Cuộc tàn sát bi thảm

Cuộc tàn sát bi thảm "bích hổ" thiên nhiên

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
0
(Nguoiduatin) Được mệnh danh là một trong những vị thuốc quý có thể chữa được phong thấp, giải độc, trị đột quỵ, tán sỏi và tiêu diệt khối u, tắc kè hoa hay còn gọi là "bích hổ" đã bị tàn sát một cách ghê rợn khi mỗi ngày hàng nghìn con đã bị giết hại tại Indonexia để đem xuất khẩu.

Theo nhiều người kinh doanh mặt hàng này cho biết, ngoài nguồn hàng chính được lấy và chế biến từ các trại nuôi tắc kè chuyên nghiệp.

Còn có một số lượng không nhỏ nguồn hàng khác lại do những tay săn bắt động vật hoang dã bắt ngoài tự nhiên cung cấp.

Vì thế dường như tại nhiều vùng hoang dã tại Indonexia, người ta đã không còn nhìn thấy bất kỳ con tắc kè hoa nào nữa.

Sau khi mổ, người ta kẹp dàn mỏng và phơi khô để xuất đi các nước Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á khác.

Tắc kè hoa Indonesia là một trong 20 loài thuộc họ thằn lằn có giá trị dược liệu quý, sinh trưởng và phát triển mạnh ở đất nước vạn đảo.

Y văn cổ của người Trung Hoa chép về loài này với tên gọi “Bích hổ” có vị mặt, tính hàn, hơi độc và có tác dụng rất tốt trong việc trừ phong thấp, giải độc, trị đột quỵ, tán sỏi và tiêu diệt khối u.

Do có giá trị dược liệu rất cao và được dùng để chiết xuất các tinh chất sản xuất mĩ phẩm, tắc kè hoa Indonesia có giá cao và được thị trường thế giới ưa chuộng.

Ở thời điểm hiện tại, mỗi con tắc kè hoa có giá bình quân 43 USD, việc xuất khẩu loại hàng hóa này đã mang về cho Indonesia một lượng ngoại tệ không nhỏ.

Theo thống kê, mỗi ngày có đến hàng ngàn chú tắc kè hoa khô được đóng trong các kiện hàng đưa về cảng Probolinggo thuộc tỉnh Đông Java, Indonesia để chuẩn bị xuất khẩu.

Quế Mai