Địa phương được chọn sách giáo khoa: Ngăn lựa chọn cảm tính,

Địa phương được chọn sách giáo khoa: Ngăn lựa chọn cảm tính, "thân quen"

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 4, 27/11/2019 | 13:45
0
Sau khi bộ GD&ĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều băn khoăn đặt ra với việc địa phương được giao quyền lựa chọn sách, liệu có xuất hiện những tiêu cực?

Công khai, minh bạch, tránh quan hệ “thân quen”

Trước những lo ngại sẽ xuất hiện tiêu cực khi giao địa phương chọn sách giáo khoa, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: “Những tiêu cực chỉ có thể xảy ra khi có những mối quan hệ “thân quen” dẫn đến lựa chọn bộ sách “thân quen” mà thôi”.

Ông Dong phân tích: “UBND tỉnh sẽ thành lập hội đồng với sự tham vấn của sở GD&ĐT, vậy, chỉ cần công khai nội dung, quyết định. Đối với từng bộ sách, các thành viên hội đồng phải phân tích rõ ràng về điểm mạnh, điểm yếu, từ đó có sự so sánh được nội dung hay hoặc không hay. Sau đó, mới có sự lựa chọn một cách thuyết phục.

Nếu hội đồng đưa ra những ý kiến, quan điểm, tham vấn phải chọn bộ sách nào, phải đưa ra lý do cụ thể, không thể chỉ “gợi ý” chọn mà không công khai các căn cứ rõ ràng”.

Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: “Không chỉ “lật bài ngửa” trong các cuộc họp hội đồng, mà hội đồng sau khi thông qua quyết định thì cần công khai những yếu tố đáng chú ý để đánh giá từng bộ sách, từ đó, sẽ lựa chọn được bộ sách phù hợp nhất, hiệu quả nhất đối với từng địa phương.

Giáo dục - Địa phương được chọn sách giáo khoa: Ngăn lựa chọn cảm tính, 'thân quen'

GS. TS Phạm Tất Dong cho rằng, những tiêu cực chỉ có thể xảy ra khi có những mối quan hệ “thân quen” dẫn đến lựa chọn bộ sách “thân quen” .

Muốn cho các bộ sách được lựa chọn thật thuyết phục, thì địa phương cũng cần lựa chọn thành viên hội đồng cẩn thận, đảm bảo các thành phần theo hướng dẫn của Bộ.

Bên cạnh đó, bộ GD&ĐT phải đưa ra những hướng dẫn đến địa phương thật tỉ mỉ, cụ thể, địa phương nào làm không đúng, không công khai, minh bạch sẽ phải chịu trách nhiệm”.

“Sau khi công bố những bộ sách giáo khoa mới và giao quyền lựa chọn cho địa phương, bản thân tôi còn lo, có địa phương nào làm việc “nửa vời”, đang chọn bộ này, giảng dạy trong thực tiễn thấy không hay lại đòi chuyển qua bộ khác thì học sinh chỉ có nước “khóc dở, mếu dở” thôi”, GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ.

Chất lượng không “gói gọn” ở nhà xuất bản, đừng cảm tính!

Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông cho rằng: “Nói là UBND tỉnh quyết định lựa chọn sách giáo khoa, nhưng thực tế, cũng cần thành lập hội đồng chuyên môn để đưa ra những ý kiến đóng góp, trao đổi trước khi quyết định lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học. Theo tôi đánh giá, đây cũng là một bước ngoặt, bởi, lần đầu tiên có nhiều sách giáo khoa để lựa chọn, giao quyền lựa chọn cho địa phương.

Nếu đã được Nhà nước giao quyền lựa chọn mà địa phương lại lựa chọn theo “cảm tính”, thì chỉ thiệt cho học sinh tại và thiệt cho giáo dục tại địa phương mình. Tại sao cứ phải theo một nhà xuất bản nào đó, không nhất thiết phải như vậy, mà điều quan trọng nhất là chất lượng sách!”.

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, tất cả các bộ sách đều đã được hội đồng thẩm định thông qua, tức là về nguyên tắc đều đã phù hợp với chương trình.

