Hậu Covid-19, bị rụng răng do tiêu xương hàm làm gì để cải thiện?

Hậu Covid-19, bị rụng răng do tiêu xương hàm làm gì để cải thiện?

Hoàng Thị Bích
Chủ nhật, 02/10/2022 | 17:55
0
Một trong những bệnh cảnh đáng ngại hậu Covid-19đó là hiện tượng tiêu xương hàm, viêm hoại tử xương vùng sọ mặt.

Thông tin tại tọa đàm với chủ đề “Ứng dụng công nghệ Safe Tech vào trồng răng implant”, các chuyên gia răng hàm mặt cho biết một trong những bệnh cảnh đáng ngại hậu Covid-19, đó là hiện tượng tiêu xương hàm, viêm hoại tử xương vùng sọ mặt. Theo các bác sĩ, không ít người sau khi khỏi Covid-19 đã bị rụng răng do tiêu xương hàm.

Trao đổi với Người Đưa Tin, BS. Nguyễn Hoàng Dương - Giám đốc chuyên khoa cấy ghép implant và phục hình răng trong miệng Lạc Việt Intech cho biết, có nhiều bệnh lý dẫn tới tình trạng mất răng phổ biến nhất là viêm nha chu.

“Mất răng ở người Việt phần lớn là do hệ thống mất cân đối cân bằng vi khuẩn răng miệng. Điều này dẫn tới các vi khuẩn có hại gây tiêu xương tăng, phát triển đột biến làm cho xương bị tiêu đi, lợi bị sưng nề dẫn tới việc dù răng vẫn tốt, nguyên dạng nhưng lung lay dần, sau đó rụng ra ngoài.

Việc này có thể kiểm soát bằng việc tăng cường vệ sinh răng miệng, lấy cao răng định kỳ để kiểm soát vấn đề vi khuẩn răng miệng”, BS. Hoàng Dương cho hay.

Thêm vào đó, các bệnh lý toàn thân như bệnh lý tiểu đường gây lượng đường huyết cao dẫn tới viêm nhiễm, viêm nề do hệ thống vi khuẩn răng miệng mất cân đối. sinh kém, hành động quá thô bạo như nhai xương, vấn đề chấn thương…

Sức khỏe - Hậu Covid-19, bị rụng răng do tiêu xương hàm làm gì để cải thiện?

Có nhiều bệnh lý dẫn tới tình trạng mất răng phổ biến nhất là viêm nha chu.

Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh các bệnh lý nêu trên, bệnh nhân bị tiêu xương hàm hầu hết đều có biểu hiện đau vùng mặt, răng, vòng miệng trong giai đoạn bị nhiễm Covid-19, sau đó tiếp tục kéo dài âm ỉ không giảm.

Biểu hiện lâm sàng thường gặp là sưng viêm mi mắt, sưng vùng sọ trán, hoại tử xương hàm, răng, xương vòm miệng khó nhai sau đó bệnh nhân bị rụng răng dần rất đau đớn vùng xương hàm.

Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ khuyến cáo, người sau khi mắc Covid-19 từ 6-8 tháng nếu có tình trạng nhức đầu, viêm xoang được khuyến cáo nên đi chụp CT Scan não để kịp thời phát hiện, xử lý viêm nhiễm sớm, nếu để hình thành ổ áp xe, hoại tử xương hàm thì hậu quả rất nặng nề.

Tuy nhiên, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng vì tỉ lệ hoại tử xương vùng sọ, tiêu xương hàm sau Covid-19 là không cao.

Với những người bị mất răng phổ biến là viêm nha chu và các bệnh lý khác, BS. Dương cảnh báo đối với những người mất răng tốt nhất nên đi trồng lại răng, phục hồi răng trong thời gian vàng. Bởi sau 6 tháng, quá trình tiêu xương rất mạnh. Thêm nữa, trong trường hợp mất nhiều răng liên tục thì cần làm cầu implant (công nghệ số hóa giúp bác sĩ xác định chính xác mật độ xương, cấu trúc xương hàm của bệnh nhân và lên kế hoạch điều trị chính xác).

Những người mất răng lâu ngày ngoài bị tiêu xương, tiêu lợi dẫn tới tình trạng xô lệch khớp cắn. Thời gian vàng để điều trị rụng răng nên trong 3 – 6 tháng từ thời điểm mất răng.

