Giảng đường thành sàn diễn thời trang sexy

Giảng đường thành sàn diễn thời trang sexy

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
0
Váy ngắn, áo mỏng tang, khoét, xẻ ngẫu hứng là những hình ảnh thường gặp ở các nữ sinh trên giảng đường đại học hiện nay. Nó khiến nhiều người phải giật mình tự hỏi, phải chăng đây là căn bệnh học đường thời đại @.

Gần đây trên mạng rầm rộ đưa tin về một nam sinh viên Đại học Bách Khoa Singapore van xin các bạn nữ đừng ăn mặc hở hang khi đến trường. Nam sinh viên này tha thiết mong các nữ sinh ăn mặc kín đáo, đừng quần short, áo không tay hay váy ngắn cũn cỡn nhằm khoe ngực, khoe chân dài... Có như thế, bạn ấy mới có thể tập trung học tập. Câu chuyện tưởng như chỉ bắt gặp ở trời Tây nói trên giờ không còn là chuyện xa lạ ở Việt Nam.

Sự kiện - Giảng đường thành sàn diễn thời trang sexyNữ sinh biến giảng đường thành nơi trình diễn thời trang sexy

Mốt ăn mặc "thoáng" không chỉ xuất hiện trên đường, trên biển, đi picnic maầ ngay trên các giảng đường đại học. Nhiều bạn nữ thích ăn mặc hớ hênh, thiếu vải, thích cười nói tự nhiên đến vô duyên. Có hot girl còn lấy thước đo là thời trang cực mỏng, cực ngắn để thể hiện sự sành điệu.

Trào lưu trang phục mát mẻ ngày càng trở. nên "nóng" ở các trường có hơi hướng nghệ thuật như Đại học Văn hóa, trường Cao đẳng Múa, Sân khấu điện ảnh, Công nghiệp mỹ thuật… Đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô gái diện áo ba lỗ, hai dây, không hở trên thì hở dưới, không hở trước cũng phải hở sau. Áo không hở, quần không ngắn thì cũng trong vắt như voan, ren, lưới. Không dừng lại ở việc diện những bộ trang phục thiếu vải đến giảng đường, nhiều nữ sinh còn quay lại những clip nữ sinh lộ hàng trong lớp.

Trên một diễn đàn dành cho các bạn sinh viên, nickname leminh@gmail.com còn đưa ra lời bình luận: "Là con gái mà mình còn ngượng khi nhìn thấy các bạn nữ cùng trang lứa mặc những trang phục mát mẻ tới trường, huống hồ là thầy cô và các bạn khác giới. Trong khi hàng nghìn sinh viên khác đang nỗ lực học hành để làm hành trang bước vào đời thì không ít bạn chỉ lấy thú thời trang làm đam mê, đặc biệt là những loại thời trang “dị”. Nhiều người đặt câu hỏi, sinh viên thích chơi trội, “nghiện” thời trang mát mẻ hay thiếu phông văn hóa.

Theo TS.Trần Hành- nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) cho rằng: "Các trường học cũng nên có quy định cụ thể, rõ ràng về trang phục học đường và có hình thức phạt với các em ăn mặc hở hang, phản cảm. Trường ĐH Lạc Hồng đã có quy định nghiêm túc về tác phong, lối sống văn minh trong trường học đối với tất cả sinh viên, học viên đang tham gia học tập tại trường. Vào thứ 2 hàng tuần, nữ sinh phải mặc trang phục áo dài truyền thống; Nam sinh mặc áo sơ mi, quần tây, quần kaki đóng thùng.

Các ngày còn lại, sinh viên mặc trang phục tự chọn nhưng cũng phải lịch sự, trang nhã, gọn gàng, kín đáo, không để lộ nội y gây phản cảm, mất mỹ quan. Nếu ,phát hiện vi phạm sẽ xử lí theo khung kỉ luật do Hiệu trưởng ban hành”

GS. Nguyễn Minh Thuyết nhận xét: "Văn hóa giảng đường của sinh viên gần đây đang thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Sinh viên năng động hơn, làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, cũng có một số hình ảnh không đẹp mắt. Đó là văn hóa ăn mặc nơi giảng đường (áo trong suốt, váy ngắn trên nửa đùi, áo hở ngực).

Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là do nhiều em muốn phô diễn vẻ đẹp của cơ thể để trở nên nổi tiếng hoặc a dua theo thần tượng, bạn bè, phá vỡ văn hóa truyền thống, làm mất những giá trị thẩm mỹ. Các em nên hiểu rằng, giảng đường là nơi văn minh và lịch sự. Vì vậy, trang phục mà các em mặc phải kín đáo, đứng đắn để thể hiện mình là người có học, biết tôn trọng người khác".

Theo TS tâm lý Nguyễn Kim Quý - Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam thì xã hội phát triển khiến con người được giải thoát cái "tôi". Trong cấu trúc nhân cách con người có ba thành tố là cái tôi (con người hiện thực), cái siêu tôi (chuẩn mực của cá nhân) và phần nhu cầu của con người.

Một khi nhu cầu được phát triển một cách tự do, không có gì để khống chế, rèn luyện cái tôi và cái siêu tôi thì rõ ràng nhu cầu sẽ thắng thế các phần kia. Văn hóa ăn mặc cũng vậy, có thể do cá tính, luôn muốn "tỏa sáng" cái tôi ở mọi lúc mọi nơi mà người ta chọn cách ăn mặc ấn tượng. Nhưng cũng có không ít người muốn ăn chơi mà không biết cách (hay còn gọi là, adua), họ vho rằng cứ chạy theo mốt là sành điệu. Chính cái ;ối suy nghĩ đó đã khiến họ trở thành những người không bình thường”, TS Kim Quý nhấn mạnh.

Không thể cấm đoán

TS. Đỗ Thu Hằng- Giảng viên tâm lý chia sẻ: "Với kinh nghiệm nhiều năm tiếp xúc với các bạn sinh viên, tôi có cách nghĩ cởi mở hơn về văn hóa ăn mặc. Ở lứa tuổi này, các em thường thích thể hiện mình. Tuy nhiên, thay cho cấm đoán thì người lớn nên nói để các em hiểu phải ăn mặc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, với văn hóa truyền thống.

Hơn nữa, nếu một sinh viên đến trường mà quá chú trọng đến việc thể hiện sự gợi cảm, gây ấn tượng với người khác thì khó có thể tiếp thu tốt được kiến thức. Vì vậy, việc giáo dục để các em hiểu được, cái đẹp không thể đo đếm bằng chỉ số hình thể, độ hở hang mà phải bằng sự thông minh, tri thức, phong thái tự tin, tràn đầy sức sống mới là cái đẹp lâu bền, cũng là điều vô cùng quan trọng

Giảng đường không phải là sân khấu trình diễn

Nhà thiết kế thời trang Tuấn Hùng (Hà Nội) chia sẻ: "Vẫn biết rằng các nhà tạo mẫu thiết kế ra các bộ trang phục là để làm đẹp cho cơ thể của con người. Thế nhưng, không phải mẫu mã nào cũng trở thành thời trang ứng dụng. Có mẫu thời trang chỉ để trình diễn trên sân khấu mà thôi. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là sinh viên, điều cơ bản phải thể hiện được vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng của lứa tuổi, phù hợp với môi trường. Văn hóa ăn mặc của giới trẻ hiện nay bị nhiễm theo phong cách phương Tây quá nhiều. Sinh viên mà diện những chiếc váy cực ngắn, có chiều dài chỉ rộng hơn một chiếc thắt lưng to bản, các kiểu quần ngố ống bát, ống côn, mài bạc hay xé nham nhở lên, giảng đường thì khó chấp nhận”.

Bích Đào- Thạch Lựu


Tag: Gmail