Đối phó với Nga, Mỹ cần cả kế hoạch thận trọng và kiên quyết

Đối phó với Nga, Mỹ cần cả kế hoạch thận trọng và kiên quyết

Vũ Thu Hương
Thứ 3, 15/06/2021 | 18:58
0
Không giống cựu Tổng thống Donald Trump, người đã dành bốn năm để ca ngợi ông Putin, ông Biden coi chính sách với nước Nga là 1 phần trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Tổng thống Joe Biden đã nêu rõ các đường nét của chính sách đối với Nga. Mỹ sẽ  ngăn chặn, răn đe và trừng phạt Nga khi cần thiết. Không giống như cựu Tổng thống Donald Trump, người đã dành bốn năm để ca ngợi ông Putin, ông Biden coi chính sách nước Nga là một phần trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Đây là một khởi đầu tuyệt vời. Nhưng bài kiểm tra thực tế đầu tiên về khả năng biến các đường hướng thành hành động của ông Biden sẽ diễn ra vào tuần này tại Geneva trong cuộc gặp với ông Putin. Ông Biden đề xuất cuộc gặp một phần nhằm khám phá các lĩnh vực hợp tác có thể có với ông Putin và một phần để ngăn cản một số động thái ở Nga. Ông Biden có thể đạt được thắng lợi với các mục tiêu đầu nhưng khó thành công đối với mục tiêu sau. Do đó, hẳn nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải theo dõi, hoạch định chính sách ngoại giao kiên quyết và thận trọng.

Những giới hạn của việc hợp tác

Mặc dù quan hệ Mỹ-Nga gần đây đang đi xuống, nhưng vẫn còn khả năng hợp tác. Một lĩnh vực nên được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự ở Geneva là kiểm soát vũ khí. Ông Biden và ông Putin hồi tháng 2 đã đồng ý gia hạn hiệp ước START mới. Mỹ muốn có những hạn chế mới đối với vũ khí hạt nhân phi chiến lược và Nga muốn hạn chế phòng thủ tên lửa. Ông Biden và ông Putin cũng sẽ xem xét khởi động các cuộc thảo luận về quy định mới cho vũ khí mạng và vũ khí không gian.

Tiêu điểm - Đối phó với Nga, Mỹ cần cả kế hoạch thận trọng và kiên quyết

Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Nga

Cải thiện đường dây liên lạc giữa Moscow và Washington cũng là một vấn đề tiềm năng cùng có lợi. Đại sứ Nga tại Mỹ hiện làm việc ở Moscow, và đại sứ Mỹ tại Nga đang làm việc ở Washington. Do đó, hầu hết các cuộc trao đổi ngoại giao không phải đến từ các cuộc họp kín. Để giảm nguy cơ thông tin sai hoặc nhận thức sai dẫn đến xung đột, ông Biden và ông Putin nên thiết lập lại liên lạc cấp cao giữa hai chính phủ thông qua kênh Bộ Ngoại giao hai nước. 

Ít có khả năng thành công hơn nhưng vẫn đáng khám phá ở Geneva sẽ là một chương trình hợp tác nhỏ về các vấn đề đa phương, chẳng hạn như ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân và duy trì hỗ trợ nhân đạo cho người Syria .

Ông Biden mở ra khả năng hình thành một mối quan hệ hợp tác hơn với Nga khi biết rõ rằng ông Putin khó có thể chọn hướng đi đó. Ông Putin nắm giữ lợi thế về mặt chính trị và ông nỗ lực tạo dựng hình ảnh của Nga như một cường quốc. Do đó, dù ông Putin có tỏ ra cởi mở với những hợp tác hay không, thì chính quyền ông Biden vẫn phải tìm cách kiềm chế Điện Kremlin.

Chiến lược tích cực

Việc thắng cử của ông Biden đã làm dấy lên hy vọng mới cho những người ủng hộ dân chủ không chỉ ở Ukraine mà còn ở những nơi khác trong khu vực, bao gồm Armenia, Belarus, Georgia, Moldova. Do đó, ông Biden cần hỗ trợ những người ủng hộ dân chủ mới này.

Ông Biden nên sử dụng hội nghị thượng đỉnh về dân chủ đã được lên kế hoạch của mình để khởi động một thể chế quốc tế mới nhằm hỗ trợ các nhà lãnh đạo và ý tưởng dân chủ trên toàn thế giới.

Cuối cùng, nhà lãnh đạo Mỹ nên tái cấu trúc các phương tiện truyền thông của chính phủ Mỹ để việc chống lại những tuyên truyền của Nga được tốt hơn.      

Ông Biden đã rất chuẩn xác khi luôn đặt ra những nghi vấn về việc Nga có thể chấp nhận một mối quan hệ ổn định hơn với Mỹ hay không. Ông chủ Nhà Trắng cũng đúng khi cố gắng làm việc với Điện Kremlin trong một chương trình nghị sự mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là việc bàn về kiểm soát vũ khí. Ngay cả trong những thời điểm căng thẳng của Chiến tranh Lạnh, các tổng thống Mỹ đã hợp tác với những người đồng cấp Liên Xô để giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Đồng thời, chính quyền Biden phải nhanh chóng phát triển các lĩnh vực khác trong chiến lược của mình để kiềm chế Nga. Tóm lại, sau hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, công việc khó khăn sẽ bắt đầu, Foreign Affair nhận định.

Mọi đoán định đều chỉ đều có làm rõ trong thời gian tới. Tuy nhiên, về phần mình ông Biden cho biết ông đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo NATO khác và “họ đã cảm ơn tôi vì sẽ có cuộc gặp ngay thời điểm này với ông Putin. Họ nghĩ rằng việc làm của tôi hoàn toàn phù hợp”.

 

 

Tag: Nga Putin

TT Putin đặt điều kiện bàn giao tội phạm mạng cho Mỹ

Thứ 2, 14/06/2021 | 18:56
Nga sẵn sàng giao nộp các tội phạm mạng cho Mỹ nếu Washington làm điều tương tự với Moscow và hai nước đạt được thỏa thuận về điều đó, Tổng thống Nga Putin nói.

Thổ Nhĩ Kỳ "nhân bản mô hình chống Nga": Thận trọng như ông Putin vẫn “tính sót một nước cờ”?

Thứ 3, 08/06/2021 | 10:00
Thổ Nhĩ Kỳ từng bị coi là "đầu hàng trước sức mạnh Nga" vào năm 2016, nhưng hiện tại đã chứng minh Ankara chính là đối thủ nguy hiểm nhất của Moscow.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.