Đâu là điều kiện tiên quyết để thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm?

Đâu là điều kiện tiên quyết để thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm?

Chủ nhật, 06/08/2017 | 07:00
0
Theo TS. Dương Đức Hùng, chuẩn hóa xét nghiệm là điều kiện tiên quyết thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm vì trên thực tế không phải tất cả các bệnh viện đều có chuẩn giống nhau.

Từ ngày 1/8, bộ Y tế thí điểm thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm tại 38 bệnh viện tuyến Trung ương, chọn mỗi chuyên ngành 2-3 xét nghiệm được liên thông, sau đó từng bước mở rộng, xây dựng các danh mục xét nghiệm.

Theo nguyên tắc, việc liên thông chỉ áp dụng cho một số xét nghiệm, kết quả có giá trị trong một thời gian nhất định. Bệnh viện chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của bệnh viện khác có chất lượng tương đương hoặc cao hơn. Quyền chỉ định xét nghiệm vẫn là của bác sĩ nếu thấy cần thiết.

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện cùng TS.Dương Đức Hùng – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Bạch Mai để làm rõ hơn vấn đề đang được dư luận khá quan tâm này.

Xã hội - Đâu là điều kiện tiên quyết để thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm?

TS. Dương Đức Hùng – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Bạch Mai

Phóng viên: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc áp dụng liên thông kết quả xét nghiệm tại 38 bệnh viện tuyến Trung ương, trong đó có bệnh viện Bạch Mai?

TS. Dương Đức Hùng: Quy định của bộ Y tế được coi là văn bản pháp quy, trách nhiệm của các bệnh viện cũng như các đơn vị trực thuộc đều phải tuân thủ theo đúng quy định cũng như thời hạn. Bắt đầu từ 1/8, bệnh viện Bạch Mai cũng liên thông kết quả xét nghiệm. Đã có nhiều bệnh viện cùng tuyến chuyển bệnh nhân đến mà không cần làm lại một số xét nghiệm theo quy định của bộ Y tế.

Cũng nhiều người hỏi tôi, việc triển khai đó có vấn đề gì vướng mắc, xáo trộn không? Tôi xin trả lời rằng, khi triển khai chúng tôi không vấp phải bất cứ trục trặc hay khó khăn gì. Bởi lẽ, trước khi đưa ra quyết định này, bộ Y tế cũng đã có nhiều cuộc họp với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về xét nghiệm, các thầy thuốc lâm sàng.

Chúng tôi là người làm trực tiếp nên có gì mình chịu, có gì mình được hưởng và chúng tôi theo sát. Khi xây dựng danh mục chúng tôi cũng rất trách nhiệm xây dựng ra danh mục và thời gian bảo lưu xét nghiệm. Tức là hội đồng đã sàng lọc những gì cho phép liên thông, những gì không chứ không phải mọi kết quả xét nghiệm đều liên thông. Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng tới từng chi tiết như vậy, khi triển khai tôi tin, không chỉ bệnh viện Bạch Mai mà các bệnh viện khác cũng không có gì trục trặc lớn.

Phóng viên: Vậy theo ông đâu là điều kiện tiên quyết để thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm?

TS. Dương Đức Hùng: Trong xét nghiệm, muốn dùng chung thì hệ thống xét nghiệm của các bệnh viện quyết định liên thông với nhau phải theo chuẩn về xét nghiệm, nên việc đầu tiên là phải chuẩn hóa xét nghiệm. Đó là điều kiện tiên quyết vì trên thực tế không phải tất cả các bệnh viện đều có chuẩn giống nhau.

Thứ hai, trên thực tế có những xét nghiệm là bất biến, ví dụ như nhóm máu. Nhưng cũng có những xét nghiệm có thể thay đổi trong quá trình diễn biến của bệnh có đáp ứng điều trị. Ví dụ, với xét nghiệm chức năng gan của một bệnh nhân đang điều trị gan, hôm nay có thể khác và sau 6 tiếng đồng hồ cũng có thể khác vì bệnh nặng lên hoặc giảm đi sau quá trình điều trị. Như vậy, vấn đề ở đây là theo thời hạn cho phép mình sử dụng là bao nhiêu.

Thực tế chúng ta có thể thấy, ngay cả nhóm máu, nhiều người cho rằng nhóm máu là bất biến, kết quả xét nghiệm chỉ dùng một lần trong đời và không phải xét nghiệm lại. Nhưng tôi lấy ví dụ, một bệnh viện X lấy xét nghiệm nhóm máu, sau đó bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai với cùng kết quả nhóm máu đó. Tại bệnh viện Bạch Mai vì một lý do điều trị bệnh nhân phải truyền máu. Câu hỏi đặt ra lúc này, nếu không cho bệnh nhân thử lại nhóm máu có được không. Tôi ủng hộ vẫn phải thử lại. Bởi lẽ, trong trường hợp không may bệnh viện X xét nghiệm nhầm nhóm máu bệnh nhân, các bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai căn cứ vào xét nghiệm của họ và truyền máu. Vậy, khi tai biến nhầm nhóm máu thì người truyền chịu trách nhiệm hay người thử chịu trách nhiệm?

