“Cưỡng dâm nhầm” và chuyện bi hài của ngụy nương

“Cưỡng dâm nhầm” và chuyện bi hài của ngụy nương

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
0
“Ngụy nương” nam đóng giả nữ đã xuất hiện từ rất lâu trên sân khấu tại Trung Quốc. Trên thực tế, ngoài sinh lý và giới tính là nam giới ra, trong đời sống thường nhật những “ngụy nương” đều xuất hiện với hình dáng và cách sống của một người phụ nữ.

Họ có thể thu hút được sự chú ý của mọi người không phải là do tài diễn xuất của mình trên sân khấu mà là do ngoại hình, giọng nói, cách trang điểm giống hệt nữ giới. Tuy nhiên, cuộc sống của những “ngụy nương” này đa phần có kết cục hết sức bi thảm.

Ngụy nương- nghề chẳng giống ai

Ngay từ thời cổ đại, giữa hai giới tính của con người trong xã hội luôn có một khoảng cách rất lớn. Phần lớn nam giới đều là người nắm giữ quyền lực và của cải, có một địa vị rất cao và có khả năng chi phối người phụ nữ. Kết quả là người phụ nữ nào muốn có được một cuộc sống an nhàn, vui sướng thì phải chăm chút đến dung nhan của mình. Chính vì nguyên nhân này nên từ đó phụ nữ đã trở thành đối tượng chủ yếu để người khác ngắm nhìn. Không những thế, vẻ đẹp của người phụ nữ cũng đã trở thành trọng tâm của cái đẹp trong thế giới loài người.

Những ngụy nương thời phong kiến Trung Quốc

Tuy nhiên không hoàn toàn vì nhận định trên mà có thể khẳng định nam giới không đẹp bằng phụ nữ. Các “ngụy nương” của Trung Quốc xa xưa là một ví dụ điển hình cho nhận định này. Trước khi trở thành ngụy nương, đa phần nam diễn viên giả nữ đều sở hữu một ngoại hình “không thể đẹp đẽ và dịu dàng” hơn được nữa.

Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, trước đây xã hội coi các “ngụy nương” như một hiện tượng “lệch lạc giới tính” nhưng không phải do bẩm sinh. Có rất nhiều ngụy nương ngay từ khi sinh ra đã có một diện mạo đẹp như gấm như hoa, cũng có những người lại có tài cầm kỳ thi họa nổi trội. Khi lớn lên, do hoàn cảnh hoặc do sở thích, họ đi theo những kép hát để diễn những vai giả nữ mua vui cho thiên hạ. Trong môi trường “thật giả lẫn lộn” này, khi thoát khỏi những vai diễn, đôi khi các ngụy nương lại quên mất bản thân mình nguyên thủy là một người... đàn ông.

Sở dĩ trước đây tại các đoàn kịch lưu động ở Trung Quốc xuất hiện nhiều ngụy nương là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nước này. Ở thời kỳ phong kiến, phụ nữ chỉ được chăm lo việc nhà và phục tùng mệnh lệnh chồng con mà không được theo đuổi nghề nghiệp riêng của mình. Vì thế, đa phần ở các kép hát, để diễn các vai nữ, trưởng kép hát thường chọn ra trong đoàn nam diễn viên nào “xinh gái” nhất và có giọng nói ẻo lả nhất để diễn vai nữ.

Để có thể trở thành một ngụy nương đích thực, nam diễn viên phải trải qua một thời gian dài học tất cả những việc liên quan tới phụ nữ như: phân tích hình thể nam nữ, hóa trang, ăn mặc, các tư thế của nữ giới…Thậm chí ngay cả những phụ kiện đặc biệt dành cho phụ nữ như áo độn ngực, tóc giả, mỹ phẩm... cũng phải biết sử dụng một cách thành thạo. Ngoài ra, để trở thành một ngụy nương thực thụ, các diễn viên nam còn phải có sự khổ luyện trong từng cử chỉ, ánh mắt, cái lắc đầu, phẩy tay... làm sao cho giống phụ nữ nhất. Và ai cũng hiểu rằng đó là những việc không hề đơn giản nếu như không thực sự đam mê.

Ngụy nương Lý Linh và cuộc đời bi thảm

Vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, trong kinh thành lúc đó xuất hiện một ngụy nương vô cùng nổi tiếng có tên Lý Linh. Tại thời điểm này, ngụy nương Lý Linh đã làm đảo điên kinh thành khi có hàng ngàn người khắp nơi đổ xô đến để thưởng thức giọng hát cũng như sắc đẹp mê hồn của một “thiếu nữ” đang thì xuân sắc.

Không thể tưởng tượng nổi đây là những ngụy nương- trai giả gái

Tại những nơi đoàn hát đến biểu diễn, rất nhiều trai làng đã gửi đến “thiếu nữ” Lý Linh sự hâm mộ cuồng nhiệt bằng cách ném những đồng tiền “đổ mồ hôi sôi nước mắt” mới làm ra được lên sâu khấu. Có những người mặc dù không có tiền nhưng tối nào có đoàn biểu diễn cũng leo lên ngọn cây để được chiêm ngưỡng dung nhan đẹp như gấm như hoa của “nàng”. Thậm chí, ở mỗi nơi đoàn đi qua biểu diễn, rất nhiều đàn ông si mê đã chạy đuổi theo để được tận mắt nhìn thấy “người tình trong mộng” Lý Linh . Tuy nhiên, không ai biết được rằng, khi trút bỏ lớp trang điểm trên mặt, Lý Linh là một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi.

Một lần, có một thanh niên đằng đẵng đi theo đoàn hát khắp nơi với một mục đích duy nhất: được nhìn thấy khuôn mặt thật của “mỹ nữ” Lý Linh. Trên sân khấu rạng rỡ, xinh đẹp là vậy, nhưng khi bỏ lớp trang điểm của một ngụy nương, Lý Linh trở về là một người đàn ông 50 tuổi với mái tóc hoa râm và những vết chân chim trên khuôn mặt đã toan về già. Khi biết được sự thật Lý Linh chỉ là một ngụy nương và đã ngoài 50 tuổi, chàng thanh niên này đã ốm một trận thập tử nhất sinh vì ... thất tình. Sau đó, có nhiều người đồn đoán vì quá hận những vai diễn “lừa đảo” của Lý Linh mà anh ta thề độc rằng không bao giờ bước chân đi nghe hát nữa.

Sau này, số phận của ngụy nương Lý Linh hết sức bi thảm. Khi đã già và không thể giả gái diễn xuất được nữa, ông cũng sống trôi dạt nay đây mai đó với thân phận “nam không ra nam, nữ chẳng ra nữ” của mình. Vì cả đời đóng những vai giả gái, ngoài đời mọi sinh hoạt lại giống như một người phụ nữ từ dáng vóc cho đến lời ăn tiếng nói, vì thế “ngụy nương” này đã không thể kết hôn cùng ai. Cuộc sống cô độc cộng thêm tính nết “bất thường” nên cuối đời ông đã sống trong khổ cực và đói khát. Đến khi chết, bên cạnh Lý Linh cũng không có bất kỳ người bà con thân thích nào.

Suýt bị cưỡng hiếp do đóng ngụy nương quá đạt

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc thì không ai không nhắc tới trường hợp hy hữu của ngụy nương Cao Nhị đến từ tỉnh Giang Nam đời nhà Nam Tống (thể kỷ thứ 12). So về sắc đẹp của ngụy nương này thì nhiều mỹ nữ được cho là nghiêng nước nghiêng thành tại một nơi được ví như “thiên đường mỹ nữ” như Giang Nam đều phải “xách dép”. Người đời ví rằng: “Rèm châu vừa cuốn lên thì Cao Nhị nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y thướt tha, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập động. Cao Nhị vừa cầm phách gõ nhịp vừa cất giọng ca. Giọng nàng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng, khi lại thánh thót như rót vào tai. Tất cả quyện lại, huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách”.

Những ngụy nương có "sắc đẹp" khuynh nước khuynh thành

Đối với nhiều tục khách khi chiêm ngưỡng dung nhan trên sân khấu của Cao Nhị khi đó đều phải thốt lên rằng: “Đôi mắt của Cao Nhị trong suốt như dòng suối lạnh, lòng đen tuyền óng ánh phát hào quang, thoáng chốc như hớp hồn người đối diện. Cao Nhị như một đóa hoa còn chớm nụ, bao nhiêu nét tươi trẻ thanh xuân dường như ẩn hiện trong góc mắt đuôi mày. Mắt nàng trong suốt, mày nàng phương phi, miệng nàng chúm chím, vẻ đẹp của nàng ngỡ như là ảo tưởng”.

