt. Thỉnh thoảng, một vài học sinh cố giơ cánh tay mình cao hơn tay bạn khác, ánh mắt sáng ngời, ra hiệu muốn được phát biểu.

Đó là lớp 1A tại trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập (trường cao đẳng Sư phạm Trung ương). Sau 10 năm, từ một học sinh của lớp khiếm thính, Ngọc Anh đã đứng trên bục giảng để dạy chính những học trò có hoàn cảnh như mình.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng tay

 

Giáo dục - Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu (Hình 2).

Sau 10 năm, từ một học sinh của lớp khiếm thính, Ngọc Anh đã đứng trên bục giảng để dạy chính những học trò có hoàn cảnh như mình.

Tia hy vọng ánh lên rồi vụt tắt

Gần 30 năm trước, cô bé Nguyễn Thị Ngọc Anh chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình. Bà Phạm Thị Lan Anh (56 tuổi), mẹ của Ngọc Anh, đã đặt hết tình yêu thương, hy vọng vào đứa con gái lớn của mình, nhưng “cơn bão” đã chờ sẵn trước hiên nhà khi cô bé tròn 1 tuổi.

“Khi Ngọc Anh lên 1 tuổi, gia đình tôi phát hiện cháu học nói rất chậm, không phát triển thêm từ. Quá lo lắng, chúng tôi đưa con đi khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, nhận kết quả con bị điếc bẩm sinh. Đó là cú sốc rất lớn đối với gia đình tôi” - bà Lan Anh bùi ngùi nhớ lại.

Giáo dục - Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu (Hình 3).

Cô Ngọc Anh dùng ký hiệu để diễn giải ý nghĩa của từ mới.

Vực lại tinh thần, cả gia đình đã chuyển từ Thái Bình lên Hà Nội sinh sống, hết lòng chạy chữa cho con. Nhưng mọi công sức đều không mang lại kết quả, Ngọc Anh phải suốt đời sống chung với rào cản ngôn ngữ.

Quyết tâm không để con phải chịu thiệt thòi so với bạn bè đồng trang lứa, gia đình cho Ngọc Anh đến trường. Học lớp mầm non cùng những đứa trẻ bình thường khác, cô bé luôn bị bỏ lại phía sau vì không thể giao tiếp cùng bạn bè. Không chịu bỏ cuộc, gia đình lại đưa cô con gái lớn đến trường PTCS Xã Đàn, theo học lớp dành cho người khiếm thính. Đây là môi trường tốt nhất cho Ngọc Anh lúc bấy giờ.

Vào trường PTCS Xã Đàn, Ngọc Anh được giáo viên dạy bằng khẩu hình miệng, nhìn vào miệng của cô giáo để tập nói theo. Về nhà, lại được bố mẹ luyện tập thêm, nếu không hiểu thì viết ra giấy. Với một người có thể nghe nói bình thường thì chỉ cẩn học mỗi năm một lớp, còn với những đứa trẻ như Ngọc Anh, lại cần đến hai năm mới hoàn thành chương trình của một lớp. Với tư chất thông minh, lên lớp 4, Ngọc Anh đã có thể giao tiếp cơ bản bằng cử chỉ, điệu bộ.

Giáo dục - Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu (Hình 4).

Một lớp học chỉ có 8 học sinh.

“Khi lên 9 tuổi, tôi biết rằng mình không thể nghe mọi thứ xung quanh. Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp đọc khẩu hình miệng, mà đây không phải cách tốt nhất để dạy học, nên thực sự khá khó khăn cho tôi. Lúc đầu, tôi không thể hòa nhập với các bạn, vì hoàn toàn chưa biết những ký hiệu cơ bản. Qua một thời gian làm quen, tôi dần bắt nhịp và nhanh chóng phá bỏ khoảng cách với các bạn cùng hoàn cảnh” - Ngọc Anh lờ mờ nhớ lại.

Tia hy vọng đầu tiên ánh lên khi Ngọc Anh biết ở Biên Hòa (Đồng Nai) có trung tâm Nghiên cứu văn hóa điếc, dạy người điếc học bằng ngôn ngữ ký hiệu. Với khao khát tìm được môi trường mình có thể hòa nhập, được giao tiếp, được thấu hiểu, Ngọc Anh liền xin bố mẹ để lên đường, đi tìm “tiếng nói” của bản thân. Bố mẹ Ngọc Anh thương con còn nhỏ, lại phải xa nhà, nên không muốn mạo hiểm cho cô đi. “Khi đó, mặc dù hơi buồn, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác” – nhắc đến đây, cô vẫn không giấu nổi xúc động.

Năm 2010, trường cao đẳng Sư phạm Trung ương lần đầu tiên mở lớp dạy cho người điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu. Ngọc Anh may mắn được tuyển vào học lớp 6 tại trường. Đây là ngã rẽ quan trọng để Ngọc Anh vẽ nên con đường tri thức cho mình. “Khi đó tôi vô cùng hạnh phúc, vì có cơ hội học tập, hòa nhập với những bạn cùng cảnh ngộ như mình giúp tôi không còn cảm thấy cô đơn” - đôi mắt cô gái trẻ bỗng ánh lên rạng rỡ.

Giáo dục - Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu (Hình 5).

Cô Ngọc Anh hướng dẫn từng học sinh một cách chi tiết.

Giáo dục - Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu (Hình 6).

Nhiều em thi nhau giơ tay phát biểu ý kiến.

