Công nghệ chữa chạy ở làng chuyên chữa 'súng tịt ngòi'

Công nghệ chữa chạy ở làng chuyên chữa 'súng tịt ngòi'

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
0
Các thám tử của Trung tâm thám tử tư Sài Gòn (T&T) đã tìm về Làng An Thái, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam tìm hiểu thông tin về khả năng kỳ lạ của các bà lang chữa 'tịt ngòi' để xem thực hư của câu chuyện này ở ngôi làng nổi tiếng này. Làng có 500 hộ dân thì đã có gần 100 hộ treo bảng 'điều trị vô sinh'.

“Công nghệ” chữa vô sinh từ A đến Z

Làng An Thái vốn đã nổi danh trong cả nước từ rất lâu vì có các bà lang ở đây rất “mát tay” trong việc trị bệnh vô sinh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn theo phương pháp cổ truyền. Ngôi làng nhỏ bé này chỉ có hơn 500 hộ dân thì đã có gần 100 hộ treo bảng “điều trị vô sinh”. Nhưng cao điểm nhất là khoảng một năm trở lại đây, từ nhiều tin đồn, dân trong Nam, ngoài Bắc rủ nhau ùn ùn tìm đến với hy vọng được điều trị có ngày lên đến con số hàng trăm người. Vậy là ở đây đã hình thành hẳn một “công nghệ khép kín”… từ cò mồi, mai mối, điều trị, bán thuốc… cho những ai muốn điều trị “súng tịt ngòi” với lắm chuyện cười ra nước mắt... Các thám tử của trung tâm thám tử tư Sài Gòn (T&T) đã tìm về ngôi làng này tìm hiểu thông tin về khả năng kỳ lạ của các bà lang theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Xã hội - Công nghệ chữa chạy ở làng chuyên chữa 'súng tịt ngòi'

Vừa mới lóng ngóng dừng chân ngay đầu con đường dẫn vào làng An Thái, thám tử Thanh đã được một lực lượng “tiếp thị” gần cả chục người là dân chạy xe ôm, bán quán nước ven đường chạy ra mời chào, chèo kéo. “Chú mày đi chữa bệnh phải không? Cứ đi theo anh, ở đây nhiều bà lang lắm, nhưng biết phải chọn đúng người thì bệnh mới khỏi được…”, một anh xe ôm mũ cối lụp xụp nhiệt tình chạy ra quàng vai người thám tử hết sức thân tình, hướng dẫn. Rồi anh ta kể ra hàng loạt tên các bà lang trong làng, sau đó điểm lại một vài tên mà theo anh ta là uy tín nhất. Thám tử tư Sài Gòn gật gù cho qua chuyện, bảo rằng tùy anh ta giới thiệu, miễn sao người nào có thể giúp anh khôi phục lại “khả năng”, “bản lĩnh đàn ông” của mình là được rồi.

Lạ một điều là không chỉ tận tình hướng dẫn, các anh xe ôm ở đây còn “tự nguyện” chở khách đến tận nhà càc bà lang mà không cần lấy tiền. Thám tử thắc mắc hỏi người đàn ông chạy xe ôm tên Tú, người chở anh đi thì anh ta gạt đi: “Ối dào, chuyện nhân nghĩa ở đời ấy mà, giúp người khác để tích đức cho con cái mình sau này…”. Nhưng nói chuyện một lúc, Tú lại buột miệng nói hàng tháng anh ta đều có “ăn lương” của một vài bà lang ở đây trả để làm công việc này. Ngoài ra, nếu tìm được nhiều mối, họ còn được bà thưởng thêm. Dọc các con đường gạch dẫn vào làng, đâu đâu các thám tử tư Sài Gòn cũng gặp nhan nhản những bảng hiệu quảng cáo chữa bệnh vô sinh chính hiệu chân truyền.

Theo lời anh Tú, thời gian gần đây, đáp ứng nhu cầu ăn, ở của khách ở xa, các bà lang còn kiêm luôn dịch vụ nhà nhà nghỉ với những lời quảng cáo rất “kiêu” như: “tiện nghi, hiện đại, đạt tiêu chuẩn… 3, 4 sao quốc tế..v..v..”. Không chỉ chữa bệnh tại gia, các bà lang ở An Mỹ còn hình thành hẳn một “đội ngũ” chuyên đi khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc để “tiếp thị”, chữa bệnh “lưu động” theo yêu cầu của thân chủ. Các bà còn nhận cả việc bao xe đưa đón tận nơi cho khách ở bất cứ nơi nào.

