Có nên cho trẻ lớp 1 học trước kiến thức khi học online?

Có nên cho trẻ lớp 1 học trước kiến thức khi học online?

Thứ 6, 03/09/2021 | 15:43
0
Sự kiện tư vấn trực tuyến “Chuẩn bị hành trang tâm lý và kiến thức cho trẻ vào lớp 1 trong bối cảnh giáo dục trực tuyến” đã diễn ra vào ngày 3/9/2021.

Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động ra mắt Kênh hỗ trợ dạy – học trực tuyến bậc tiểu học cho giáo viên vùng khó khăn do ĐHQGHN tổ chức. Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục trường ĐH Giáo dục-ĐHQGHN và TS. Phạm Quang Tiệp, Trưởng bộ môn Giáo dục tiểu học trường ĐH Giáo dục-ĐHQGHN.

Trong buổi tư vấn, các chuyên gia đã chia sẻ những khó khăn đối với trẻ học lớp 1 khi phải học trực tuyến, tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, thầy cô và phụ huynh. Đặc biệt, hai hành trang quan trọng nhất phải trang bị cho trẻ là: chuẩn bị về mặt tâm lý và chuẩn bị kiến thức.

Giáo dục - Có nên cho trẻ lớp 1 học trước kiến thức khi học online?

Các vị khách mời tham gia chương trình

Chuẩn bị tâm lý cho con

PGS.TS Trần Thành Nam có những chia sẻ về cách chuẩn bị tâm lý cho con như, cha mẹ nên nói chuyện với con về ý nghĩa của việc học, có nhiều bạn mới, những những gì sẽ xảy ra khi học trực tuyến. Để con có thể học trực tuyến một cách tập trung hơn thì cha mẹ cũng cần tạo một không gian học tập cố định và có quy tắc tôn trọng trật tự khi con học.

Phụ huynh nên học cùng con để điều hướng các thiết bị công nghệ, nâng cấp năng lực công nghệ thông tin của bản thân, định hướng sự chú ý của con cũng như nhắc nhở và hỗ trợ kịp thời cho con.

Đặc biệt, ông Nam lưu ý, hãy cho con ăn mặc như ngày đi học thường ngày để trẻ có tâm thế học tập. Cha mẹ có thể làm các lời nhắc nhở dễ thương để dán trên màn hình máy tính ngay trước mặt con, cho con quả bóng stress để giúp con tập trung.

Chuyên gia cũng khuyên cha mẹ cần hạn chế lại thời gian sử dụng màn hình của con trong các hoạt động hàng ngày để tổng thời gian sử dụng màn hình trong ngày không làm con quá tải. Kỹ năng tự học, nề nếp quyết định sự thành công của con. Cha mẹ cần xây dựng kế hoạch với con. Cần phải có niềm tin vào con sẽ hoàn thành được công việc.

Về mặt kiến thức, TS. Phạm Quang Tiệp đã cho rằng không nên cho các con học trước sẽ dẫn đến tâm lý chán nản. Thay vào đó chỉ chuẩn bị cho con nhận diện chữ cái, viết cái nét viết cơ bản, đếm và nhận diện hình học, con số,…giúp trẻ có được sự tự tin trong quá trình học. Tạo cho trẻ nền nếp mới như tự mặc quần áo, đi vệ sinh, đánh răng.

Nhiều phụ huynh băn khoăn có nên cho con tham gia các trung tâm để bổ sung các kiến thức không. Theo các chuyên gia, nếu các con đã có đủ các kỹ năng thì không quá nhất thiết phải tham gia nhiều các khóa học bên ngoài. Đặc biệt, đối với trẻ lớp 1 cần một người chỉ dẫn mà con cảm thấy thân thiết, vì vậy cha mẹ nên là người hỗ trợ hướng dẫn các con thay vì cho đi học ở trung tâm.

Giáo dục - Có nên cho trẻ lớp 1 học trước kiến thức khi học online? (Hình 2).

Cần cho trẻ làm quen với việc tự lập

Cần thay đổi về cách dạy

Ông Trần Thành Nam cũng đưa ra những lưu ý với các thầy cô rằng "hãy dành tuần đầu tiên cho việc thiết lập mối quan hệ, làm quen và các trò chơi để kết nối với trẻ, xây dựng mối quan hệ với cha mẹ thay vì dạy ngay kiến thức".

