Đừng để xảy ra lợi ích nhóm trong hoạt động biên soạn, xuất bản sách giáo khoa

Đừng để xảy ra lợi ích nhóm trong hoạt động biên soạn, xuất bản sách giáo khoa

Thứ 3, 21/05/2019 | 06:00
0
Liên quan đến dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ được trình bày trước Quốc hội vào ngày 21/5, bên hành lang Quốc hội, nhiều ĐBQH cũng đã bày tỏ những băn khoăn, trăn trở của mình về dự án luật này với phóng viên báo Người Đưa Tin.

Theo dự kiến chương trình làm việc tại nghị trường, ngày 21/5 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Liên quan đến dự án luật này, bên hành lang Quốc hội, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin cũng đã được nghe những chia sẻ của các đại biểu về dự án luật nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Nghe audio: ĐBQH chia sẻ về dự án Luật giáo dục (sửa đổi)

ĐBQH Nguyễn Anh Trí nói về luật giáo dục (sửa đổi)

Đây là bộ luật nhạy cảm nhất

Liên quan đến vấn đề sách giáo khoa, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) bày tỏ: “Vừa qua, trong tài liệu cập nhật của Quốc hội phát cho chúng tôi, có khoảng 35 ý kiến của các cử tri trên các vùng miền của đất nước rất quan tâm đến vấn đề sách giáo khoa. Trong đó, có một vài điểm cử tri cảm thấy nên sửa rất nhiều, nếu nvẫn quyết định sách giáo khoa cho các nơi tự chọn thì điều này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ. Việc mong đợi như vậy mới phát huy được sự sáng tạo, chủ động của thầy cô giáo là mơ hồ, khó thực hiện”.

Bày tỏ kỳ vọng của mình về Luật Giáo dục (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho biết: “Tôi cho rằng, đây là bộ luật nhạy cảm nhất, cá nhân tôi đã nhiều lần phản biện, tôi cũng đã đọc các ý kiến đóng góp của cử tri ở khắp nơi. Nhưng, tôi thấy cơ quan soạn thảo tiếp thu chưa hết, vấn đề quan trọng nhất là vấn đề sách giáo khoa, những vấn đề cải tiến, tên gọi… Tôi cho rằng có lẽ cần phải thảo luận nữa. Mong đợi nhất của tôi là cơ quan chủ quản, cơ quan soạn thảo phải tích cực tiếp thu các ý kiến của các ĐBQH, của các cử tri để sửa đổi một cách thiện chí, hiệu quả và trách nhiệm hơn”.

Chính sách - Đừng để xảy ra lợi ích nhóm trong hoạt động biên soạn, xuất bản sách giáo khoa

ĐBQH Nguyễn Anh Trí mong ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của các cử tri, ĐBQH.

Đừng để xảy ra lợi ích nhóm

Cũng chia sẻ bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) cho biết ông quan tâm đến câu chuyện tiết kiệm xã hội trong chi phí giáo dục.

ĐBQH Nguyễn Mai Bộ phân tích về vấn đề này: “Đó là câu chuyện sách giáo khoa dùng 1 lần hay nhiều lần. Tôi lấy ví dụ ở cá nhân tôi, trước đây sách giáo khoa anh tôi học rồi sau đó đến lượt tôi học, em tôi cũng học một bộ sách như vậy chi phí tiết kiệm rất nhiều. Câu chuyện này, cần phải mổ xẻ, chứ đừng để xảy ra câu chuyện lợi ích nhóm trong hoạt động biên soạn, xuất bản sách giáo khoa, tôi nghĩ đây là điều rất cần thiết. Dư luận cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Chưa kể, mỗi năm thay một bộ rất lãng phí”.  

Chính sách - Đừng để xảy ra lợi ích nhóm trong hoạt động biên soạn, xuất bản sách giáo khoa (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Mai Bộ chia sẻ về chuyện sách giáo khoa nên dùng 1 lần hay nhiều lần.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Mai Bộ cho biết hiện nay ông vẫn đang đứng lớp, nếu cho rằng học viên tự nghiên cứu, nhưng không có thầy cô giảng giải, định lượng một kiến thức cơ bản thì điều này không đạt.

“Theo tôi, vẫn cần phải có thầy giảng, rồi sau đó, trên cơ sở giao cho người học phải làm bài tập… Làm sao bảo đảm giáo dục con người Việt Nam đào tạo trở thành con người Việt Nam, trong đó đạo đức làm người cực kỳ quan trọng”, ông Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh.

Nói đến đây, ông Nguyễn Mai Bộ cũng bày tỏ nỗi buồn, ông cho rằng hiện nay đạo đức đang ngày càng xuống cấp, khi đạo đức xuống cấp thì sẽ dẫn tới đảo lộn xã hội.

Bên cạnh đó, nhiều ĐBQH khác cũng cho hay mình đặc biệt quan tâm đến dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này. Tại phiên thảo luận ngày mai, các đại biểu cũng sẽ đưa ra những ý kiến của mình trước nghị trường.

Cần bổ sung giải pháp

Liên quan đến các vấn đề nóng của ngành giáo dục, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cũng nhấn mạnh: “Trong luật giáo dục cũng cần phải bổ sung giải pháp để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, gây tổn hại đến học sinh sinh viên, làm ảnh hưởng đến tư tưởng đạo đức lối sống mà xã hội, công luận đã lên tiếng”.  

Thanh Lam - Công Luân

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nhận định việc ông chủ Nhật Cường Mobile bỏ trốn: "Ở đây có gì đó khuất tất"

Thứ 2, 20/05/2019 | 14:23
Nhật Cường Mobile tiếp tục gây “sốc” cho dư luận khi ông chủ bỏ trốn. Hàng loạt câu hỏi hoài nghi được đặt ra quanh quá trình tố tụng. Bên hành lang Quốc hội sáng 20/5, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đã có những trao đổi thẳng thắn với PV Người Đưa Tin về vấn đề trên.

ĐBQH Phạm Văn Hoà: "Phải có mối quan hệ tốt, ông chủ Nhật Cường mới che giấu được sai phạm trong thời gian dài"

Thứ 5, 16/05/2019 | 19:09
Liên quan đến vụ việc ông chủ của Nhật Cường Mobile bị khởi tố, bắt tạm giam. ĐBQH Phạm Văn Hoà cho rằng, phải có mối quan hệ tốt thì Nhật Cường mới có thể che giấu hành vi sai phạm trong một thời gian dài.

Cần công khai danh tính thí sinh gian lận: Phân tích hợp tình hợp lý của nguyên ĐBQH Bùi Thị An

Thứ 5, 18/04/2019 | 06:15
Xoay quanh sự việc gian lận điểm thi THPT Quốc Gia 2018 đang gây ồn ào dư luận thời gian gần đây, nguyên ĐBQH Bùi Thị An bày tỏ quan điểm: cần công khai danh tính thí sinh gian lận điểm thi.
Cùng tác giả

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
Cùng chuyên mục

Từ 10/6, cho phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:59
Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ 10/6/2024.

CSGT có được xử phạt vi phạm qua hình ảnh, video trên mạng?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:38
Nhiều người phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác nên quay, chụp lại và đăng lên MXH. Vậy, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh này để xử phạt?

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.
     
Nổi bật trong ngày

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

CSGT có được xử phạt vi phạm qua hình ảnh, video trên mạng?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:38
Nhiều người phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác nên quay, chụp lại và đăng lên MXH. Vậy, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh này để xử phạt?

Từ 10/6, cho phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:59
Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ 10/6/2024.