ĐBQH Lê Thanh Vân: Bộ GD&ĐT biên soạn riêng một bộ SGK là không cần thiết

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 29/08/2023 | 06:34
0
ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng không cần thiết phải thêm một bộ sách giáo khoa riêng do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

Sau 5 năm ra đời và 3 năm chính thức được đưa vào triển khai, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đã cho thấy sự đúng đắn của con đường đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm đáp ứng sự đổi thay của thời cuộc và sự phát triển của khoa học công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trao đổi với Người Đưa Tin xoay quanh việc triển khai, chương trình GDPT 2018, ĐBQH Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu đoàn Cà Mau cho biết, báo cáo tóm tắt kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã chỉ ra trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 đã được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục và toàn thể đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao, tạo chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhận.

Việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đã được Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành nghiêm túc thực hiện.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đã được ban hành tương đối toàn diện, bao quát những vấn đề cốt lõi, cần thiết nhất theo yêu cầu đổi mới. Nhìn chung, các văn bản được ban hành kịp thời, đúng tiến độ, phù hợp thẩm quyền.

Giáo dục - ĐBQH Lê Thanh Vân: Bộ GD&ĐT biên soạn riêng một bộ SGK là không cần thiết

Đã có có 6 nhà xuất bản tham gia biên soạn, phát hành sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng công phu, nghiêm túc, dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, lý luận và thực tiễn, có tính kế thừa và phát triển; bám sát mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới theo Nghị quyết số 29.

Quy trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch.

Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai trên phạm vi cả nước từ năm học 2020-2021 theo đúng lộ trình quy định tại Nghị quyết số 51.

Hệ thống sách giáo khoa, tài liệu giáo dục được tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt, in và phát hành cơ bản theo đúng tiến độ đáp ứng nhu cầu dạy và học. Nội dung sách giáo khoa bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Việc biên soạn sách giáo khoa đã huy động được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có trình độ , uy tín, kinh nghiệm tham gia biên soạn sách giáo khoa. Đã có có 6 nhà xuất bản tham gia biên soạn, phát hành sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp; 6 tổ chức biên soạn sách giáo khoa…

Nhìn nhận thêm về việc triển khai, chương trình GDPT 2018, ông Vân cho hay đa số ý kiến cho rằng chương trình GDPT phải ổn định.

Giáo dục - ĐBQH Lê Thanh Vân: Bộ GD&ĐT biên soạn riêng một bộ SGK là không cần thiết (Hình 2).

ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng không cần thiết phải thêm một bộ sách giáo khoa riêng do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

“Chương trình ổn định có nghĩa là khung phải ổn định, việc biên soạn sách giáo khoa để thực hiện chương trình phải đa dạng”, ông Vân nói và cho rằng sách giáo khoa để chính thức giảng dạy trong chương trình các cấp học phải ổn định.

“Không nên để chương trình, sách giáo khoa rơi vào tình trạng “năm nay một kiểu sang năm kiểu khác”. Cũng không nên bán kèm vở bài tập và sách tham khảo với sách giáo khoa theo kiểu “bia kèm lạc rang”.  

Vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Một trong những vấn đề được đoàn giám sát đưa ra là "nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước”.

Nêu quan điểm về nội dung này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng: “Không cần thiết phải thêm một bộ sách giáo khoa riêng do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn”.

Ông Vân phân tích, Bộ Giáo dục là quản lý nhà nước về giáo dục thì phải quản lý chương trình giáo dục nhất quán, làm sao kiểm soát việc biên soạn sách giáo khoa theo đúng chương trình đó, không được chệch hướng.

“Bởi, việc biên soạn sách giáo khoa có tính sáng tạo, giáo viên và học sinh có quyền lựa chọn sách nào phù hợp để học theo chương trình”, ông Vân nói thêm.

Ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa

Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát bỏ nội dung Bộ biên soạn SGK khỏi Nghị quyết, ĐBQH Hà Ánh Phượng (đoàn Phú Thọ) cho rằng: “Ngay từ khi bắt đầu đổi mới, Bộ GD&ĐT đã tập hợp và chỉ đạo đội ngũ chuyên gia, nhà giáo xây dựng khung chương trình, từ đó làm căn cứ để cho các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK. Hiện nay, tất cả các môn học ở cả ba cấp học đều đã có sách, như vậy Bộ GD&ĐT không cần phải biên soạn thêm một bộ SGK nữa, đỡ tốn kém cho ngân sách nhà nước.

Về giá, dù không có một bộ SGK của Bộ, cũng hoàn toàn không phải lo ngại. Bởi, tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Giá (sửa đổi). Luật đã có quy định về giá trần vì sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, đối tượng tiêu dùng rất lớn, có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, giá mặt hàng này tác động trực tiếp đến số đông người dân, trong đó có người thu nhập thấp.

Một lý do nữa cũng đã được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu ra, nếu Bộ GD&ĐT làm một bộ SGK thì điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa đã được nêu tại Nghị quyết 88 trong việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa. Tôi đồng tình với điều này.

Với việc có thêm một bộ SGK của Bộ, tôi e rằng sẽ tái diễn tình trạng “độc quyền” trong cung cấp SGK bởi tâm lý an toàn khi lựa chọn của các địa phương. Điều này sẽ đem tới lo ngại cho các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư trong các lĩnh vực khác, vì thấy chính sách thay đổi thất thường, môi trường đầu tư không ổn định”.