Chuyên gia cũng chia sẻ thêm thời gian dạy hợp lý đó là mỗi phiên học nên kéo dài 15 phút làm việc với màn hình nên nghỉ 5 phút và tiếp tục một phiên học 15 phút khác. Sau 4 phiên như vậy thì sẽ nghỉ. Cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng”. Quan trọng thời  gian tương tác chất lượng của các con.

Đặc biệt cần phải rất chú ý đến các hoạt động thể chất xen giữa các tiết dạy của mình, để tạo điều kiện cho con được đứng lên khỏi chỗ ngồi và làm một số động tác theo hướng dẫn

Giáo viên nên có một kênh để cung cấp và lưu trữ các bài giảng của cô đã được ghi lại cho phụ huynh tiếp cận. Để hỗ trợ một số học sinh gặp khó khăn trong học tập, ngoài giờ dạy, giáo viên hãy cung cấp thông tin liên lạc và giờ hỗ trợ cá nhân dựa trên nhu cầu và đăng ký của học sinh.

Nên thiết lập các kênh liên lạc với nhóm phụ huynh để hỗ trợ cha mẹ tiếp cận với sách giáo khoa số, chia sẻ các gợi ý về vận động cho trẻ ở nhà và cung cấp các hình ảnh/video/tài liệu cho phụ huynh xem để thực hiện cho con ở nhà.

Về vấn đề chuẩn bị giáo án giảng dạy, kiến thức cho các bạn học sinh lớp 1, TS.Phạm Quang Tiệp có lời khuyên: "Các thầy cô nên tổ chức các trò chơi cho con nhưng đặt mục tiêu giáo dục vào những trò chơi đó. Ứng dụng phục vụ cho bài giảng cần dễ hiểu dễ sử dụng".

Ông Tiệp cũng có những tư vấn đối với những thầy cô đang dạy những trẻ vùng cao, phương tiện internet không có. Giáo viên và nhà trường cần phối hợp với chình quyền địa phương hỗ trợ chuẩn bị phiếu bài tập cho các học sinh, đi đên từng nhà, từng vùng để hướng dẫn các con hoặc có thể lập nhóm nhỏ để giảng dạy nếu đảm bảo tình hình dịch. Ngoài ra, ở một số vùng có thể triển khai dạy qua truyền hình để đảm bảo chất lượng học tập của các em

Ngoài ra các khách mời cũng đưa ra những ý kiến chia sẻ về việc dạy học cho những trẻ trẻ em bị chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Với nhóm đối tượng đặc biệt này (mất người thân, k đủ điều kiên học tập, bị cách ly trong thời gian dài) thì nhà trường và giáo viên cần có kế hoạch cụ thể đối với những học sinh. Đặc biệt, cần sát sao chia sẻ như ng thân trước khi nghĩ đến việc phải dạy kiến thức. Quan trong cần đảm bảo nhu cầu về thể chất, an toàn về tâm lý, đảm bảo học tập.

Hồng Bích

“Covid đã ghé thăm mình”

Thứ 6, 03/09/2021 | 08:00
Sau 14 ngày điều trị tại nhà, chị Thu Trâm đã khoẻ trở lại, chị chia sẻ nhật ký “chiến đấu” Covid-19 tại nhà của mình nhằm giúp các F0 vững tâm, bình tĩnh vượt qua.

Nữ Hiệu trưởng tư vấn cách học online hiệu quả cho trẻ lớp 1

Thứ 5, 02/09/2021 | 13:54
Hiện ngành giáo dục Thủ đô đang gấp rút chuẩn bị cho năm học mới trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp.

Học sinh Cà Mau khai giảng vào ngày 13/9

Thứ 5, 02/09/2021 | 08:45
Học sinh Cà Mau khai giảng vào ngày 13/9, trong đó học sinh “vùng xanh” khai giảng trực tiếp dưới sân trường, còn “vùng vàng, cam, đỏ” theo hình thức trực tuyến.
Cùng tác giả

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cùng chuyên mục

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 7/5/2024: Miền Bắc trời dịu mát đến khi nào?

Thứ 3, 07/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (7/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.