Điêu đứng sau cơn lũ

Điêu đứng sau cơn lũ

Bùi Thị Ngân
Thứ 4, 11/11/2020 | 08:59
0
Với những thiệt hại nặng nề sau 2 cơn lũ vừa qua, người dân Hà Tĩnh đang lâm vào cảnh "đụng đâu khó đó".

Rau chết khô, dân đốt bỏ

Thôn La Xá, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được mệnh danh là “thủ phủ” trồng rau gia vị. Toàn thôn có 145 hộ thì số hộ trồng rau gia vị chiếm 2/3 với tổng diện tích 3ha. Đây là vùng trồng rau thơm ven TP.Hà Tĩnh - nguồn cung ứng chủ yếu cho địa bàn toàn tỉnh và các vùng lân cận, cho thu nhập bình quân từ 10 – 15 triệu đồng/tháng/hộ.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ

Là "thủ phủ" trồng rau thơm, giờ đây thôn La Xá chỉ còn trơ lại những luống đất trọc.

Tuy nhiên, trận lũ vừa qua đã khiến toàn bộ diện tích trồng rau thơm của người dân bị ngập úng. Sau khi lũ rút, chỉ còn trơ lại gốc héo khô, người dân chỉ còn biết nhổ vứt đi. Không những thế, hệ thống bét tưới, máy bơm cũng ngâm nước lũ lâu ngày rỉ tét, hư hỏng.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 2).

Ông Đệ được xem là ông tổ trồng rau gia vị tại làng với 31 kinh nghiệm.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 3).

Ông nói rằng, cuộc đời ông chưa bao giờ thấy nước lũ khủng khiếp đến như vậy.

Xới những luống đất để chuẩn bị bón vôi khử phèn, khôi phục lại vườn rau đã bị xóa sổ sau lũ, ông Phạm Văn Đệ (SN 1957), là người trồng rau thơm đã 31 năm qua tại thôn La Xá cho biết, gia đình ông có 5 sào đất trồng rau gia vị. Trung bình mỗi sào 1 tháng cho thu nhập 3,5 triệu đồng, 5 sào rau gia vị của gia đình ông cho thu nhập 15 - 20 triệu đồng/tháng.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 4).

Những luống rau của gia đình ông Đệ khô khốc sau lũ...

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 5).

Những gốc còn "trụ" lại được cũng úa lá

Hai trận lũ liên tiếp đã khiến nguồn thu nhập của cả gia đình ông trôi theo nước lũ. 5ha rau gia vị bị ngập úng dẫn đến chết khô sau khi nước rút. Đáng nói, đặc thù cây gia vị ở đây người dân trồng trữ giống gối vụ còn mua giống ở nơi khác về trồng không mọc được do không hợp thổ nhưỡng, vì vậy giống càng trở nên khan hiếm.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 6).

Cây tía tô bị úng nước, thối chết khô...

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 7).

Ông Đệ phải nhổ, đem đốt bỏ.

“May mắn còn một ít giống tía tô sót lại nên tôi cung cấp cho người dân, ngoài ra tôi mua thêm giống cây rau húng về trỉa thêm chứ các loại giống khác mua về trỉa cũng không mọc”, ông Đệ cho biết.

Cách nhà ông Đệ không xa là khu vườn rộng gần 1.000 m2 của chị Nguyễn Thị Nghĩa (SN 1968, thôn La Xá). Dấu bùn vẫn còn bám lên trên từng vòi tưới. Chị Nghĩa đã dọn dẹp, gom xác cây rau gia vị bị chết nhưng vì chưa có giống để tái sản xuất nên chị chưa xới đất để trồng.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 8).

Hệ thống bét tưới của gia đình chị Nghĩa bị tét rỉ...

Vườn của gia đình chị Nguyễn Thị Nghĩa là một trong 10 vườn mẫu của thôn. Trước đây, vườn rau xanh ngát với đủ các loại như rau tía tô, húng, quế, canh giới…nhưng giờ không sót lại cây nào. Thu nhập của gia đình chị Nghĩa chủ yếu dựa vào vườn rau, chị cũng là đầu mối thu mua rau gia vị cho các thành viên THT rau gia vị thôn La Xá. Sau lũ, chị như trở thành người không có việc làm.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 9).

... đổ sạp sau lũ

Theo bà Dương Thị Thìn (SN 1951), trưởng thôn La Xá, những năm gần đây, người dân trong thôn hầu hết chuyển đổi sang trồng cây gia vị vì cho thu nhập cao gấp 14 lần so với trồng lúa. Tại đây, cũng thành lập THT rau gia vị thôn La Xá với 22 thành viên.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 10).

Vườn rau gia vị xanh mướt của người dân thôn La Xá giờ còn gốc chết khô.

“Chúng tôi mới họp chi bộ, liên đoàn thôn để bàn phương án khôi phục sản xuất. Thôn vận động dân tăng cường tái thiết sau lũ và đặt ra mục tiêu đến cuối tháng 10 âm lịch phải có rau cho dân bán, phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Nhưng giờ với tình trạng này rất khó để khôi phục” – bà Thìn nói.

Cũng theo bà Thìn, bây giờ, người dân cần nhất là giống. Nguồn giống phải mua từ các hộ dân khác vẫn còn trữ giống chứ cấp giống cho dân sẽ không trồng được gây lãng phí.

80 vạn con gia cầm chết sau lũ

2 đợt lũ lụt lịch sử từ ngày 18 – 21/10 và 30 – 31/10 đã khiến đời sống của hàng vạn hộ dân hạ du hồ Kẻ Gỗ bị ngập sâu nhất: huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP.Hà Tĩnh... lâm cảnh khốn khó; thiệt hại về tài sản, giao thông, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp vô cùng nặng nề.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 11).

Người dân tại xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà tái thiết chăn nuôi sau lũ.

Riêng sản xuất nông nghiệp, theo ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho hay, ít nhất 550 ha lúa, gần 3.000 ha rau màu bị thiệt hại; gần 270 tấn hạt giống, 17.000 tấn lương thực bị ngập nước, hư hỏng; gầ 10.000 con gia súc và gần 80 vạn con gia cầm bị chết, cuối trôi...

Xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà được biết đến là “thủ phủ” chăn nuôi gia cầm. Đợt lũ lần 1 vừa qua có 90% số hộ trên địa bàn xã bị ngập sâu; 20.000/72.000 con gia cầm bị xóa sổ.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 12).
Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 13).

Hình ảnh la liệt xác lợn, bò của người dân Hà Tĩnh sau lũ.

“Ngoài thiệt hại cụ thể trước mắt, nước bạc xâm nhập ao hồ còn khiến vịt ngưng đẻ, mỗi ngày bà con mất hàng triệu đồng tiền thức ăn/hộ để nuôi cầm cự”, ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đài thông tin.

Tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà “thủ phủ” trồng rau xanh tại tỉnh Hà Tĩnh cũng có hơn 65 ha diện tích trồng rau của người dân bị ngập sâu trong nước, gây hư hỏng hoàn toàn, thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 14).

Bộ NN-PTNT và các doanh nghiệp hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh khắc phục hậu quả lũ lụt với tổng giá trị hơn 17 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê, 2 trận lũ lịch sử vừa ra tại Hà Tĩnh đã khiến tỉnh này bị thiệt hại về trồng trọt, chăn nuôi, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông… với tổng số tiền hơn 5.300 tỉ đồng. Mặc dù, người dân đang cố gắng cùng với sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, bộ ngành Trung Ương và địa phương bắt đầu tái thiết sản xuất, ổn định đời sống sau lũ nhưng với những thiệt hại quá nặng nề, người dân nơi đây đang lâm vào cảnh “đụng đâu khó đó”.

Tin nhanh - Điêu đứng sau cơn lũ (Hình 15).

Tràn xả lũ hồ Kẻ Gỗ bình yên sau lũ. Nơi đây, trong cơn lũ, lưu lượng xả thời điểm cao nhất lên đến 1.060m3/s.

Để đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế lâu dài cho người dân vùng lũ, tại buổi làm việc với đoàn công tác bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu vào chiều 10/11, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất Chính phủ, Bộ ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh 2.000 tấn giống lúa ngắn ngày; 170 tấn giống ngô; 30 tấn giống rau phục vụ sản xuất vụ Đông và Đông Xuân. Hỗ trợ 3 tấn gạo cứu đói cho nhân dân vùng lũ. Đặc biệt, bố trí kinh phí thực hiện ngay Dự án tiêu thoát lũ vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ với tổng chi phí 1.455 tỉ đồng.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu vào chiều 10/11, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng cục Chăn nuôi (bộ NN-PTNT) thông tin, trước mắt, cục sẽ cùng các doanh nghiệp hỗ trợ 220.000 con giống gia cầm, 60 tấn thức ăn chăn nuôi, 60 triệu đồng tiền thuốc thú y và 2 lớp tập huấn chăn nuôi cho người dân vùng lũ Hà Tĩnh khôi phục sản xuất. Phía Tổng cục Thủy sản cũng kêu gọi các doanh nghiệp, thống nhất hỗ trợ Hà Tĩnh 5 triệu con tôm giống, 10 tấn thức ăn và một cơ số chế phẩm xử lý ao nuôi, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng.

Tính đến ngày 10/11, bộ NN-PTNT đã kêu gọi các tổ chức, đơn vị, cá nhân hỗ trợ người dân 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua gần 1,1 triệu con gà giống, 17.000 con vịt giống; 2.000 con ngan giống; 300 tấn thức ăn; 300 triệu đồng tiền thuốc thú y; 85.000 lít và 120 tấn hóa chất khử trùng; hơn 2,3 triệu liều vắc xin…

Hiện, Bộ đã cấp phát cho các tỉnh 18 tấn giống ngô; 10,8 tấn hạt giống rau; 30.000 liều vắc xin, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng.

 

Từ vùng lũ Hà Tĩnh mang xôi nóng cứu trợ người dân Nghệ An

Thứ 4, 04/11/2020 | 14:46
Chương trình "hướng về vùng lũ" do Tạp chí Đời sống & Pháp luật phối hợp các nhóm từ thiện tiếp tục cứu trợ nhu yếu phẩm cho bà con Nghệ An.

138 tỷ đồng cứu trợ bà con Hà Tĩnh khắc phục kinh tế sau lũ

Thứ 3, 03/11/2020 | 18:11
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định sử dụng nguồn tài trợ, cứu trợ của các tổ chức, cá nhân để trao cho người dân khắc phục thiệt hại trong đợt lũ vừa qua.

Những người đi xuyên tâm lũ

Thứ 6, 23/10/2020 | 15:21
7.000 cán bộ, chiến sỹ công an, bộ đội tỉnh Hà Tĩnh lao mình giữa dòng nước lũ. Họ giao phó mẹ già, con nhỏ để thực hiện nhiệm vụ người chiến sỹ của nhân dân.
Cùng tác giả

Cao tốc Bắc-Nam chưa thể thông tuyến đến điểm giao Bãi Vọt

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:00
Cao tốc Bắc - Nam hiện chỉ mới thông tuyến Hà Nội đến Diễn Châu (tỉnh Nghệ An), điểm giao với QL7. Riêng điểm Bãi Vọt (tỉnh Hà Tĩnh) dự kiến thông tuyến vào 2/9.

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:15
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Dự báo Hà Tĩnh nắng chưa từng có dịp nghỉ lễ 30/4

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:31
Trong thời gian nghỉ lễ 30/4, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh được dự báo xảy ra nắng nóng kỷ lục với nền nhiệt có thể lên đến 43,4°C.

Hà Tĩnh: Xanh mướt hàng rào bằng cây duối trăm tuổi trong nắng hè

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:09
Những hàng rào bằng cây duối tuổi đời trăm năm khiến làng quê tại xã Tùng Ảnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) rợp mát trong ngày nắng hè.

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (2): Động viên ngư dân bám biển, khai thác thủy sản hợp pháp

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:50
Sự quyết liệt của lực lượng bộ đội biên phòng đã góp phần lớn tiên quyết trong công tác phòng, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp trên biển.
Cùng chuyên mục

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:25
Sáng ngày 28/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".
     
Nổi bật trong ngày

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Phê duyệt chủ trương dùng hơn 3.000 tỷ mở rộng cao tốc La Sơn-Hòa Liên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:28
Dự án mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.