Cho nên có những trường hơp cụ thể vẫn phải làm lại xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm rất hay biến đổi không đưa vào danh mục này, chỉ những xét nghiệm có tính chất ổn định, tương đối dài mới đưa vào danh mục liên thông.

Tôi nhấn mạnh lại, tất cả phải theo chuẩn chung. Hệ thống xét nghiệm mỗi bệnh viện có thể dùng một hãng khác nhau, các thông số về máy có hệ số khác nhau... nên chúng ta phải có chuẩn để hiệu đính theo chuẩn sau đó đạt cùng chuẩn giống nhau mới áp dụng.

Phóng viên: Thưa ông, việc liên thông kết quả xét nghiệm có tiết kiệm được nhiều chi phí?

TS. Dương Đức Hùng: Nếu nói về chi phí không phải tiết kiệm được lớn vì số lượng xét nghiệm mình cho phép liên thông không phải nhiều. Nhưng tiết kiệm ở đây là về mặt thời gian và thủ tục hành chính cho người bệnh.

Ví dụ, tại tuyến dưới bệnh nhân siêu âm phổi, trên phim thể hiện rất rõ ràng, chất lượng phim tốt, không có biến đổi nhiều về diễn biến bệnh thì có thể dùng liên thông được mà không cần chụp lại khi chuyển lên tuyến Trung ương. Như với bệnh viện Bạch Mai, lượng bệnh nhân đông, để chụp được phim cũng phải mất 3-4 tiếng đồng hồ. Vì vậy, tiết kiệm ở đây không phải giá trị của phim chỉ vài chục nghìn đồng mà đó là giá trị thời gian.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này!

Nguyễn Huệ

Cùng tác giả

Nữ hộ sinh trong vụ trao nhầm trẻ sơ sinh ở Ba Vì lên tiếng

Thứ 5, 12/07/2018 | 10:39
Vừa qua, hai nữ hộ sinh liên quan tới vụ trao nhầm con suốt 6 năm ở bệnh viện Đa khoa Ba Vì đã chính thức lên tiếng.

Xác định bố mẹ ruột của hai đứa trẻ bị trao nhầm ở BVĐK Ba Vì

Thứ 4, 11/07/2018 | 21:17
Sự việc gia đình phản ánh bệnh viện Đa Khoa Ba Vì trao nhầm trẻ sơ sinh 6 năm trước đã được BV xác nhận. Tại đây, danh tính bố mẹ đẻ của 2 cháu bé đã được làm rõ.

Khởi tố lái xe tải lùi xe khiến thai phụ và bé 3 tuổi tử vong

Thứ 6, 08/06/2018 | 20:46
Ngày 8/6, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can và tạm giam 3 tháng đối với Bùi Tuấn Anh (SN 1992, HKTT tại Khu 7, Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) về tội Vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Chủ đầu tư "đá" trách nhiệm cho chủ bể bơi vụ bé trai đuối nước ở tòa nhà Golden Land

Thứ 4, 06/06/2018 | 12:10
Đại diện ban Quản lý tòa nhà Golden Land cho biết, đơn vị đã yêu cầu chủ bể bơi Fitness Garden xử lý cho êm đẹp theo đúng pháp luật và đúng hợp đồng đã cam kết với ban quản lý.

Hy vọng phép màu cho em bé trồi khỏi bụng mẹ sau vụ tai nạn giao thông

Thứ 5, 31/05/2018 | 12:01
Thấy bé trồi ra khỏi bụng mẹ sau vụ tai nạn, mọi người đã nhanh chóng lại đỡ em bé, cắt dây rốn rồi đưa đi bệnh viện.
Cùng chuyên mục

Nỗ lực của những người kể chuyện về Bác Hồ cho cả thế giới

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác, các nữ thuyết minh quê Bác đã nỗ lực tự học ngoại ngữ để tự tin kể chuyện về Người cho cả thế giới.

Hội Luật gia Tp.Thuận An tổ chức đại hội lần thứ nhất

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Đại hội đã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho phép thành lập Hội Luật gia Tp.Thuận An, đồng thời thông qua Quy chế hoạt động của Hội.

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Thường xuyên giám sát chất lượng hàng hóa trong chợ, trung tâm thương mại

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Nghị định 55/2024 nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong chợ, trung tâm thương mại.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Sáng mãi tên Người

Thứ 7, 18/05/2024 | 11:07
Ngày 18/5, theo Sở Thể thao và Văn hóa thành phố Đà Nẵng, đơn vị sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật nhân dịp kỉ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.