Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tiểu học liệu có quá sớm?

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tiểu học liệu có quá sớm?

Thứ 3, 29/09/2020 | 15:05
0
Mục tiêu được xem là đúng đắn, song một số nhà giáo lo ngại việc kỳ vọng quá mức vào công tác hướng nghiệp của nhà trường, trong khi thực tế còn nhiều thiếu thốn, bất cập.

Cần mục tiêu thực tế hơn

Tại dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất áp dụng từ cấp tiểu học, với mong muốn nhà trường giúp các em nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân; phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu đó...

Ủng hộ quan điểm hướng nghiệp cho học sinh cần thực hiện sớm nhưng một số nhà giáo, chuyên gia giáo dục cho rằng cần đặt kỳ vọng thực tế hơn, ở cấp tiểu học chỉ cần giúp các em làm quen với các loại nghề nghiệp chứ chưa thể đặt mục tiêu to tát là hướng nghiệp.

TS. Lê Viết Khuyến - Trưởng ban hỗ trợ Nghiệp vụ (hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) - nêu quan điểm, chúng ta không nên gọi là giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tiểu học mà gọi là cho học sinh học những kiến thức gắn với thực tế thay vì học những gì quá uyên bác, cao siêu. Ở mỗi bài học, học sinh có thể liên hệ được với nghề nghiệp của bố mẹ mình, họ hàng nhà mình, như vậy là thành công bước đầu.

“Về cơ bản, tôi ủng hộ việc giáo dục gắn với thực tế từ sớm, không chỉ với bậc tiểu học mà nên mở rộng cả bậc mầm non. Đơn giản chỉ là tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế như làm cô giáo, làm chú công an… để học sinh tưởng tượng ra nghề nghiệp tương lai”, TS. Lê Viết Khuyến nhận định.

Cô Lê Thị Thu Lý - Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) - cho hay: “Tôi hoàn toàn ủng hộ giáo dục nghề nghiệp từ bậc tiểu học. Hiện nay đa số học sinh có thể cảm nhận được nghề nghiệp của bố mẹ đang làm là gì, có mục đích gì, công việc hàng ngày ra sao, thậm chí các con có thể nói được cả nghề nghiệp của bác hàng xóm là làm công an thì bắt tội phạm, làm giáo viên thì dạy học sinh, làm lái xe thì chở khách… Điều này giúp học sinh có định hướng ước mơ nghề nghiệp cho mình từ sớm”.

Giáo dục - Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tiểu học liệu có quá sớm?

Qua những tiết học lồng ghép học sinh nhập vai chú công an sẽ tưởng tượng được nghề nghiệp tương lai. (Ảnh minh họa)

Theo cô Lê Thị Thu Lý chương trình hiện nay, định hướng nghề nghiệp chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở lồng ghép ở môn Văn như giới thiệu nghề nghiệp của bố mẹ người thân.

Cô Lý cũng cho rằng, đưa giáo dục hướng nghiệp vào cho học sinh tiểu học là cần thiết nhưng quan trọng là đưa thế nào, làm cho giáo viên hiểu được mục đích giáo dục hướng nghiệp là gì, cần ở mức nào, nên dùng phương pháp ra sao... mới là vấn đề cần bàn.

Gian nan hướng nghiệp trong trường phổ thông

Dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của bộ GD&ĐT được được đưa ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Bởi lẽ, lâu nay đa số học sinh lựa chọn ngành nghề theo cảm tính chứ hiếm khi được nhà trường định hướng nghề nghiệp đó các em sẽ làm gì, mình có yêu thích hay không và nhu cầu xã hội với nghề đó là đang thiếu hay thừa... Thậm chí, nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học vì có bạn cùng nộp hoặc vì có người quen đã học trước đó… Và, hệ lụy là mỗi năm có đến hàng nghìn cử nhân ra trường bị thất nghiệp vì không kiếm được việc phù hợp hoặc không thích nghi được với ngành nghề đã chọn.

Nhiều chuyên gia cho rằng, công tác giáo dục hướng nghiệp chúng ta cần làm bài bản hơn nữa. Thầy Nguyễn Trung Dũng - Hiệu trưởng trường THCS Cao Phạ (Mù Cang Chải, Yên Bái) - cho hay, hiện nay nhà trường làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo đúng chủ trương và phân bổ của Bộ GD&ĐT là mỗi tháng 1 tiết”.

Nói về công tác hướng nghiệp cho học sinh tại trường, thầy Dũng cho biết, nhà trường cũng có giáo viên hướng nghiệp nhưng là giáo viên kiêm nhiệm nên chuyên môn cũng có phần hạn chế.

Giáo dục - Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tiểu học liệu có quá sớm? (Hình 2).

Học sinh nhập vai đầu bếp. (Ảnh minh họa)

“Công tác hướng nghiệp hiện nay đổ dồn lên vai giáo viên chủ nhiệm với kiến thức được trang bị không nhiều, chỉ mấy tờ photo từ giáo trình hướng nghiệp. Hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp đa số phụ thuộc vào vốn sống cũng như kinh nghiệm của giáo viên chứ giáo viên dạy hướng nghiệp thì chưa được đào tạo bài bản.

