Hà Nội: Người đàn ông bán thịt nhập viện vì nhiễm liên cầu lợn

Thứ 4, 28/12/2022 | 08:37
0
Một ngày sau khi xuất hiện sốt cao (39-40 độ C), người mệt mỏi, yếu nửa người phải, bệnh nhân đã nhập viện.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận một nam bệnh nhân làm nghề bán thịt lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân nam, 59 tuổi (ở phường Hà Cầu, quận Hà Đông), làm nghề bán thịt lợn. Một ngày sau khi xuất hiện sốt cao (39-40 độ C), người mệt mỏi, yếu nửa người phải, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện 103.

Một trường hợp nhiễm liên cầu lợn. (Ảnh: TQ).

Tại đây, bệnh nhân tỉnh táo nhưng tiếp xúc chậm, cứng gáy, yếu nửa người phải. Kết quả chụp cắt lớp vi tính não của bệnh nhân phát hiện có hình ảnh nhồi máu não vùng nhân bèo phải. Kết quả nuôi cấy dịch não tủy dương tính với Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn).

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, vi khuẩn liên cầu lợn có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và cả những con ruồi, nhặng trong một thời gian dài. Vi khuẩn còn phân lập được ở bò, dê, cừu, ngựa khi viêm màng não.

Cách lây truyền của bệnh liên cầu lợn như sau: Vi khuẩn cư trú ở amidal và mũi lợn khoẻ có thể tới 1 năm. Trong một đàn lợn lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, tiêu hoá, máu.

Bệnh lây từ lợn sang lợn, nhưng cũng có thể lây sang các gia súc khác như bò, dê, mèo, chó, hươu,…

Người bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, ăn thịt lợn bị bệnh, ăn tiết canh, cũng có thể bị lây qua các vết xước, khuẩn có thể tìm thấy trong máu, dịch não tuỷ của người bệnh.

Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hoá chất như Phenol, Iốt, hypochlorid, axit phenic 3-5%, formol 5%.

Không mua bán lợn bệnh, người tiêu dùng nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết, phù nề thì không nên ăn vì chắc chắn đó là lợn bị bệnh.

Đặc biệt phải ăn thịt đã nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống; Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh; Không ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc. Người giết mổ, tiêu huỷ lợn phải có biện pháp đề phòng để không lây sang người.

DIỆU THU

Cùng chuyên mục

Chia sẻ bất ngờ của những Gen Z thu nhập khủng

Thứ 3, 21/05/2024 | 05:50
Nhiều bạn trẻ Gen Z dù còn khá trẻ nhưng đã có thu nhập cả trăm triệu mỗi tháng. Vậy, con đường để gặt hái quả ngọt với họ có thực sự dễ dàng?

Tiết lộ về người sống sau cùng trong vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran

Thứ 3, 21/05/2024 | 03:54
Trong đoàn của Tổng thống Iran, có một người còn sống thêm một tiếng sau vụ tai nạn trực thăng và ông đã liên hệ được với giới chức Iran.

"Tiểu thư RMIT Đà Nẵng" mặc monokini đỏ rực, hot nhất bãi biển

Thứ 3, 21/05/2024 | 03:28
"Tiểu thư RMIT Đà Nẵng" chuộng áo tắm kiểu dáng cổ điển.

Lý Nhã Kỳ "hack" tuổi nhờ thay đổi điều này trên cơ thể

Thứ 3, 21/05/2024 | 03:25
Lý Nhã Kỳ cắt tóc ngắn, được người hâm mộ khen ngợi nhan sắc như búp bê.

Clip: Làm điều liều lĩnh, tài xế xe máy điện gây tai nạn cho 2 cô gái

Thứ 3, 21/05/2024 | 00:30
Tài xế xe máy điện liều lĩnh vượt đèn đỏ, lao vào giao lộ và lập tức bị xe máy chở 2 cô gái lao tới tông ngang.