Giáo dục Việt Nam chưa chú trọng học như thế nào?

Giáo dục Việt Nam chưa chú trọng học như thế nào?

Thứ 4, 08/05/2013 | 09:51
0
Nền giáo dục nước ta tuy rộng nhưng chưa sâu, chưa chú trọng học như thế nào là đủ, đó là nhận của độc giả Phạm Quốc Sử, 71/86A, Nguyễn Huệ, phường 2, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long nói về nền giáo dục Việt Nam trong bài viết gửi báo Người đưa tin.

Vấn đề cải cách giáo dục luôn là một đề tài nóng bỏng của mọi giai đoạn. Nhưng có lẽ, hiện nay, khi học sinh đã lên tiếng thẳng thừng, hơn lúc nào hết, nó trở nên cần được quan tâm một cách đúng mức nhất.

Tôi đã được xem nhiều ý kiến từ các em học sinh. Là một học sinh đã tốt nghiệp cách đây rất lâu, nhưng soi rọi lại, hiện nay, tôi càng thấy rõ ước mơ của các em về một nền giáo dục trở nên gần gũi hơn, hấp dẫn hơn, đỡ áp lực hơn và trở thành một đòn bẩy thúc đẩy sự sáng tạo và nung đúc những niềm đam mê của giới trẻ hiện nay.

Xã hội - Giáo dục Việt Nam chưa chú trọng học như thế nào?
Nền giáo dục nước ta chưa chú trọng việc học và hiệu quả đào tạo (Ảnh: Phan Chính)

Bên cạnh đó, rất nhiều chuyên gia đang có ý kiến làm sao để học sinh học được nhân cách, đạo đức làm người, và nhiều thứ căn bản để trang bị cho các em đủ độ cứng cáp khi bước chân vào đời. Một vấn đề đặt ra mà nhiều nhà giáo dục cũng như các em học sinh quan tâm là học bao nhiêu năm là đủ để chuyển sang bước định hướng cho tương lai. Có người bảo 9 năm, có người thì 12, thậm chí có người quay lại 10 năm.

Bây giờ chúng ta hãy đi từng bước để làm sáng tỏ vấn đề học bao nhiêu là đủ. Tôi cho rằng, cách đặt vấn đề của nhiều nhà giáo dục, cũng như em học sinh “Châu Chấu” đưa ra trên video clip gây chấn động là giáo dục phải đảm bảo vừa hồng, vừa chuyên là không thể chối cãi. Điều đó không có gì mới mẻ cả. Từ cổ  chí kim, từ đông sang  tây, ai ai cũng nói như  thế.

Và trong những nền giáo dục tiên tiến nhất, mọi người nghiễm nhiên thừa nhận rằng, một con người để đủ độ chín, có thể ra đời kiếm sống phải đủ 18 tuổi. Như vậy, trong suốt giai đoạn từ bé đến 18 tuổi, rõ ràng, các em cần sự giáo dục của nhà trường, sự bảo trợ về mọi mặt của gia đình, và sự quan tâm giúp đỡ của xã hội. Cho nên, dù muốn dù không, tôi vẫn bảo vệ quan điểm là các em cần ngồi trên ghế nhà trường ngần ấy năm.

Tất nhiên, trong cái đại trà, vẫn xuất hiện những cái cá biệt. Có nghĩa là có những thần đồng có thể hoàn thành toàn bộ chương trình nhanh hơn nhiều. Hoặc có nhiều em lại có xu hướng thích phát triển về hoạt động thể chất hơn là hoạt động về trí óc. Cho nên, có khi học đến lớp 9, có nhiều em đã không còn mặn mà đối với việc học. Trong trường hợp này, tôi thấy, nhiều gia đình đã có quyết định cho con của họ được học một nghề gì đó để đảm bảo cuộc sống về sau.

Kỳ sau chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp đến bạn đọc nội dung về nền giáo dục Việt Nam của độc giả này.

Phạm Quốc Sử

Tâm thư xúc động từ Mỹ gửi chủ nhân clip bàn về giáo dục

Thứ 2, 22/04/2013 | 16:45
Tôi xúc động vì em có suy nghĩ giống tôi, nhưng em đủ dũng cảm và thông minh để đứng lên nói ra suy nghĩ của mình thật khúc chiết và thuyết phục, điều mà tôi vẫn chưa làm được.

Giáo dục là chìa khóa đối phó với biến đổi khí hậu

Thứ 2, 22/04/2013 | 08:47
Thế giới đánh dấu Ngày Trái Đất hàng năm vào ngày 22 tháng 4. Nhưng một trường tư ở thành phố Potomac, tiểu bang Maryland hàng ngày đều kỷ niệm Ngày Trái Đất.

Bộ Giáo dục nói gì về clip luận về giáo dục?

Chủ nhật, 21/04/2013 | 14:48
Vụ trưởng Vụ công tác HSSV (Bộ GD-ĐT) Ngũ Duy Anh chia sẻ: “Tôi đã xem clip và suy nghĩ rất nhiều. Em có thể viết thư cho Bộ trưởng nêu trăn trở...”

'Sự trăn trở của một kẻ lười biếng' hay thực tế giáo dục?

Chủ nhật, 21/04/2013 | 08:14
Những tưởng clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng" chỉ như một "thú chơi" của một nam sinh tự xưng học lớp 12. Thế nhưng, quan điểm của nam sinh đưa ra được độc giả đón nhận... nồng nhiệt. Thậm chí còn phong là "người hùng", "thần đồng"...