Tất nhiên, nếu được, tôi cũng mong muốn việc giáo dục hướng nghiệp tại các trường học được triển khai sớm hơn, bài bản hơn chứ không phải rời rạc như hiện nay. Có thể từ bậc tiểu học, chúng ta chỉ cần giới thiệu cho các em nghề nghiệp trong xã hội, mỗi nghề làm công việc gì để các em có được những mường tượng sớm nhất về nghề nghiệp trong tương lai”, thầy Dũng nói.

Đồng thời, thầy giáo này cũng đề xuất, từ cấp THCS mỗi trường cũng nên có một biên chế cho giáo viên dạy giáo dục nghề nghiệp, tránh việc giáo viên chủ nhiệm phải kiêm nhiệm dẫn đến hiệu quả không cao.

Về vấn đề này, TS. Lê Viết Khuyến cũng cho rằng: Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn rất lơ mơ, giáo viên chưa có kinh nghiệm thực tế về các ngành công nghiệp, dịch vụ, cơ sở trang bị vật chất không đủ... “Hướng nghiệp mỗi tháng có một tiết, lại không có giáo viên riêng thì sao mà hiệu quả? Điều này lý giải tại sao mỗi năm hàng nghìn cử nhân thất nghiệp vì đa số các em cứ học, cứ thi chứ không biết mình học xong làm gì, xã hội có cần không”, ông Khuyến đặt câu hỏi.

“Có thể bậc tiểu học chỉ cần dạy lồng ghép khi dạy môn Đạo đức có các tiểu phẩm giáo viên cho các con nhập vai chú công an, tư thế ra sao, nghề công nhân thì làm gì... nhẹ nhàng chứ không phải bài học khô cứng” - Cô Lê Thị Thu Lý, Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội).

Hoàng Thanh

 

 

 

 

 

 

Nhọc nhằn trải nghiệm sách giáo khoa chương trình mới

Thứ 7, 26/09/2020 | 07:39
SGK chương trình lớp 1 mới được mong chờ sẽ giảm tải, lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng dạy kỹ năng cho các em. Thế nhưng trên thực tế, chương trình nặng, sĩ số lớp quá tải, thời gian làm quen không có… là những vấn đề khiến không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng đau đầu.

Bài toán tiểu học khiến nhiều người phải "vò đầu bứt tai" vì đọc đáp án nào cũng thấy đúng

Thứ 3, 15/09/2020 | 15:00
Cư dân mạng truyền nhau một bài toán "6:2(1+2)=?" dành cho học sinh tiểu học nhưng khiến hàng nghìn người phải phân vân tranh cãi giữa hai đáp án 1 và 9.
Cùng tác giả

Việt Nam ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 mới

Thứ 3, 12/01/2021 | 18:38
Thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, 18h ngày 12/1, Việt Nam có thêm 5 ca mắc Covid-19.

Hỗ trợ toàn diện nhằm định hướng vào nghề cho giáo viên tiếng Anh

Thứ 3, 12/01/2021 | 12:07
Việc đưa ra chương trình 5 điểm hỗ trợ toàn diện giáo viên tiếng Anh tốt nghiệp các trường đại học nhằm giúp các giáo viên trẻ có định hướng vào nghề.

Việt Nam tối ngày 10/1 xuất hiện thêm 1 ca mắc Covid-19 mới

Chủ nhật, 10/01/2021 | 18:21
Thêm 1 ca mắc nhập cảnh vào 18h ngày 10/1 tại Việt Nam. Ca bệnh này được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Thanh Hóa.

Bộ Y tế xác nhận 2 ca mắc Covid - 19 nhập cảnh trái phép

Thứ 3, 29/12/2020 | 18:15
Tính đến 18h ngày 29/12, Việt Nam tiếp tục có thêm ca mắc Covid-19. Trong đó, 2 ca mắc mới là 2 ca nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng đường mòn.

Nâng cấp nội dung giáo dục nhằm phù hợp chương trình Phổ thông mới

Thứ 4, 23/12/2020 | 13:48
Bắt đầu từ năm học 2020-2021, iSMART nâng cấp toàn diện 100% chương trình học tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học.
Cùng chuyên mục

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:25
Trong số gần 550 người liên quan đến ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh thì có đến 117 học sinh.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao tại cuộc thi "HackTheon Sejong"

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:51
Kết thúc vòng sơ khảo Cuộc thi “HackTheon Sejong”, các đội tuyển của Việt Nam đã đạt thành tích cao, tiếp tục vào vòng chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
     
Nổi bật trong ngày

Đang bắt ếch ngoài đồng, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:00
Trong lúc đi bắt ếch trên đồng, người đàn ông bị sét đánh trúng, ngã gục tại chỗ. Khi đưa vào bệnh viện thì nạn nhân đã tử vong.

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:25
Trong số gần 550 người liên quan đến ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh thì có đến 117 học sinh.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Bản tin 4/5: Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Tp.HCM

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Tp.HCM; Người phụ nữ sống với khối bướu cổ suốt 40 năm...