Dù chậm còn hơn thiếu tính khả thi

Dù chậm còn hơn thiếu tính khả thi

Thứ 6, 24/05/2013 | 11:08
0
Trao đổi với PV Báo điện tử Người đưa tin xoay quanh vấn đề này, bà Đinh Thị Mai Lan, ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đưa ra nhiều điểm cho thấy, các cơ quan có trách nhiệm vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết để thi hành hình thức tử hình bằng thuốc độc như Nghị định đã ban hành.

Bà Đinh Thị Mai Lan cho biết, vấn đề chậm trễ trong thi hành án tử hình bằng thuốc độc đã trở thành mối quan tâm bàn thảo tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá 13. Các bộ, ngành chức năng có liên quan cũng đã giải trình khá rõ ràng xung quanh vấn đề này. Lý do chính là nước ta không thể sản xuất và cũng không thể nhập khẩu các loại thuốc theo quy định tại Nghị định số 82/2011/NĐ-CP. Để khắc phục tình trạng này, mới đây, ngày 13 tháng 5 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2013/NĐ-CP sửa một số điểm của Nghị định 82. Nội dung cơ bản nhất là quy định lại danh mục thuốc. Thay vì quy định rõ thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình.

"Với quy định như vậy, cá nhân tôi cho rằng đã giải quyết được một nút thắt. Vấn đề còn lại là liệu các cơ quan chức năng sẽ làm thế nào để có được lượng thuốc khá lớn trong thời gian gấp gáp như vậy mà vẫn phải đảm bảo chất lượng và đúng quy trình. Và điều quan trọng hơn là tính nhân đạo. Với thành phần thứ nhất chỉ làm mất trí giác mà không phải gây mê thì tác động tới đối tượng tử hình như thế nào. Băn khoăn này sẽ phải mất thêm thời gian để trả lời vì cần có những thử nghiệm chắc chắn chứ không phải đưa ra giả thiết một cách ước lượng. Vì vậy tôi nghi ngờ tính khả thi của Nghị định này không chỉ ở cách thức mà còn cả việc bảo đảm thi hành đúng thời điểm Nghị định có hiệu lực", bà Mai Lan nói.

Luật sư - Dù chậm còn hơn thiếu tính khả thi

"Dù chậm vẫn hơn là ban hành những văn bản thiếu khả thi", bàâ Đinh Thị Mai Lan chia sẻ.

Bà Mai Lan cũng cho biết: "Tại điều khoản thi hành của Nghị định 47/2013/NĐ-CP giao Bộ trưởng bộ Công an, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, Bộ trưởng bộ Y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm  tra việc thi hành Nghị định. Tuy nhiên, cho đến nay, theo tôi được biết vẫn chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn quy trình chi tiết cũng như ai là người trực tiếp tiến hành tiêm thuốc; các điều kiện, tiêu chuẩn pháp trường như thế nào... Đó là những điểm chứng tỏ các cơ quan có trách nhiệm chưa chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết để thi hành hình thức tử hình này".

"Đây là lần đầu tiên nước ta áp dụng hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, do vậy thật khó để có ngay những quy định rõ ràng, chuẩn mực; tôi cho rằng cần có thời gian nhất định để các cơ quan và người có trách nhiệm chuẩn bị kỹ lưỡng, tính toán hợp lý cả về khía cạnh pháp lý và đạo đức. Dù chậm vẫn hơn là ban hành những văn bản thiếu khả thi", bà Đinh Thị Mai Lan nói.             

Cần sớm đưa Nghị định đi vào thực tế

Về việc cho nhận hài cốt của người bị thi hành án tử hình, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu như Nghị định 47 của Chính phủ được thực thi đúng thời gian như ban hành, các vấn đề về an ninh, trật tự an toàn xã hội phát sinh sau khi thi hành án sẽ được giảm. Bởi như trước đây, có nhiều trường hợp sau khi xử bắn và mai táng, thân nhân người bị tử hình tìm mọi cách lấy trộm tử thi, thậm chí hình thành cả đường dây trộm xác. Có địa phương, tỷ lệ lấy trộm tử thi sau khi thi hành án tử hình đến 90%. Chính vì vậy việc thi hành án tử hình bằng thuốc độc là rất cần thiết, do vậy các cơ quan chức năng có trách nhiệm cần sớm phối hợp thực hiện để sớm thực hiện thi hành án, tránh việc nghị định nằm trên bàn giấy.

Hà Khê - Cao Tuân

Vẫn chưa nhập được thuốc độc, tử tù 'ngóng' được chết

Thứ 5, 23/05/2013 | 13:53
Theo Nghị định mới ban hành, từ ngày 27/6/2013, sẽ áp dụng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc với liều tổng hợp gồm 3 loại thuốc.

Thi hành án tử hình bằng thuốc độc

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Từ 1/7/2011, luật Thi hành án hình sự (THAHS) mới sẽ được thi hành với những quy định lần đầu tiên xuất hiện như áp dụng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc (thay thế hình thức xử bắn trước kia), thân nhân đối tượng bị thi hành án tử hình có thể nhận lại xác người thân...