Đột quỵ ngày nắng nóng: Những nhóm người nào có nguy cơ cao?

Đột quỵ ngày nắng nóng: Những nhóm người nào có nguy cơ cao?

Thứ 4, 17/05/2023 | 19:01
0
Nắng nóng là yếu tố thuận lợi khiến những người có các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,… có thể bị đột quỵ.

Dự báo từ ngày 17/5 trở đi, nắng nóng xuất hiện trên diện rộng ở cả Bắc Bộ, các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C. Đây được nhận định là đợt nắng nóng diện rộng kéo dài nhất từ đầu năm đến nay ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

Đáng nói, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2-4 độ, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Các bác sĩ khuyến cáo, thời tiết nắng nóng như hiện nay tác động rất nhiều đến sức khỏe, làm gia tăng các ca đột quỵ, sốc nhiệt. Nắng nóng là yếu tố thuận lợi khiến những người có các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… có thể bị đột quỵ.

Những nhóm người dễ bị đột quỵ:

ThS.BS Nguyễn Duy Chinh, khoa Các bệnh mạch máu, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết các đối tượng dễ bị đột quỵ gồm:

- Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt độ chậm hơn những người khác.

- Những người mắc các bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, béo phì hoặc thiếu cân, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tâm thần, nghiện rượu.

- Người dân sống trong khu vực đô thị dễ bị đột quỵ do nhiệt trong một đợt nắng nóng kéo dài, đặc biệt khi có điều kiện khí quyển ứ đọng và chất lượng không khí kém.

- Những người lao động, vận động viên hoạt động ngoài trời trong thời tiết nắng nóng kéo dài.

"Thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến máu dễ bị kết dính và lưu thông kém. Hậu quả làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, tăng nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ", BS Chinh lý giải.

Ngoài ra, ảnh hưởng bởi nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém, kèm theo sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Thời tiết nắng nóng còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ… khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra.

Triệu chứng điển hình của đột quỵ do nắng nóng

Nhiệt độ cơ thể tăng cao, kèm theo ngất xỉu, ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, như: Đau nhức đầu; hoa mắt; da đỏ, khô; chuột rút, tê người; buồn nôn, nôn; tim đập nhanh; rối loạn tâm thần, mất phương hướng…

Phương pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ mùa nắng nóng hoàn toàn có thể phòng ngừa và sơ cứu kịp thời nếu được phát hiện sớm.

Theo các bác sĩ, thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là 6 giờ đầu. Khi thấy người bệnh có các triệu chứng nêu trên người nhà cần nhanh chóng sơ cứu bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân nằm nghiêng, gối cao đầu, tạo thông thoáng đường thở.

Tiếp đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thuốc gì vì rất dễ gây sặc và nghẹt đường thở.

Để đề phòng đột quỵ, sốc nhiệt: Với người mắc bệnh tim mạch nên dùng máy điều hòa để làm mát. Khi dùng điều hòa, chỉ nên khống chế nhiệt độ ở khoảng 27 độ C và mức chênh lệch trong, ngoài phòng không nên vượt quá 7 độ C.

Bên cạnh đó, trong điều kiện nắng nóng bất thường như hiện nay cần chú ý đến điều kiện tập luyện, nên tránh thời điểm nắng nóng nhất thường từ 12h đến 16h, nên chọn sau thời điểm này, nhiệt độ dịu hơn. Bởi trong môi trường nắng nóng nếu tập luyện quá sức, nhiệt độ cơ thể tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sẽ có nguy cơ gây ra đột quỵ hoặc sốc nhiệt.

Ngoài ra, thời tiết nóng khiến cơ thể mất nhiều nước, do đó cần thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày. Việc này sẽ giúp tăng thể tích dịch cơ thể, tránh máu tăng đặc dẫn tới sự hình thành huyết khối (cục máu đông). Nên tập thói quen khi không khát cũng phải uống đủ nước, vì hầu như người cao tuổi sẽ không cảm thấy khát nước. Có thể bổ sung nước qua việc uống nước ép trái cây, ăn bổ sung canh rau, củ quả mỗi ngày.

Khi ra ngoài cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da, với chỉ số chống nắng từ 30 SPF trở lên. Nếu không thật sự cần thiết, nên hủy bỏ các hoạt động ngoài trời, chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều muộn, khi ngoài trời đã tương đối dịu mát.