Buổi trưa, trời oi bức nhưng phòng khám bệnh của bà lang Phúc, tức lương y Nguyễn Thị Nhân, 76 tuổi, vẫn khá đông khách hàng ngồi chờ. Theo lời giới thiệu của nhiều người thì bà lang Phúc, chi hội trưởng Chi hội y học cổ truyền An Thái là một trong những người trị bệnh mát tay và uy tín nhất ở làng “trị vô sinh” này. Khách hàng đa phần là phụ nữ, chỉ hai người đàn ông nữa có “hoàn cảnh” giống như thám tử đang ngồi cúi gầm mặt ngay gần cửa ra vào, có vẻ vì ngượng ngùng, bối rối...

Phòng khám được trang bị khá hiện đại với đầy đủ dụng cụ hành nghề như kiểu một phòng khám Tây y sang trọng ở các phòng mạch trong TP. Đến lượt thám tử Thanh, anh giả vờ ngại ngùng thú nhận với bà làng Phúc rằng mình mới cưới vợ được gần một năm. Nhưng chẳng hiểu sao, mỗi khi vợ chồng gần nhau thì “chưa đi chợ mà đã tiêu hết tiền”. “À, bà biết rồi, dạng “trên bảo dưới không nghe” chứ gì. Trường hợp của cháu không phải là “súng tịt ngòi” rồi mà là không kiểm soát được “cò”, được “đạn”… Để bà khám thử xem sao…”, bà lang Phúc đầy vẻ cảm thông, đáp.

Bà bảo tôi ngồi ngã trên một chiếc ghế dài. Sau một lúc bấm mạch tay, đo nhịp đập, hơi thở…, bà thở dài, nói rằng trong người tôi đang thiếu “khí chất”, rất “yếu” trong chuyện “ấy”, muốn điều trị thì phải uống thuốc đều đặn ít nhất trong vòng ba tháng. Nhưng do tôi là nam nên phải “ngoại trú” chứ không được “nhập gia” vì “ở đây nhiều cô, nhiều chị “hơ hớ”chưa con mà ở gần nhau thì biết đâu sinh… rắc rối sau này”.

Bà lang Phúc được xem như truyền nhân chính thức của bài thuốc “bà lang Sái” dùng để trị bệnh vô sinh của làng này. Bà hiện cũng đang là chủ nhiệm đề tài “Chữa bệnh vô sinh bằng y học cổ truyền”. Theo lời kể của bà thì bài thuốc “bà lang Sái” ở An Thái có từ thế kỷ 17. Người đầu tiên hành nghề là cặp vợ chồng cụ Nguyễn Thị Lệ. Hai vợ chồng chuyên làm nghề đỡ đẻ và bốc thuốc dưỡng thai. Sau đó, vợ chồng cụ Lệ đã tìm ra được bài thuốc gia truyền trị bệnh vô sinh thể hiện hậu thiên cho cả phụ nữ lẫn nam giới như các bệnh khí huyết hư suy, kinh nguyệt không đều, hẹp cổ tử cung, vô sinh do môi trường làm việc, di tinh, mộng tinh, yếu sinh lý… Bài thuốc này được dân trong làng quen gọi là bài thuốc bà lang Sái. Do không có con trai nên hai cụ trước khi qua đời đã truyền nghề lại cho con gái. Từ đó thành tập tục, bài thuốc chỉ được truyền cho con gái, con dâu chứ không truyền cho nam giới.

Lương y Nguyễn Thị Nhân đã có hơn 50 làm nghề. Bà khám chữa bệnh bằng cách bốc thuốc và xoa bóp bằng tay. Chỉ có điều khác với các bà làng khác, bao giờ bà cũng khám trước xem có khả năng chữa được hay không thì mới nhận con bệnh. Hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn đã được bà chữa trị thành công. Nhiều trường hợp hiếm muộn đến 20 năm như vợ chồng chị Đỗ Thị Sinh ở Kinh Môn, Hải Dương. Đến đây trị trong vòng 3 tháng đã “liên tục” cho ra đời hai cậu con trái kháu khỉnh.

Khi thám tử đang ngồi đóng vai bệnh nhân chờ khám bệnh thì vợ chồng một chị đến tạ ơn bà và xin được bà nhận làm con nuôi. Phía sau phòng khám, bà có cả một khu “lưu trú” dành cho bệnh nhân ở xa nghỉ lại. Thám tử tư Sài Gòn gặp ở đây gần 20 chục người phụ nữ, già trẻ đều có, ở khắp các tỉnh thành từ Cà Mau đến Lai Châu, Yên Bái… đang cùng có một tâm trạng như nhau: tìm một mụn con để vui cửa, vui nhà.

Một phụ nữ còn khá trẻ tên Thùy ở TP HCM cho biết, sau khi chữa trị nhiều nơi không có kết quả, chị vừa khăn gói ra đây được hai ngày với hy vọng sự “mát tay” của các bà lang An Thái như lời đồn đại. (Còn tiếp).

Hồng Trà (tư liệu cho Trung tâm Thám tử Sài Gòn T&T cung cấp)