Cuộc đoàn tụ đặc biệt của 5 anh em sau 9 năm chiến tranh xa cách

Cuộc đoàn tụ đặc biệt của 5 anh em sau 9 năm chiến tranh xa cách

Thứ 2, 10/10/2016 | 11:48
0
"Chúng tôi đã hẹn nhau, cùng có mặt tại cầu Thê Húc… 9 năm xa cách, anh em gặp nhau vui mừng khôn xiết, ôm nhau khóc."

62 năm đã qua, nhưng cứ đến những ngày thu tháng Mười lịch sử, trong tâm thức của mỗi người dân Thủ đô lại bồi hồi khi nhớ về ngày kỉ niệm giải phóng Thủ Đô (10/10/1954).

Qua lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ trên phố Hồ Đắc Di và may mắn được gặp Đại tá Huỳnh Thúc Cẩn, một trong những chứng nhân lịch sử còn sống và chứng kiến ngày vui của dân tộc. Đặc biệt hơn, ngày 10/10 còn mang một ý nghĩa thiêng liêng với đại gia đình họ Huỳnh, đó chính là thời điểm 5 anh em trong gia đình họ Huỳnh thất lạc và được đoàn tụ.

Gia đình - Cuộc đoàn tụ đặc biệt của 5 anh em sau 9 năm chiến tranh xa cách

 Khuôn mặt hạnh phúc rạng ngời của ông Cẩn khi chia sẻ với phóng viên.

Chiến công – cầu nối tới Thủ Đô

Thực sự bất ngờ khi trước mắt tôi là một cụ ông với nụ cười hiền hậu, chất phác, dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng cụ vẫn toát lên vẻ rắn rỏi, khỏe mạnh. Khi được biết mong muốn của tôi là nghe cụ kể về những câu chuyện ngày chiến thắng lịch sử 10/10, không giấu nổi niềm tự hào, cụ chậm rãi kể lại cho tôi nghe về kí ức năm nào…

“Tôi quê gốc ở Quảng Bình, trước Cách mạng tháng Tám, tôi cùng 3 người anh của mình vào Huế tham gia học tập tại đây. Chính ngôi trường này là nơi những hạt nhân cách mạng đầu tiên của Việt Nam mở dạy, đó là cụ Tôn Quang Phiệt, Đào Duy Anh. Cũng chính vì may mắn đó nên ngay từ khi còn rất trẻ, tôi đã mang trong mình tinh thần cách mạng, tinh thần yêu nước. Song đó chỉ là tinh thần thôi, chứ chính tôi cũng chưa biết Thủ đô Hà Nội như thế nào, mới chỉ biết đến kinh đô Huế thôi”.

Đôi mắt của người chiến sỹ năm ấy nheo lại, từng lời kể của cụ như thước phim quay chậm giúp tôi hình dung về không khí đất nước thời đó.

"Sau Cách mạng tháng Tám, tôi chính thức gia nhập quân đội, tôi về Liên khu 4, thuộc chỉ huy của tư lệnh Lưỡng Quốc Tướng quân Nguyễn Sơn. Trong trái tim của người lính 18 đôi mươi, tôi rất mong mình được đóng góp thật nhiều cho cách mạng. Tôi được chỉ huy cử đi học trường sỹ quan để đào tạo cán bộ. Trong giai đoạn học tập đó, một vinh dự đến với tôi khi được tham gia Đại hội Thanh niên thế giới năm 1949 tại Hungary. Tôi đã viết một bài tham luận về cách mạng Việt Nam, dân chủ trong quân đội để giành chiến thắng. Nhưng đúng thời khắc chuẩn bị lên đường thì địch đánh lên Việt Bắc, tất cả quân đội cùng dồn lực lượng đẩy lui đợt tất công của địch”, Đại tá Cẩn chia sẻ.

Không giấu nổi tự hào, ông kể lại cho tôi nghe những chiến công của mình, giúp ông về Thủ đô và chứng kiến giây phút lịch sử của dân tộc. “Khi mở chiến dịch thuộc địa phận Hà Nam Ninh, tôi được chỉ định là người nổ súng mở màn chiến dịch Quang Trung. Trong hai đêm, 28,29/5/1951, tôi chỉ huy 4 khẩu SKZ triển khai diệt 2 đồn địch là Cổ Đôi và Bụt Nổi”, ông nói. Dù đã hơn 90 tuổi, nhưng từng chi tiết, ngày tháng cụ vẫn kể cho tôi nghe một cách rõ ràng, mạch lạc.

Ông kể tiếp: “Lúc đó, Pháp đã chuẩn bị 5000 quân để phá cuộc tấn công của ta ở nhà thờ Phát Diệm, huyện Kim Sơn và sắp sửa tiến đánh vào Thanh Hóa. Theo lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tư lệnh Hoàng Minh Thảo bí mật trực tiếp giao nhiệm vụ cho tôi và 8 chiến sỹ đánh đòn phủ đầu địch. Tôi vẫn nhớ y nguyên, hôm đó là một ngày mưa lụt tiểu mãn, 9 người chúng tôi tới khu vực này và được phân công nằm vùng ở các xã khác nhau. Đêm hôm đó, tôi vào ở trong một gia đình có 2 mẹ con người công giáo. Tôi đã nghĩ ra cách để có thể thâm nhập vào khu vực địch, thuyết phục bà mẹ cô gái, cho cô con gái và tôi đóng giả làm vợ chồng đi mò cua, bắt cá. Chuyến do thám thành công, thực sự vui mừng lắm”.