Với những trường hợp lâu ngày quá đã dẫn tới tiêu xương, tiêu lợi sẽ phải chụp phim khảo sát, đo đạc lại về xương, tình trạng mô mềm…

Sức khỏe - Hậu Covid-19, bị rụng răng do tiêu xương hàm làm gì để cải thiện? (Hình 2).

Bệnh nhân hoại tử xương hàm "hậu Covid-19" điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trước đó, hồi tháng 7/2022, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Hội đồng chuyên môn đã đưa ra kết luận về nguyên nhân gây tình trạng hoại tử xương hàm mặt ở bệnh nhân sau nhiễm Covid-19. Theo ông, đây không phải là một bệnh lạ, đặc biệt không phải có bệnh Covid-19 thì mới phát hiện bệnh này. Hiện nay, do khoa học và nhiều kỹ thuật tiến bộ nên ít ghi nhận bệnh.

Trong đó, bệnh ghi nhận trên thể trạng bệnh nhân mắc tiểu đường, suy giảm miễn dịch, mắc hoặc sau mắc Covid-19 hoặc liên quan các bệnh về răng, lợi… Với những bệnh nhân này, sức đề kháng kém, nếu mắc thêm bệnh thì sức khỏe sẽ yếu hơn, chứ không phải sau Covid-19 mới phát hiện bệnh này. PGS.TS Lương Ngọc Khuê khuyến cáo, người dân không nên hoang mang, lo lắng. Căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi tại các cơ sở y tế nếu được phát hiện sớm.

Hoại tử xương sọ - mặt là một bệnh lý ít gặp, không phải là một bệnh lạ. Bệnh có thể xảy ra trên bệnh nhân xạ trị vùng đầu, mặt, cổ, lạm dụng thuốc chống loãng xương Bisphosphonate, viêm cốt tủy xương hàm do nguyên nhân từ răng và nhiễm trùng máu, chấn thương sọ - mặt, các tình trạng viêm xoang hàm do nấm, do rối loạn chuyển hóa (bệnh Paget)...

Hội đồng chuyên môn cũng đưa ra một số khuyến cáo về các dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán sớm trên bệnh nhân có tiền sử mắc Covid-19, gồm: Sưng, đau sọ - mặt kéo dài; dò mủ trong miệng, ngoài mặt; nhiều răng lung lay bất thường; loét niêm mạc, lộ xương.

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân cần được thực hiện hội chẩn các chuyên khoa liên quan, chụp cắt lớp vi tính. Đây là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán sớm hoại tử xương sọ - mặt. Khi điều trị, cần phối hợp các chuyên khoa liên quan, phẫu thuật loại bỏ các tổ chức hoại tử.

Chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam: Hậu COVID-19 đã “che đậy” các dấu hiệu của ung thư

Thứ 6, 30/09/2022 | 15:52
Một trong những hệ lụy nghiêm trọng nhất có lẽ phải kể tới chứng hậu COVID-19 đã “che đậy” các dấu hiệu của ung thư.

Đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách đặc thù phòng, chống dịch Covid-19

Thứ 6, 30/09/2022 | 14:45
Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục áp dụng một số chính sách đặc biệt, đặc thù về khám, chữa bệnh, thuốc, vắc-xin.

Trả hồ sơ vụ tuồn thuốc điều trị Covid-19 ra thị trường bán

Thứ 4, 28/09/2022 | 16:06
Ngày 28/9, TAND quận Bình Tân, Tp.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ tuồn thuốc Molnupiravir ra thị trường để bán, xảy ra tại Trung tâm y tế quận Bình Tân.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.

Mức độ nguy hiểm của huyết áp cao và giải pháp ổn định từ Định Áp Vương

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:00
Huyết áp cao là một tình trạng nguy hiểm, được mệnh danh là "kẻ sát nhân thầm lặng" bởi nó âm thầm tấn công các cơ quan và dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng.

Đồng Nai: Chuyển đổi số ngành y để phục vụ người dân tốt hơn

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:01
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân.

Tp.HCM: Nhiều phòng khám bị xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:31
Nhiều phòng khám tại Tp.HCM bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động khám chữa bệnh.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Nhiều phòng khám bị xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:31
Nhiều phòng khám tại Tp.HCM bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động khám chữa bệnh.

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Đồng Nai: Chuyển đổi số ngành y để phục vụ người dân tốt hơn

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:01
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.