Hiến ghép mô tạng - câu chuyện của hôm nay và ngày mai

Hiến ghép mô tạng - câu chuyện của hôm nay và ngày mai

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 12/09/2018 | 15:33
0
Báo Đời sống và Pháp luật phối hợp với trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề Hiến ghép mô tạng - câu chuyện của hôm nay và ngày mai.

Thuận lợi, khó khăn trong việc hiến ghép mô tạng

Hiến ghép mô tạng đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nhiều tấm gương hiến tặng mô/tạng như bé Hải An, bé Vân Nhi, Thiếu tá Lê Hải Ninh… hay gần nhất là trường hợp của kỹ sư Nguyễn Xuân Hải đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho xã hội. Nhiều bệnh nhân đang cận kề cái chết đã được cứu sống nhờ ghép mô/tạng… Tuy nhiên, xung quanh câu chuyện hiến ghép mô tạng cũng còn rất nhiều điều đáng bàn.

Ngày 12/9, tại Hà Nội, báo Đời sống và Pháp luật phối hợp với trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề Hiến ghép mô tạng - câu chuyện của hôm nay và ngày mai.

Sức khỏe - Hiến ghép mô tạng - câu chuyện của hôm nay và ngày mai
Lãnh đạo báo Đời sống và Pháp luật tặng hoa cho các khách mời tham gia tọa đàm.

Tham dự buổi tọa đàm có: GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia; ông Trần Quốc Hùng, Phó Chủ tịch hội Chữ thập đỏ Việt Nam; ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia; nhà báo Lan Anh - báo Tuổi Trẻ…

Tại buổi tọa đàm, chia sẻ về những điều kiện thuận lợi của chính sách pháp luật hiện hành trong việc ghép mô tạng, ông Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia  cho biết: “Nói đến ghép tạng ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam, muốn phát triển được phải có quy định của pháp luật. Tại Việt Nam, pháp luật về hệ thống hiến ghép mô tạng ra đời năm 2006, năm 2007 chính thức có hiệu lực. Từ đó đến nay, ghép tạng cũng đã phát triển, tại Việt Nam có 18 trung tâm có thể ghép được. Đó là nhờ hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Tuy nhiên, với sự phát triển của thời đại có những điều cần thay đổi trong luật thì ngành ghép tạng sẽ phát triển hơn nữa. Ví dụ như hiện đã có hơn 40 bệnh nhân chết não, pháp luật đã quy định về trường hợp chết não. Tuy nhiên, việc chẩn đoán chết não lại cần hội đồng (gồm nhiều bộ phận như: Bác sĩ thần kinh, bác sĩ pháp y...) để tuyên bố chết não, như vậy mất rất nhiều thời gian, nhất là với các địa phương ở xa”.

Sức khỏe - Hiến ghép mô tạng - câu chuyện của hôm nay và ngày mai (Hình 2).
Giám đốc trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia Trịnh Hồng Sơn (ngoài cùng bên phải) chia sẻ về thuận lợi, khó khăn trong việc hiến tặng mô tạng.

Phó giám đốc trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia ông Nguyễn Hoàng Phúc bày tỏ thêm: “Hơn 10 năm qua, luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đã tạo một hành lang pháp lý hết sức quan trọng, giúp cho hệ thống y tế có những phương pháp, cách thức cứu sống tận cùng cho những bệnh nhân suy mô tạng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số tồn tại nhất định, ảnh hưởng không ít đến câu chuyện hiến tặng mô tạng hiện nay.

Ví dụ, câu chuyện của cô bé Hải An (7 tuổi) có mong muốn hiến toàn bộ nội tạng. Mặc dù người mẹ trẻ của bé đã sẵn sàng hiến tạng của con, nhưng tại thời điểm cháu bé chuẩn bị ra đi thì nhận được tin của người mẹ rằng bé không phải rơi vào tình trạng chết nã. Cho dù bé có rơi vào trường hợp chết não thì luật quy định rõ người từ đủ 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự và chết não mới có thể tiếp nhận tạng, nên trường hợp bé Hải An không thể lấy tạng được.

Tuy nhiên, luật cũng không nghiêm cấm bất kỳ người nào, nếu như đã qua đời có thể hiến mô tạng. Vấn đề là có thể lấy được mô tạng đó hay không? Như vậy, trường hợp của bé Hải An chúng tôi chỉ lấy được giác mạc, phần mô và được tiếp nhận sau khi bé qua đời.

Sức khỏe - Hiến ghép mô tạng - câu chuyện của hôm nay và ngày mai (Hình 3).
Ông Nguyễn Hoàng Phúc (ngoài cùng bên trái) cũng chia sẻ về công tác hiến tặng mô tạng.

Từ câu chuyện đó đặt ra một câu hỏi, nếu tất cả trường hợp người dưới 18 tuổi chẩn đoán chết não mà không được tiếp nhận tạng thì có phải chúng ta đang để lãng phí rất lớn nguồn tạng hay không?