Hạn chế rượu bia hoặc cà phê, bởi thành phần cồn và caffein sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước nhiều hơn, dễ dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng.

Hải Long (T/h)

Nắng nóng gay gắt, người dân cần chú ý điều gì để không bị đột quỵ?

Thứ 4, 17/05/2023 | 09:55
Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt 1 nửa cơ thể, liệt 1 tay, 1 chân…

Tp.HCM: Bị đột quỵ vì nằm máy lạnh ngay khi vừa đi từ ngoài trời nắng về

Thứ 2, 08/05/2023 | 15:11
Sau khi đi từ ngoài trời nắng vào nhà, ông L. đã bật quạt và máy lạnh để nằm nghỉ thì bất ngờ bị đột quỵ.  

Kiểu uống nước nào vào mùa hè như "thuốc độc" có thể gây sốc nhiệt, đột quỵ?

Chủ nhật, 07/05/2023 | 18:58
Uống nước vào những ngày hè nóng nực cần chú ý một số điều để tránh gây họa cho cơ thể.

Đang ăn sáng, nam diễn viên nổi tiếng đột quỵ không qua khỏi

Thứ 7, 06/05/2023 | 07:00
Thông tin nam diễn viên nổi tiếng Ridzuan Hashim qua đời gây chấn động làng điện ảnh Malaysia.
Cùng chuyên mục

Vắt vài giọt chanh vào nồi cơm, công dụng "vàng 10" ai đọc xong cũng muốn làm thử

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:30
Mẹo hay này có vẻ hơi lạ, nhiều người nghĩ cho vài giọt chanh làm cơm bị chua. Tuy nhiên, thực tế nhiều người thử và ngạc nhiên với kết quả.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.

Vì sao trên bấm móng tay thường có một lỗ tròn nhỏ?

Thứ 2, 29/04/2024 | 15:23
Thường xuyên sử dụng nhưng không phải ai cũng biết lỗ nhỏ trên bấm móng tay có công dụng gì.

Con chim màu trắng nặng 9 lạng được bán với giá 10 tỷ đồng

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Một con chim màu trắng đã được bán với giá 10 tỷ đồng tại một cuộc đấu giá chim ưng ở Saudi Arabia.

Kỳ lạ hồ nước đẹp như “tiên cảnh” nhưng ẩn chứa bí mật rùng rợn

Thứ 2, 29/04/2024 | 12:00
Hồ Nyos là một hồ nước nằm trên miệng núi lửa tại Cameroon. Cảnh quan của hồ khá đẹp, tuy nhiên, dưới đáy hồ nước lại ẩn chứa bí mật khủng khiếp.
     
Nổi bật trong ngày

Cây như cỏ dại trước cho lợn ăn nay thành đặc sản giá 120.000 đồng/kg

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Cây dại này trước chỉ xuất hiện trong mâm cơm của người nghèo, mấy năm gần đây bỗng thành đặc sản đắt khách, được dân sành ăn ở các đô thị ưa chuộng.

Lão nông U70 nhẹ nhàng kiếm 300 triệu đồng nhờ bắt được "con quý hiếm"

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Mang bí quyết có "1-0-2" ra khơi, một lão nông đã bắt được mẻ cá quý hiếm, ước tính nhẹ nhàng bỏ túi hơn 300 triệu đồng.

Vắt vài giọt chanh vào nồi cơm, công dụng "vàng 10" ai đọc xong cũng muốn làm thử

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:30
Mẹo hay này có vẻ hơi lạ, nhiều người nghĩ cho vài giọt chanh làm cơm bị chua. Tuy nhiên, thực tế nhiều người thử và ngạc nhiên với kết quả.

Đi câu cá, người đàn ông đào được khúc gỗ “sần sùi”, không ngờ trị giá hơn 350 tỷ đồng

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:30
Dù mọi người cho rằng khúc gỗ đó chẳng có gì đặc biệt, thế nhưng người đàn ông lại khăng khăng đó là gỗ quý.

Kỳ lạ hồ nước đẹp như “tiên cảnh” nhưng ẩn chứa bí mật rùng rợn

Thứ 2, 29/04/2024 | 12:00
Hồ Nyos là một hồ nước nằm trên miệng núi lửa tại Cameroon. Cảnh quan của hồ khá đẹp, tuy nhiên, dưới đáy hồ nước lại ẩn chứa bí mật khủng khiếp.