Tại đây, Ngọc Anh được dạy bằng phương pháp trực quan, ngôn ngữ ký hiệu phù hợp với người điếc. Ngoài việc tiếp thu, học sinh còn chia sẻ một số từ vựng mới để thầy cô có thêm vốn ký hiệu. Bản thân cô cũng chủ động học hỏi những người đi trước có kinh nghiệm và tự tìm ra phương pháp tự học.

Nhìn thấy tuổi thơ mình, càng thương học trò nhiều hơn

Nhờ tham gia hoạt động giáo dục cho trẻ điếc của dự án IDEO (dự án giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường), Ngọc Anh được chứng kiến nhiều hoàn cảnh giống mình, nhiều gia đình khó khăn về kinh tế khiến việc học tập với trẻ điếc trở nên xa vời hơn. Từ đó, Ngọc Anh nung nấu quyết định thi vào trường cao đẳng Sư phạm Trung ương với hi vọng trở thành giáo viên để “vẽ” nên ước mơ học tập cho trẻ điếc.

Từ THCS đến bậc cao đẳng Sư phạm, Ngọc Anh đã nhiều năm liền đứng “top đầu” của lớp với thành tích học tập xuất sắc.

Giáo dục - Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu (Hình 7).

Cô Ngọc Anh hướng dẫn học sinh tập viết.

Giáo dục - Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu (Hình 8).

Nắn nót chỉ dạy cho từng học trò.

Nói về việc học của con gái, bà Lan Anh tự hào chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ phải nhắc nhở con học hành. Trước đây, nhà cách trường những 25 km, phải đi qua 3 trạm xe buýt nhưng ngày nào, Ngọc Anh cũng chủ động thức dậy đi học. Đến nay, mặc dù đã có gia đình riêng nhưng Ngọc Anh vẫn ham học, thậm chí, trước ngày sinh con, con bé vẫn tự bắt taxi đến trường thi rồi về hôm sau đi sinh”.

Sau nhiều năm giảng dạy cho trẻ điếc, cô giáo Ngọc Anh nghiệm ra rằng: Việc mở rộng vốn ngôn ngữ ký hiệu luôn luôn cần thiết, phương pháp giảng dạy trực quan, kết hợp ngôn ngữ ký hiệu là phương pháp phù hợp với trẻ điếc. Khi dạy tiếng Việt, giáo viên phải giới thiệu mặt chữ tiếng Việt, chiếu hình ảnh minh họa, cho trẻ học ký hiệu, sau đó, đánh vần chữ cái tiếng Việt bằng ngón tay. Như vậy, trẻ sẽ dễ tiếp cận và dễ nhớ hơn.

“Mỗi lần giảng bài, nhìn thấy hình ảnh tuổi thơ mình ở các em, tôi càng yêu thương những học sinh của mình hơn” - cô giáo trẻ hướng ánh mắt về những đứa trẻ.

Giáo dục - Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu (Hình 9).

Cô giáo Ngọc Anh luôn kiên trì và nhẫn nại, vì nhìn thấy hình ảnh của chính mình thuở nhỏ.

Hiện tại, Ngọc Anh là một trong những giáo viên giảng dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu đang được tập huấn sử dụng bộ hơn 4.000 ngôn ngữ ký hiệu, 150 video bài giảng Toán và tiếng Việt từ giáo viên người điếc được số hóa, trong đó, có các bài tập tương tác với học sinh.

Được học và dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu, Ngọc Anh đã tự tin hơn để bước ra thế giới bên ngoài. Cô tham gia những sự kiện liên quan đến quyền của người điếc trong việc tạo dựng môi trường bình đẳng cho người điếc trong xã hội. Tham gia đóng góp và đưa khuyến nghị về giáo dục cho người điếc. Đó là mối quan tâm hàng đầu của cô giáo Ngọc Anh để đảm bảo môi trường giáo dục chất lượng, phù hợp cho trẻ điếc.

Không nhất thiết phải nghe được bằng âm thanh

“Nếu có một điều ước, liệu bạn ước mình có thể nghe?” - Chúng tôi hỏi.

“Không! Tôi là người điếc và vẫn luôn có ích đối với xã hội. Ngôn ngữ ký hiệu là cánh cửa đưa tôi vào thế giới của mình, là hơi thở của tôi. Ngày xưa, tôi rất ao ước được cảm nhận những thanh âm trong cuộc sống ra sao, nhưng sau đó, tôi hiểu rằng, không nhất thiết phải nghe được bằng âm thanh. Quan trọng hơn, hãy tận dụng cảm giác trong tim mình và hành động tích cực sẽ khiến cuộc sống trở nên sống động hơn nhiều” - Ngọc Anh thẳng thắn đáp.

Thủy Tiên - Quang Trường

Tung bộ chữ mới, tác giả Kiều Trường Lâm muốn chinh phục độc giả

Thứ 4, 10/02/2021 | 15:40
Theo anh Kiều Trường Lâm, nhiều độc giả đã học bộ “Chữ Việt Nam song song 4.0” nhưng “ngại” bày tỏ sự yêu thích vì sợ bị “ném đá”. Anh kỳ vọng bộ chữ mới sẽ thành công.

Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu giáo viên không giao bài tập về nhà cho học sinh trong dịp Tết

Thứ 3, 02/02/2021 | 15:24
Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu ra văn bản yêu cầu các trường không được giao bài tập cho các em học sinh trong thời gian nghỉ Tết.

Đề Ngữ văn nhạy cảm, không có tính giáo dục khiến nhiều người ngán ngẩm

Thứ 2, 18/01/2021 | 11:43
Vừa qua, đề kiểm tra cuối kỳ môn Ngữ văn lớp 9 tại Gia Lai đã khiến nhiều phụ huynh, giáo viên và chuyên gia... giật mình.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...