Công tác cứu hộ cứu nạn Việt Nam còn yếu

Công tác cứu hộ cứu nạn Việt Nam còn yếu

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
0
Qua vụ sạt lở ở Thái Nguyên nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam thiếu cả về kiến thúc và thiết bị cứu hộ cứu nạn.

Đến cuối ngày 18/4, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm được nạn nhân nào trong số 5 nạn nhân đang bị vùi lấp dưới đống đất đá. Trước đó, sau nhiều ngày tìm kiếm không hiệu quả, lực lượng chức năng đã huy động tới 400 người túc trực tại hiện trường.

Xã hội - Công tác cứu hộ cứu nạn Việt Nam còn yếu

Hiện trường vụ sạt lở ở hầm Phấn Mễ (Đại Từ, Thái Nguyên)

Sáu chú chó nghiệp vụ của Bộ Công an, máy dò định vị và rất nhiều phương tiện khác đã được tập kết. Cơ quan chức năng đã tính đến phương án mời chuyên gia nước ngoài và thậm chí là dùng cả biện pháp ngoại cảm để tìm kiếm các vị trí nạn nhân. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi về trình cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam.

Thượng tá Lê Bá Tơ, phó phòng cứu hộ cứu nạn, Bộ Tư Lệnh - Bộ đội Biên phòng cho biết, Đội cứu nạn, cứu hộ Bộ đội Biên phòng gồm 1 chỉ huy, 1 tổ trưởng, 2 chó nghiệp vụ và 2 huấn luyện viên đã đến hiện trường.

Ngay sau đó, lực lượng đã bắt đầu tìm kiếm, phối hợp với chó nghiệp vụ của công an và đội tìm kiếm cứu nạn của Quân khu 1 để tìm kiếm nạn nhân. Đoàn cũng đang tiến hành khảo sát, đào vét. Tuy nhiên, việc xác định vị trí các nạn nhân rất khó vì khối lượng than lớn, diện tích dàn trải lên đến 4 ha, nhiều chỗ sâu hơn 20m.

Trao đổi với PV Người đưa tin, Thượng tá Trần Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm PCCC và Cứu hộ cứu nạn TPHCM cho biết, nước ta đang thiếu cả về trang thiết bị và kiến thức cứu hộ cứu nạn. Như hiện nay, đáng lẽ ra công tác cứu hộ cứu nạn phải bắt kịp được với sự phát triển của các thành phố. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa làm được điều đó. Hơn nữa, trình độ cứu hộ cứu nạn của nước ta còn lạc hậu so với thế giới.

Cũng theo Thượng tá Trần Văn Bảy, hiện nay công tác cứu hộ cứu nạn ở Việt Nam chưa đồng bộ. Ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội được chú trọng đầu tư nhưng công tác này ở các tỉnh vẫn chưa được quan tâm nhiều. Vụ sập hầm ở Thái Nguyên đã cho thấy rõ điều này. Cơ quan cứu hộ gặp lúng túng, khó khăn khi tình huống xấu xảy ra.

Hơn nữa, trên thực tế, chúng ta đang thiếu những người đầu ngành về cứu hộ cứu nạn để tư vấn về chuyên môn. Việt Nam vẫn chưa có ngôi trường nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.
Thượng tá Bảy cho rằng, điều cần làm trước mắt là phải đạo tạo đội ngũ cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp. Chứ một vụ sập nhà, sập hầm lò xảy ra, đơn vị cứu hộ không có máy thăm dò, đến chó nghiệp vụ cũng phải đi mượn từ quân đội thì làm sao mà ứng phó cho kịp.

Được biết, tại cuộc họp nhanh của Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả sạt lở Mỏ than Phấn

Mễ với các ngành, công tác tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả về vụ sạt lở, ông Dương Ngọc Long - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu bằng mọi biện pháp, phương tiện nghiệp vụ có thể, phải quyết tâm tìm bằng được 5 thi thể nạn nhận đang bị vùi lấp dưới đống đổ nát.

Đồng thời, tích cực quyên góp, ủng hộ và kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại, thăm hỏi, động viên và chia sẻ kịp thời với người dân vùng ảnh hưởng.

Về nguyên nhân sạt lở đất, trả lời báo chí, ông Dương Ngọc Long cho rằng có thể việc biến đổi khí hậu, biến đổi địa chất. “Chúng tôi đang điều tra, xem xét nguyên nhân cụ thể dẫn đến vụ sạt lở. Nhưng trước mắt, sẽ ưu tiên lớn nhất cho việc tìm kiếm nạn nhân mất tích”, ông Long cho biết. Nhiều nhân chứng vụ việc trên cho biết, cách nơi xảy ra vụ việc sạt lở gần 1 km tại xóm Khuôn 3 (xã Phục Linh), những vết nứt lớn xuất hiện bất thường.

Người dân thuộc nơi đây đang nơm nớp lo sợ tai họa có thể ập lên đầu họ bất cứ lúc nào.

Một nguồn tin khác cho biết, bãi phế thải than Phấn Mễ với diện tích gần 100ha đất thu hồi của người dân 3 xóm Khuôn 1, Khuôn 2 và Khuôn 3. Bãi thải này cũng bao quanh bởi đồng ruộng, nhà cửa, vườn tược của chính ba thôn này.

Trước đây, bãi thải vốn là một thung lũng phía dưới cấy lúa, còn phía trên trồng chè, trồng ngô. Nhưng từ khi mỏ than Phấn Mễ bắt đầu đổ phế thải (năm 2006) thì toàn bộ diện tích đất đồi của ba thôn Khuôn 1, 2, 3 đều biến thành bãi đổ thải.

Cứu hộ Việt Nam dùng sức người là chính

Ông Vũ Huy Luyến, giám đốc Trung tâm cứu hộ cứu nạn Vịnh Hạ Long cho biết: Công tác cứu hộ cứu nạn thì Việt Nam còn kém xa so với nước ngoài. Kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn của lực lượng cứu hộ chưa đáp ứng được yêu cầu, trong khi đó trang thiết bị vẫn còn thô sơ.

Chủ yếu công tác cứu hộ của ta vẫn dùng sức người là chính, như dùng tay và máy xúc để cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy, phạm vi vụ sạt lở ở Thái Nguyên khá rộng nên việc tìm kiếm nạn nhân sẽ gặp khó khăn. Hiện nay tìm kiếm nạn nhân vẫn là phương pháp cuốn chiếu, khiến công tác cứu người còn chậm trễ.

Phải nghiên cứu địa hình kĩ

TS. Trần Tân Văn, viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho rằng: lực lượng cứu hộ, cứu nạn nên có một bản đồ của khu vực đó trước khi xảy ra sạt lở. Đội tìm kiếm lấy bản đồ đó làm cơ sở để tính toán và phán đoán khu vực có nạn nhân, không nên tản lực lượng đi đo đạc trên cả vùng rộng lớn như vậy. Còn về phương pháp đào rãnh đang được các cơ quan chức năng thực hiện, TS. Văn cho rằng, đây là cách làm phù hợp với tình hình. Bởi vì, đội tìm kiếm sẽ không mất công di chuyển đất đá nhưng lại mất nhiều thời gian.

Nhóm PV