 

“Không muốn độc quyền cũng bị đẩy vào thế độc quyền”

“Quan điểm của tôi là phải nhìn nhận gốc rễ vấn đề, nói một chương trình nhiều bộ SGK mà không nói là bao nhiêu bộ (không phải 3, 4, 5 bộ) thì hiện nay đã có những bộ SGK cho học sinh lựa chọn rồi, có cần thêm SGK nữa hay không? Tôi cho rằng vẫn cần. Bởi, càng nhiều bộ SGK thì có càng nhiều lựa chọn.

Việc một chương trình nhiều bộ SGK là không thừa, thậm chí đến thời điểm này có tổ chức, cá nhân nào sẵn sàng biên soạn những bộ SGK mới thì Bộ GD&ĐT vẫn chấp nhận, thẩm định. Do đó, không có một giới hạn nào cho con số nhiều.

Tuy nhiên, nếu Bộ GD&ĐT biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa nữa thì cần phải lưu ý một số vấn đề:

Thứ nhất, vấn đề chọn sách giáo khoa, nếu Bộ có riêng một bộ SGK thì các cơ sở giáo dục liệu có tư tưởng chọn đúng bộ sách của Bộ biên soạn hay không? Sẽ dẫn đến tình trạng chúng ta xã hội hóa SGK, có nhiều bộ SGK nhưng nếu các cơ sở giáo dục đồng loạt chọn sách của Bộ thì chủ trương xã hội hóa, chủ trương nhiều bộ SGK của chúng ta bị phá sản. Bởi, không ai cấm các trường không được chọn sách giống nhau.

Bộ cũng không cần phải độc quyền, không cần đi tiếp thị cho mình mà các cơ sở giáo dục thấy được đây là bộ sách của Bộ biên soạn, bằng niềm tin tự nhiên thì sẽ chọn bộ sách này cho chắc chắn, do Bộ GD&ĐT biên soạn. Vô hình chung các bộ sách của các tổ chức cá nhân khác sẽ “đắp chiếu” để đấy, nhiều bộ sách sẽ bị phá sản. Nên đây cũng là điều phải tính đến.

Thứ hai, soạn SGK không phải việc dễ mà phải thành lập cả hội đồng, nếu chọn đúng theo tinh thần khoa học thì có bao nhiêu SGK thì những thành viên trong hội đồng phải đọc hết các bộ SGK, sau khi đọc xong có so sánh, nhận xét, đối chiếu với các bộ sách khác. Căn cứ vào thực trạng học sinh của cơ sở giáo dục sẽ chỉ ra bộ sách nào phù hợp và lúc đó mới đề nghị chọn. Do đó, quá trình lựa chọn bộ SGK là quá trình rất mất công.

Cho nên, khi có một bộ sách của Bộ ra thì không tránh khỏi tình trạng chọn bộ sách này đỡ phải đọc các bộ sách khác, đỡ chọn và đỡ mất thời gian, đặt niềm tin vào Bộ. Như thế, Bộ không muốn độc quyền cũng bị đẩy vào thế độc quyền.

Thứ ba, trong thời điểm hiện tại Bộ GD&ĐT cũng chưa khắc phục được những khó khăn Bộ gặp phải trong biên soạn sách như tác giả, công việc để chỉ đạo thực hiện chương trình GDPT 2018. Nên giờ yêu cầu Bộ ngay lập tức biên soạn một bộ SGK thì tôi nghĩ rằng đây là việc gây khó cho Bộ. Nếu cứ làm gấp như thế, chất lượng của sách cũng khiến nhiều người e ngại”, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương nhìn nhận.

Xem thêm:

>>> Bộ GD&ĐT làm sách giáo khoa: Cải cách lùi, nguy cơ xoá bỏ xã hội hoá

>>> Bộ GD&ĐT biên soạn SGK: “Không muốn độc quyền cũng bị đẩy vào thế độc quyền"

Tương lai của chủ trương Một chương trình, nhiều bộ SGK - [Bài 2] “Không muốn độc quyền cũng bị đẩy vào thế độc quyền"

Thứ 3, 22/08/2023 | 10:44
SGK chắc chắn là một học liệu rất quan trọng nhưng không phải vì quan trọng mà áp dụng một cách cứng nhắc, phải soi chiếu nhận thức về SGK dưới tinh thần đổi mới.

Tương lai của chủ trương Một chương trình, nhiều bộ SGK - [Bài 3] Đổi mới giáo dục: Nên bàn tiến, không nên bàn lùi

Thứ 5, 24/08/2023 | 16:33
Theo Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, việc yêu cầu biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước không khác gì “đẽo cày giữa đường”.

Cách các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới sử dụng sách giáo khoa

Thứ 5, 24/08/2023 | 09:14
Ngoài sách giáo khoa, học sinh có thể hỏi trực tiếp giáo viên, tham khảo trên Youtube hoặc các nguồn tương tự…
Cùng tác giả

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
Cùng chuyên mục

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...

Nắng nóng kéo dài đến bao giờ và khi nào có mưa?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:22
Nắng nóng kéo dài đến bao giờ là mối quan tâm của không ít người khi mà ngày hôm qua, nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra trên hầu khắp các khu vực.

Bình Phước: CSGT phát nước miễn phí cho người dân về quê nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:09
Người dân về quê nghỉ lễ được lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước hỗ trợ nước uống, khăn lạnh… miễn phí, giảm bớt cái nóng gay gắt trên hành trình.

Dịp nghỉ lễ 30/4, có nơi nắng nóng đỉnh điểm lên đến 45 độ C?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:02
Dự báo trong 3 ngày 28/4, 29/4 và 30/4 sẽ diễn ra nắng nóng cực kỳ gay gắt trên phạm vi cả nước khi nhiệt độ trong lều khí tượng có thể ghi nhận mức 45 độ C.