Nhờ những thông tin “vàng” thăm dò được, ông cùng đồng đội của mình đã bắn dồn dập vào nơi tập trung của địch. Báo cáo của huyện ủy Kim Sơn ngày hôm sau cho biết, trận đánh đó đã diệt được 150 tên địch, hàng ngũ tề ngụy của địch tan rã, thu giữ được nhiều vũ khí.

Nhờ những thành tích vang dội trên chiến trường, sau chiến thắng Điện Biên năm 1954, ông nhận lệnh về Hà Nội, giải phóng Thủ đô. Niềm vui của chàng lính trẻ lần đầu tiên được đặt chân về Hà Nội, và không ngờ đó chính là ngày gia đình đoàn viên.

Cuộc hội ngộ bất ngờ

Vị đại tá già nhớ lại ngày đầu đặt chân tới Hà Nội, tâm thế sẵn sàng đối phó với sự quyết liệt của Pháp ở sân bay Gia Lâm, cùng với đó là cảm giác phấn khởi khi được nhân dân đón tiếp nồng hậu, họ cùng nhau hô vang Bộ đội cụ Hồ.

“Tôi không thể quên được hình ảnh những bà mẹ, cô gái tặng hoa cho các chiến sĩ. Có rất nhiều em bé bán kem mút, lạc rang nhưng đã dành tặng bộ đội mà không hề lấy tiền. Đó thực sự là tình cảm thiêng liêng, nồng ấm tình quân và dân”, ông Cẩn xúc động nhớ lại.

Ngày đầu tiên tới Hà Nội cũng là lúc ông gặp lại em trai của mình. “9 năm xa cách, chúng tôi đều đã thay đổi nhiều, nhưng khi tới cầu Long Biên nhìn thấy dáng hình thân thuộc của cậu em. Tôi gọi to “Có phải Tấn không”, hai anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi sau bao năm xa cách”.

Gia đình - Cuộc đoàn tụ đặc biệt của 5 anh em sau 9 năm chiến tranh xa cách (Hình 2).

 Năm anh em nhà ông Cẩn chụp ảnh lưu niệm mừng sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ông Cẩn đứng thứ 6 từ trái sang)

Ông Cẩn cũng chia sẻ thêm lý do sau khi học xong ở Huế, mấy anh em lại thất lạc nhau. Học xong, anh trai ông ra Thanh Hóa tham gia mặt trận Việt Minh. Hai người còn lại học xong cũng tham gia vào quân ngũ. Một anh nữa chiến đấu ở miền Nam Trung Bộ, sau chuyển ra Bắc. Người em kế tiếp ông Cẩn theo học trường thiếu sinh quân rồi trở thành chiến sĩ thông tin, đóng quân ở Hòa Bình. Cậu em út đi học ở Nghệ An, sau này chuẩn bị giải phóng thủ đô thì xin theo bộ đội từ Nghệ An về Hà Nội để tìm gặp các anh. Đặc biệt, ông Cẩn và anh trai mình đều thuộc biên chế Đại đoàn 304 nhưng ở đơn vị khác nhau nên cũng không được gặp mặt. 5 anh em trai cùng đi chiến trường nhưng mỗi người chiến đấu một phương, không biết tin ai còn ai mất.

Kể tới đây, ông bỗng nghẹn lại khi nhớ về mẹ của mình: “Thời điểm tham gia chiến dịch Hòa Bình, chúng tôi bị địch vây 10 ngày, ai cũng nghĩ tất cả chúng tôi đã hy sinh trong trận chiến và tổ chức lễ truy điệu. Mẹ tôi cũng qua đời thời điểm đó, cùng một lúc anh trai cả của tôi nhận được tin dữ em trai mình qua đời, chính là tôi…”.

Nhờ thông tin liên lạc truyền nhau trong các đơn vị tiến về Thủ đô, mấy anh em cũng biết thông tin đều còn sống và đang ở Hà Nội cả. “Chúng tôi đã hẹn nhau, cùng có mặt tại cầu Thê Húc… 9 năm xa cách, anh em gặp nhau vui mừng khôn xiết, ôm nhau khóc. Tôi vẫn còn nhớ, những người dân xung quanh thấy mấy anh em ôm nhau xúc động, họ cũng tới hỏi thăm và chúc mừng. Ngày giải phóng Thủ đô thực sự mang một ý nghĩa lớn với dân tộc và ý nghĩa thiêng liêng đối với riêng gia đình tôi, đó là ngày đoàn viên”.

Chiến tranh giờ đã lùi xa, vị Đại tá già đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, nhưng cách nay 5 năm một vụ tai nạn đã khiến ông Cẩn phải ngồi xe lăn không đi lại được nhiều. Tuổi cao nhưng trí óc còn minh mẫn, ông cũng gửi gửi gắm tình cảm của mình tới thế hệ trẻ đất nước. “Với ngày xưa, lòng yêu nước được thể hiện bằng việc xung phong ra trận, gìn giữ đất nước, nhưng hòa bình lập lại, cách thể hiện yêu nước cũng khác đi.

Tôi chỉ mong các bạn trẻ hãy sống, cống hiến học tập thật nhiều, học đi đôi với hành, lý thuyết phải áp dụng thật linh hoạt vào thực tiễn. Đặc biệt với lịch sử dân tộc, với Hà Nội đó là công lao của vua Lý Thái Tổ, Lê Lợi, Quang Trung… đó như một mốc son để thế hệ mai sau có thể tự hào về truyền thống đất nước. Các cháu thanh thiếu niên cần nắm vững lịch sử, để phấn đấu và học tập theo tấm gương hào hùng đó, giống như câu Bác Hồ từng dạy thanh niên trước khi về giải phóng Thủ đô: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước””. 

Phương Anh

Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.