Không chỉ có sắc đẹp “hoa hờn nguyệt thẹn” như trên sân khấu, ngoài đời thực Cao Nhị còn là một người rất khéo léo trong chuyện bếp núc, giỏi khâu vá và thêu thùa. Không những thế, ông còn thích trang điểm và ăn mặc giống nữ giới. Tài năng hóa trang và ăn vận giả nữ của người đàn ông này giỏi đến nỗi, nhiều người khi tiếp xúc không ai biết đó là một nam nhân. Xung quanh nhà Cao Nhị khi đó luôn “dập dìu ong bướm” vờn quanh. Vẻ đẹp của ngụy nương này đã làm cho đàn ông mỗi nơi “nàng” đi qua đều phải ngả nghiêng và chao đảo.

Một lần, do quá đam mê sắc đẹp cũng như tài năng diễn xuất của Cao Nhị nên một quan huyện đã mời cả đoàn kịch đến biểu diễn tại phủ của ông ta. Sau khi biểu diễn xong, quan huyện đã tiếp đãi cả đoàn ăn uống no say bằng một bữa rượu thịt thịnh soạn. Theo kịch bản đã được lên từ trước đó, trong rượu của Cao Nhị có pha một ít thuốc ngủ và “cô” được đưa ngay vào phòng vị quan huyện này trước khi trời sáng. Chỉ sau khi “động phòng” được vài phút, cả phủ quan trong đêm tối bỗng nghe thấy tiếng gầm rít của vị quan huyện nọ. Nguyên nhân là, ông ta đã mắc lừa, và rằng mỹ nữ Cao Nhị mà vị quan này hằng mơ tưởng chiếm đoạt hóa ra lại là một... đực rựa chính hiệu.

Sau khi sự việc động trời này xảy ra, đoàn hát của Cao Nhị đã bị đuổi thẳng ra khỏi phủ quan huyện mà không nhận được bất kỳ đồng bồi dưỡng nào. Lúc đầu, câu chuyện “cưỡng dâm nhầm đàn ông” này chỉ có một vài người trong phủ biết do ông quan huyện nọ cấm tiệt để đỡ xấu hổ. Tuy nhiên “tiếng lành đồn xa”, chỉ vài hôm sau cả huyện lỵ nhỏ bé đó đã đồn đoán và lấy chuyện “ngụy nương” Cao Nhị ra để mổ xẻ và cùng... ngồi cười với nhau.

Mặc dù, ở thời kỳ hoàng kim, Cao Nhị có một cuộc sống khá sung túc khiến nhiều người phải ghen tỵ. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối cuộc đời, ngụy nương này cũng không tránh khỏi cuộc sống cô độc vì không có con cái. Cũng giống như ngụy nương Lý Linh ở đời nhà Đường, Cao Nhị khi chết cũng không có ai thân thuộc bên cạnh vì bố mẹ và anh em đã cự tuyệt khi người đàn ông này theo đuổi con đường chẳng giống ai. Mặc dù như vậy nhưng khi còn sống, Cao Nhị đã từng có phương châm rằng: “Tôi đã hạnh phúc với những gì đã chọn lựa. Đó là những vai diễn ngụy nương- nơi tôi có thể sống với con người thật của mình”.

Hải Hiền (Theo Xinwen)

Tag: rèm châu
Cùng chuyên mục

Buôn hàng giả, chiếm đoạt tài sản khách hàng, 2 giám đốc bị khởi tố

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:31
Buôn bán hàng giả, chiếm đoạt số tiền lớn của khách hàng, 2 giám đốc công ty vừa bị Công an tỉnh Hà Giang khởi tố, bắt tạm giam.

Khống chế đối tượng đạp ngã xe nhiều phụ nữ đi đường

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:22
Người đàn ông 39 tuổi có biểu hiện ngáo đá đã liên tiếp đạp ngã xe bốn phụ nữ đang chạy trên đường.

Bắt 2 giám đốc công ty sản xuất, buôn bán hàng giả

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:09
Buôn bán hàng giả, chiếm đoạt số tiền lớn của khách hàng, 2 giám đốc công ty bị bắt.

Thanh Hóa: Lý do chú rể “bất ngờ” bị bắt ngay trong ngày cưới

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:29
Ngày 25/4, thông tin từ Công an Thanh Hoá cho biết, lực lượng chức năng vừa bắt giữ 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới.

Án tù cho trùm giang hồ Thảo "lụi” chỉ đạo con trai huy động đàn em gây án

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:31
Xuất phát từ mâu thuẫn về việc đập phá nhà cửa và đánh người làm thuê, bị cáo Thảo đã đồng ý để Nguyễn Thanh Hào gọi đàn em gây rối trật tự công cộng.
     
Nổi bật trong ngày

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.