Gần một nửa dân số thế giới đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước

Gần một nửa dân số thế giới đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước

Thứ 7, 19/08/2023 | 09:16
0
Theo báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), khoảng 4 tỷ người trên thế giới đang đối mặt với tình trạng căng thẳng “cao” về nước trong ít nhất 1 tháng mỗi năm.

Thông tin từ TTXVN tại Paris, WRI chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường đã phối hợp với Aqueduct - chương trình được hỗ trợ bởi một liên minh của các trung tâm nghiên cứu, trường đại học, chính phủ và các doanh nghiệp, công bố bản đồ thể hiện tình trạng thiếu nước hiện nay và trong tương lai.

Báo cáo của WRI cho thấy khoảng 4 tỷ người, tức gần một nửa dân số thế giới, đang đối mặt với tình trạng căng thẳng “cao” về nước trong ít nhất 1 tháng mỗi năm.

Theo phân tích của WRI và Aqueduct, dựa trên bộ số liệu từ năm 1979 đến năm 2019, tỉ lệ dân số bị ảnh hưởng có thể sẽ tăng lên gần 60% vào năm 2050.

Căng thẳng "cao" có nghĩa là ít nhất 60% tài nguyên nước có sẵn đã được sử dụng, dẫn đến sự cạnh tranh cục bộ giữa những người dùng khác nhau.

Hiện tại, có 25 quốc gia đang phải đối mặt với mức "căng thẳng cao cực độ" về tài nguyên nước. Điều này có nghĩa là sự mất cân đối giữa việc sử dụng nước và các nguồn nước dự trữ của họ đã lên tới ít nhất 80%.

Bahrain, Cyprus, Kuwait, Liban và Oman là những nước phải đối mặt với tình trạng nghiêm trọng nhất, đứng đầu danh sách cùng với Chile, Hy Lạp và Tunisia.

Thế giới - Gần một nửa dân số thế giới đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước

Một dòng sông cạn trơ đáy ở Iraq. Ảnh: AFP

Tại khu vực Nam Á, hơn 74% dân số phải sống trong cảnh thiếu nước nghiêm trọng, nhưng họ vẫn đứng sau Trung Đông và Bắc Phi, nơi có đến 83% dân số bị ảnh hưởng.

“Nước là nguồn tài nguyên quan trọng cho ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng như các hoạt động thiết yếu khác. Do đó, căng thẳng về nước có thể mang lại nhiều rủi ro như việc làm, an ninh lương thực và sức khỏe của người dân trên toàn cầu. Trước tình trạng gia tăng dân số, phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu, khủng hoảng về nguồn nước sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không quản lý nước hợp lý”, các tác giả báo cáo cho biết.

Theo báo cáo, căng thẳng về nguồn nước càng gia tăng sẽ càng đe dọa nền kinh tế của các quốc gia, nhất là các nước sản xuất lương thực. Một nghiên cứu về rủi ro nước khác cho biết 60% nền nông nghiệp cần đến tưới tiêu trên thế giới phải đối mặt tình trạng căng thẳng về nước rất cao, đặc biệt là mía, lúa mì, gạo và ngô. Đến năm 2050, thế giới sẽ cần sản xuất nhiều hơn 56% lượng calo thực phẩm so với năm 2010 để nuôi sống dân số dự kiến là 10 tỷ người.

Số tiền thiệt hại từ áp lực tiêu thụ nước dự kiến lên đến 31% GDP toàn cầu (70 nghìn tỷ USD) vào năm 2050, tăng từ 24% (15 nghìn tỷ USD) vào năm 2010. Bốn quốc gia Ấn Độ, Mexico, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề vào năm 2050.

Ngành công nghiệp khai khoáng cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nước. Do đó, Chile, nhà sản xuất lithium lớn thứ hai thế giới - một kim loại được coi là quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng - thông báo rằng họ muốn tăng mức tiêu thụ nước lên 20 lần vào năm 2050.

Trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu sử dụng nước đã và đang không ngừng gia tăng. Nhu cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1960, do sự bùng nổ của nông nghiệp tưới tiêu, nhu cầu ngày càng cao về sản xuất năng lượng, các ngành công nghiệp và sự tăng trưởng của dân số.

Thậm chí, tốc độ gia tăng nhu cầu nước còn nhanh hơn tốc độ tăng dân số toàn cầu. Hiện tượng này được đặc biệt nhận thấy rõ ở các quốc gia đang phát triển.

Theo các nhà nghiên cứu, chu trình tự nhiên của nước đang thay đổi, gây ra mưa lớn và hạn hán cực kỳ nghiêm trọng. Là một nguồn tài nguyên, nước đang ngày càng khan hiếm hơn trong bối cảnh loài người và hầu hết sinh vật sống trong tự nhiên đều cần nước hơn khi các đợt nắng nóng tấn công mạnh hơn. Do đó, WRI khẳng định “thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước chưa từng có, càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu."

Các tác giả của báo cáo cho rằng việc hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng nước sẽ không tốn nhiều chi phí, với điều kiện là việc quản lý nước phải được cải thiện.

Họ ước tính ngân sách cần thiết vào khoảng 1% GDP toàn cầu để khắc phục tình trạng thiếu đầu tư thường xuyên vào cơ sở hạ tầng, thay đổi mô hình tưới tiêu, tập trung phát triển các giải pháp dựa vào thiên nhiên (ví dụ như bảo vệ rừng ngập mặn và đất ngập nước), sử dụng nước thải đã qua xử lý... và giảm phát thải khí nhà kính, nhằm giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu.

Các nhà chức trách ở Singapore và Las Vegas (Mỹ) đã tiết kiệm nước bằng cách khử muối cùng các kỹ thuật khác như xử lý và tái sử dụng nước thải để đảm bảo có thể phát triển mạnh mẽ ngay cả trong điều kiện khan hiếm nước nhất.

Nói thêm về các biện pháp can thiệp có thể ngăn chặn tình trạng căng thẳng về nước dẫn đến khủng hoảng nước. Báo cáo lưu ý rằng sự can thiệp về chính trị là cần thiết để thuyết phục người dân áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước. 

Minh Hoa (t/h theo TTXVN, Thanh Niên)

Thực hư việc biến đổi khí hậu có thể khiến não người bị thu nhỏ

Thứ 6, 07/07/2023 | 07:00
Theo nhà khoa học Jeff Morgan Stibel, có một mối liên hệ bất ngờ giữa những thay đổi khí hậu trong quá khứ và sự sụt giảm kích thước bộ não con người.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng thời tiết cực đoan trong năm 2022

Thứ 5, 19/01/2023 | 08:30
Bất chấp những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán và lũ lụt ngày càng trở nên khắc nghiệt, khó lường.

Twitter cấm quảng cáo "gây hiểu nhầm" về biến đổi khí hậu

Thứ 7, 23/04/2022 | 10:36
Trong một bài blog mới đăng tải, Twitter cho biết sẽ cấm các quảng cáo “gây hiểu nhầm” có nội dung “đối lập với đồng thuận khoa học về biến đổi khí hậu”.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.
Cùng chuyên mục

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.