Trong khi đó, tâm nguyện của gia đình rất muốn một phần cơ thể của con mình vẫn còn hiện hữu trên cuộc đời. Muốn nghe nhịp đập của trái tim.

Tôi nghĩ rằng, có lẽ cũng đến lúc chúng ta cần đánh giá việc triển khai thi hành luật trong thực tiễn, từ đó bổ sung thêm những điều luật chưa thật sự phù hợp.

Ngoài ra, về việc đăng ký hiến tặng mô tạng tôi cho rằng có thể mở rộng đăng ký hiến mô tạng như người thi bằng lái xe máy, ô tô đến nộp hồ sơ thì có thêm một lá đơn tình nguyện đăng ký hiến mô tạng (vì ai từ 18 tuổi trở lên đều thi bằng lái xe, lượng người đông). Khi cấp bằng lái xe trên tấm bằng đó có ghi “Đã hiến tạng”, tôi nghĩ rằng hình ảnh đó đẹp và tuyệt vời làm sao”.

Mong nhiều người hiến tặng mô tạng

Là người theo dõi công tác tuyên truyền hiến mô tạng lâu năm, nhà báo Lan Anh (báo Tuổi Trẻ) bày tỏ: “Điều tôi thấy đáng nhớ nhất là việc vận động để sự sống được tiếp nối. Cứ một người không may qua đời mà hiến tặng mô tạng có thể cứu được 6 người. Có nhiều người chờ được ghép mô tạng. Tuy nhiên, trong quan niệm của người Việt Nam từ trước đến nay họ vẫn nghĩ “chết phải toàn thây”, nên việc hiến tạng còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia ra đời có những hoạt động tích cực, nên việc người dân hiến ghép mô tạng tăng. Số lượng người hiến đã tăng lên một cách đột biến, mỗi một câu chuyện của người hiến tặng mô tạng đã tạo nên hiệu ứng, lan tỏa thông điệp ý nghĩa của sự sống. Tôi mong mỏi sẽ có nhiều người hiến tặng mô tạng hơn nữa”.

Sức khỏe - Hiến ghép mô tạng - câu chuyện của hôm nay và ngày mai (Hình 4).
Ông Trần Quốc Hùng cho rằng công tác tuyên truyền về hiến tặng mô tạng cần được triển khai sâu rộng hơn.

Cũng tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Quốc Hùng cho biết: “Công tác tuyên truyền hiến tặng mô tạng ở Việt Nam chưa thật sự phổ biến. Tôi nghĩ, trong thời gian tới, chúng ta cần có nhiều cách tiếp cận cộng đồng, cần tuyên truyền nhiều hơn thì chắc chắn, công tác hiến tặng mô tạng sẽ phát triển hơn, mang ý nghĩa nhân văn hơn”.

Nghẹn lòng trước ước mơ của cô bé 12 tuổi hiến giác mạc

Thứ 2, 02/07/2018 | 20:57
Theo chia sẻ của gia đình, Vân Nhi nuôi ước mơ được trở thành bác sĩ trước tiên để chữa bệnh cho mình, sau đó là chữa cho những người bị bệnh.

Chàng trai 8X bị khuyết tật vận động, đi bộ xuyên Việt đề cao nghĩa cử hiến mô tạng

Thứ 2, 16/04/2018 | 06:30
Bị khuyết tật vận động, hở hàm ếch bẩm sinh nhưng Lê Ngọc Sang đã có chuyến đi bộ xuyên Việt ý nghĩa với hi vọng có thể giúp mọi người hiểu thêm về việc hiến tặng mô tạng.

Người vợ có chồng hiến xác cũng tâm nguyện hiến mô tạng cho y học

Thứ 5, 25/01/2018 | 13:39
"Nếu mình bị chôn, quả tim ấy không có giá trị nhưng khi hiến cho y học thì không chỉ cứu được người mà còn làm phúc", lời chia sẻ của chồng trước khi hiến xác đã khiến chị Phòng xúc động. Chị tâm nguyện sẽ nối tiếp việc làm ý nghĩa của chồng, hiến mô tạng cho y học để giúp đỡ được nhiều người.
Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Đồng Nai: Cảnh báo sản phẩm Detox Táo, Táo Vip Slim không đảm bảo an toàn

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.
     
Nổi bật trong ngày

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Đồng Nai: Cảnh báo sản phẩm Detox Táo, Táo Vip Slim không đảm bảo an toàn

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Anh nông dân "trúng lớn" tiền tỷ nhờ trồng cây theo kiểu "ăn kham khổ"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:30
Một mình chọn trồng cây theo cách "ăn kham khổ", anh Bùi Văn Đông ở Kon Tum nhẹ nhàng mang về nguồn thu nhập cho gia đình lên tới hàng tỷ đồng.

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.