Hàng nghìn người Afghanistan coi thuốc phiện là biệt dược

Hàng nghìn người Afghanistan coi thuốc phiện là biệt dược

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
0
Tại Afghanistan, thuốc phiện trở thành thuốc biệt dược cho hàng trăm nghìn người. Thuốc phiện được xem như thuốc chữa bách bệnh từ đau đầu, ốm… đến bất ổn thần kinh.

Afghanistan là nước sản xuất tới 90% lượng thuốc phiện của thế giới. Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) ước tính, xuất khẩu thuốc phiện đã mang về 2,4 tỷ USD cho Afghanistan, tương đương với 15% GDP nước này.

Balkh là một tỉnh nghèo của Afghanistan, vốn nổi tiếng với nghề dệt thảm. Tình này nằm cách xa đường lớn và bị ngăn cách với các tỉnh khác bởi những đoạn đường thường xuyên bị lở đất. Trung tâm y tế gần nhất cách đó 4 tiếng đồng hồ đi xe. Nhưng ở dây chỉ có 20 chiếc giường với số lượng nhân viên y tế ít ỏi.

Trong tình trạng kém vệ sinh, việc lạm dụng thuốc phiện sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe. Khi các em dần trưởng thành đã nghiễm nhiên trở thành một con nghiện. Và những con nghiện này không có cơ hội đến các trung tâm cai nghiện do sợ hãi, do kiêng kỵ xã hội và do quỹ hỗ trợ của chính phủ hạn chế. Trong khi người khiến trẻ em mắc nghiện và “dung dưỡng” tình trạng nghiện ngập lại chính là gia đình. Vì thế số lượng con nghiện ở đất nước này đang tăng theo cấp số nhân, trở thành một hiện tượng đau lòng trong xã hội.

Xã hội - Hàng nghìn người Afghanistan coi thuốc phiện là biệt dượcNgười mẹ cho con ăn thuốc phiện nguyên chất

Bác sĩ Mohamed Daoud Rated, điều phối viên cho hay: “Thuốc phiện không phải là điều gì mới mẻ ở đây. Đó là một truyền thống. Người dân dùng thuốc phiện như một loại thuốc thông thường. Nếu bọn trẻ khóc, họ sẽ đưa cho chúng thuốc phiện, nếu bọn trẻ không ngủ, chúng sẽ được ăn thuốc phiện, một đứa bé sơ sinh bị ho cũng được uống thuốc phiện”.

Họ coi đó là phương thuốc hữu hiệu nhất. Bởi các cửa hàng tại những vùng ven Afghanistan không có những viên thuốc đơn giản nhất như aspirin. Các bệnh viện chỉ có ở những thành phố lớn trong khi địa phương không có trạm y tế.

Trong một gia đình ở thành phố Mazar-i-Sharif có 3 thế hệ thì tất cả đều nghiện, trong đó có một bé trai mới 2 tuổi. “Con tôi sinh ra đã bị đau tai. Vì không thể đi khám bác sĩ nên tôi nhét thuốc phiện vào miệng con để làm dịu cơn đau. Sau khi con gái tôi sinh ra, nó bị đau dạ dày, tôi chỉ có thuốc phiện nên giờ cả hai đứa đều nghiện”, chị Izat Gul giải thích.

Arman Raoufi, một chuyên gia ở trung tâm cai nghiện Nejat cho rằng, dòng người xuất khẩu lao động sang Iran và Pakistan trở về, cuộc nội chiến đẫm máu và chế độ cai trị hà khắc của Taliban đã góp phần làm gia tăng tình trạng nghiện ma túy ở phụ nữ.

UNODC cho biết, cứ 30 người dân Afghanistan thì có 1 người nghiện thuốc phiện. Tính theo đầu người, nước này là nới có mật độ dân sử dụng thuốc phiện cao nhất, trong đó phụ nữ nghiện khoảng 60.000 người.

Theo khảo sát của Cục ma túy quốc tế và thi hành luật của Mỹ tiến hành trong 2 năm, tại 2.000 gia đình ở 22 tỉnh cho thấy, độ tuổi trung bình trẻ em khi bắt đầu sử dụng thuốc phiện từ 9 tháng đến 1 năm tuổi.

Theo một con số báo cáo gần đây nhất, bộ y tế Afghanistan đã tiến hành một cuộc thử nghiệm đưa 120 người nghiện của một ngôi làng đến một cơ sở cai nghiện. 3 tháng sau cai, 115 người tái nghiện, số người không tái nghiện chỉ chiếm 0,96%. Nguyên nhân tái nghiện vẫn là do yếu tố gia đình.

Hạnh Nhân