Hơn 31 tỷ đồng bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim

Hơn 31 tỷ đồng bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim

Thứ 2, 15/07/2013 | 14:51
0
Tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt quy hoạch và đầu tư hơn 31 tỷ đồng cho công tác giám sát chế độ ngập nước và phòng cháy rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim. Việc quy hoạch và đầu tư này nhằm bảo tồn và phát triển bền vững VQG Tràm Chim giai đoạn 2013 – 2020.

Theo đó, VQG Tràm Chim thiết lập một cơ chế kỹ thuật về quản lý chế độ ngập nước ở các phân khu chức năng để đáp ứng các mục tiêu bảo tồn các sinh cảnh đất ngập nước và các loài động, thực vật quý hiếm; đồng thời góp phần giảm thiểu điều kiện gây cháy rừng và đồng cỏ trong mùa khô. Quy hoạch hệ thống vận hành và cơ chế quản lý chế độ ngập nước trong mùa khô để làm cơ sở cho việc quản lý rừng tràm, đồng cỏ và đa dạng sinh học.

Việt Nam Xanh - Hơn 31 tỷ đồng bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim

Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim

Vườn cũng hoàn thiện Quy chế quản lý chế độ thủy văn vừa đáp ứng đặc điểm ngập nước của từng loại sinh cảnh, vừa phòng cháy rừng tràm và đồng cỏ; quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các sinh cảnh rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa và các sinh cảnh đất ngập nước khác; bảo tồn các loài chim nước quý hiếm, đặc biệt là loài sếu đầu đỏ…

Quy hoạch các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và đồng cỏ trong mùa khô có sự tham gia của cộng đồng vùng đệm và các lực lượng tại chỗ; xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang, thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Mùa khô năm 2013, VQG Tràm Chim đã được UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất đề xuất bơm nước khu A2 (diện tích rừng trên 700 ha) để giữ độ ẩm cho rừng và đốt cỏ chủ động phòng, chống cháy rừng và đốt cỏ phục hồi bãi năng với tổng diện tích là 640 ha. Mục tiêu của phương án này là làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng; tạo đường băng trắng phòng cháy lan từ khu vực đồng cỏ vào khu vực rừng tràm.

Trên cơ sở hiện trạng rừng và đồng cỏ, Vườn xác định vị trí cắt băng trắng và đốt cỏ ở các phân khu. Vườn cũng đã thực hiện việc đốt cỏ để phục hồi bãi năng tại khu A1, A3, A4, A5 với tổng diện tích là 370 ha nhằm làm giảm lớp thực bì tạo điều kiện cho cây năng phát triển và tạo củ. Vì vậy, mùa khô năm nay Vườn Tràm Chim đã hạn chế được các vụ cháy rừng xảy ra.

Mục tiêu lâu dài của Vườn là bảo vệ và bảo tồn một khu rừng đặc dụng với các cảnh quan tiêu biểu, các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, các loài động, thực vật quý hiếm của vùng Đồng Tháp Mười.

Theo Thông tấn xã Việt Nam

Bảo tồn biển có thể làm lợi cho kinh tế địa phương

Thứ 2, 08/07/2013 | 08:42
Bên cạnh vai trò to lớn đối với đa dạng sinh học, các khu bảo tồn biển còn có khả năng thúc đẩy nền kinh tế ở các địa phương thông qua việc phát triển nghề cá, đẩy mạnh du lịch và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái. Điều này đã được khẳng định bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu là TS. Enric Sala - nhà sinh thái học biển, thành viên chương trình Explorer-in-Residence của Tạp chí National Geographic.

Suy giảm động vật quý hiếm ở khu bảo tồn Ea Sô

Thứ 6, 17/05/2013 | 16:33
Với điều kiện tự nhiên mang nét đặc thù, hệ động thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Ea Kar-Đắk Lắk) rất phong phú. Đây là khu rừng đa dạng sinh học có đàn bò rừng và bò tót với số lượng nhiều nhất Đông Nam Á.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu vẫn đang bị xâm hại

Thứ 5, 30/05/2013 | 14:51
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, hiện còn 93 hộ dân đang sinh sống và sản xuất nông nghiệp ở ngay trong lõi rừng. Tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn âm ỉ diễn ra làm cho số lượng những cây gỗ to ngày một giảm dần rất đáng báo động.

Việt Nam-Nam Phi phối hợp bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ 5, 09/05/2013 | 14:31
Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do thứ trưởng Hà Công Tuấn dẫn đầu, và đoàn đại biểu Bộ Nước và Các vấn đề môi trường Nam Phi do Thứ trưởng Rejoice Mabudafhasi dẫn đầu vừa có cuộc hội đàm và ký kết Kế hoạch hành động nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại Thủ đô Pretoria của Nam Phi.