“Nhưng cũng giống như một món ăn, mặc dù đã được chứng nhận an toàn thực phẩm, có công thức nấu cơ bản, nhưng mỗi nơi sẽ có hương vị riêng.

Sách giáo khoa cũng như vậy! Chất lượng sách không nằm ở nhà xuất bản, mà nằm ở tác giả biên soạn. Một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng là tác giả, cần có sự am hiểu về giáo dục phổ thông, có kinh nghiệm xây dựng chương trình, kinh nghiệm biên soạn thì mới thực hiện được, ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS. Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục lại cho rằng: “Theo tôi, nếu trong hội đồng, tỷ lệ giáo viên đảm bảo 2/3 thành viên, thì có thể kết quả lựa chọn sẽ hoàn toàn công bằng.

Giáo dục - Địa phương được chọn sách giáo khoa: Ngăn lựa chọn cảm tính, 'thân quen' (Hình 2).

Những cuốn sách giáo khoa mới của nhà xuất bản Giáo dục liệu có được "ưu ái"?

Bên cạnh đó, cũng chưa chắc bộ sách giáo khoa của nhà xuất bản đại học Sư phạm và nhà xuất bản đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh đã thiếu sức cạnh tranh hơn 4 bộ sách của nhà xuất bản Giáo dục, đặc biệt, với những cuốn sách của nhà xuất bản địa học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh có thể còn phù hợp hơn cho những địa phương ở miền Nam”.

Đối với những lo ngại về việc, các địa phương thường hướng đến những bộ sách của nhà xuất bản Giáo dục, thuộc bộ GD&ĐT để “bật chế độ an toàn” trước các kỳ thi chung của cả nước, TS.Vũ Thu Hương khẳng định, bất kể bộ sách của nhà xuất bản nào, cũng cần bám sát khung chương trình đã được xây dựng trước, đảm bảo yêu cầu cần đạt. “Vì vậy, không có bộ sách nào nhận được sự ưu ái hơn, các địa phương không cần thiết phải lựa chọn theo uy tín của nhà xuất bản”, chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hương nhấn mạnh.

Bộ GD&ĐT sẵn sàng đối thoại với GS Hồ Ngọc Đại về sách công nghệ giáo dục

Thứ 6, 22/11/2019 | 20:22
Tại buổi họp báo công bố sách giáo khoa mới, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học, bộ GD&ĐT thông tin, Bộ sẽ tiến hành rà soát và báo cáo Thủ tướng về việc sách giáo khoa công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại bị loại.

Sách giáo khoa mới: Trường học có thể tham khảo bộ sách địa phương không lựa chọn

Thứ 6, 22/11/2019 | 20:10
Bộ GD&ĐT vừa công bố 32 sách giáo khoa đã vượt qua vòng thẩm định, sẽ được đưa vào học đường, áp dụng giảng dạy từ năm học 2020-2021 theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Sách giáo khoa môn giáo dục thể chất: "Không cần thiết"

Thứ 4, 16/10/2019 | 10:15
GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng: “Môn Giáo dục thể chất chỉ nên có sách hướng dẫn cho giáo viên, còn sách giáo khoa cho học sinh thì không cần thiết. Bởi vì, học sinh tham gia giờ thể dục đã có sự hướng dẫn của các thầy cô".

11 bản thảo sách giáo khoa "Không đạt" chờ vòng thẩm định mới

Thứ 5, 10/10/2019 | 14:01
Theo thông tin mới nhất, hội đồng thẩm định quốc gia sách giáo khoa đã làm việc xong 2 vòng. Kết thúc 2 vòng thẩm định, có 11 bản thảo sách bị đánh giá “Không đạt”.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao tại cuộc thi "HackTheon Sejong"

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:51
Kết thúc vòng sơ khảo Cuộc thi “HackTheon Sejong”, các đội tuyển của Việt Nam đã đạt thành tích cao, tiếp tục vào vòng chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Miền Bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đang bắt ếch ngoài đồng, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:00
Trong lúc đi bắt ếch trên đồng, người đàn ông bị sét đánh trúng, ngã gục tại chỗ. Khi đưa vào bệnh viện thì nạn nhân đã tử vong.

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra coi thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:11
Các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều khâu chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất.