Định hướng nghề nghiệp cho con, có gì đâu mà phức tạp hóa

Định hướng nghề nghiệp cho con, có gì đâu mà phức tạp hóa

Thứ 5, 19/04/2018 | 10:33
0
Ở quê tôi, có một làng được gọi là “làng đại học”. Nghĩa là con cháu trong làng đứa nào đứa nấy đều thi đỗ đại học. Năm đầu không đỗ, năm sau nhất định phải thi đỗ, năm sau không thi đỗ nữa thì vài năm sau nữa cũng phải ôn thi lại cho đến khi vào được cổng trường đại học thì thôi.

Đó là với thanh niên, còn phụ huynh thì cũng ngày đêm làm lụng, kiếm tiền gom góp lo cho đứa lớn, đứa bé vào được đại học thì mới thôi.

Mong muốn nâng cao tri thức là một trong những điều cần thiết trong xã hội hiện nay, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp phát triển từng ngày. Thế nhưng, nhất nhất “luyện” cho con thi đỗ đại học ở nhiều làng quê bỗng trở thành gánh nặng đè lên đôi vai của cả phụ huynh lẫn học sinh.

Vì sao ư? Phụ huynh thì bị gánh nặng kiếm tiền, học sinh thì bị gánh nặng khoa cử? Chẳng thế mà không ít trường hợp phát điên vì học quá nhiều, tự tử vì không thi đỗ đại học cũng không phải là điều hiếm xảy ra.

Vậy tại sao các bậc phụ huynh không giảm thiểu gánh nặng trên đôi vai chính bản thân mình và cho cả con cái chúng ta?

Định hướng nghề nghiệp cho con, có gì đâu mà phức tạp hóa

Thằng con trai tôi mê làm Dược sĩ từ nhỏ, bé tí đã thích mặc blouse trắng, đòi bố mua đồ chơi Dược sĩ để “luyện” dần. Ước mơ của nó không ít lần khiến tôi “vã mồ hôi”, bởi rằng thi vào ngành Dược đâu có dễ đến thế?

Theo thông tin báo đài thì ngành Dược là một trong TOP những ngành có tỉ lệ chọi cao, điểm đầu vào dễ cũng đến 29 điểm. Một học sinh vùng quê như nó, lấy đâu ra nhiều kiến thức mà thi thố, cạnh tranh với học trò thành phố.

Sau một thời gian tìm hiểu, tôi quyết định cho thằng con tôi học cao đẳng Dược. Cao đẳng cũng được, đỡ oai một chút cũng được. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, học xong Cao đẳng 3 năm, học liên thông lên đại học thêm 2 năm nữa là được tấm bằng Cử nhân đại học. Có khác gì so với việc học 5 năm đại học? Chẳng những vậy, để con tôi thi Cao đẳng Dược, tỉ lệ chọi thấp hơn, điểm đầu vào rất thấp. Có trường còn chỉ cần xét tuyển trung học phổ thông là được.

Tôi từng nghe một câu nói rất hay rằng: “con đường nào cũng dẫn đến thành Rome”. Đi đường thẳng cũng đến, đi đường vòng cũng đến, túc tắc hay lao như tên lửa rồi cũng có ngày chúng ta đến đích.

Học xong 3 năm Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, con tôi học liên thông tiếp thêm 2 năm đại học nữa. Tôi bảo từ xưa đến nay vẫn “Nhất là Y, Nhì đến Dược”, ra trường không lo không có việc làm, cứ cho nó học. Nghề Dược chẳng bao giờ thiếu việc làm, cùng lắm thì về quê mở quầy thuốc giúp cho người dân mua thuốc cho gần, đỡ phải đi xa.

Nào ngờ, thằng con tôi ra trường với tấm bằng đại học ngời ngời cộng với tính tình năng động, thêm vào đó, có rất nhiều “ông lớn” về công nghệ như Thế giới di động, Tập đoàn Nguyễn Kim hay VinGroup lấn sân vào ngành Dược, khiến cho nhu cầu nhân sự của ngành này tăng cao. Nó nhanh chóng xin được làm trình dược viên tại một công ty lớn, mỗi tháng bỏ túi vài chục triệu tiền lương, bố mẹ cũng được một phen nở mày nở mặt.

Vậy đấy! Thành công hay thất bại trong cuộc sống là do lựa chọn của mỗi người, chọn cách đi đường vòng hay đường thẳng trước sau gì cũng đến đích, chỉ có điều bạn có vững tin hay không mà thôi.

Thúy Lành

“Ngày hướng nghiệp” dành cho HSSV đam mê công nghệ thông tin và Toán ứng dụng

Thứ 5, 05/10/2017 | 11:12
Ngày 8/10, tại trường đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội (334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình “Ngày hướng nghiệp” trong khoa học máy tính, khoa học thông tin và Toán ứng dụng.
Cùng chuyên mục

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.