Hợp nhất bằng chính quy-tại chức: Đua nhau đi học để “tráng” bằng cấp

Hợp nhất bằng chính quy-tại chức: Đua nhau đi học để “tráng” bằng cấp

Nguyễn Thị Hương Lan
Thứ 7, 09/12/2017 | 14:06
1
GS.TS Bùi Văn Nhơn cho rằng, nhiều người lợi dụng việc học hệ tại chức để "tráng” bằng cấp, vì vậy không nên hợp nhất bằng chính quy-tại chức.

Trao đổi với báo chí về dự thảo luật Giáo dục đại học sửa đổi, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, bộ GD-ĐT cho biết, sắp tới, các trường đại học sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo hệ chính quy sẽ giống như hệ tại chức.

Theo dự thảo luật Giáo dục đại học sửa đổi mới, hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi lên văn bằng như quy định hiện tại trên cơ sở cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên và chuẩn đầu ra của 2 hình thức đào tạo.

Liên quan đến ý tưởng hợp nhất bằng chính quy-tại chức của bộ GD-ĐT, trao đổi với PV Người Đưa Tin, GS.TS Bùi Văn Nhơn, nguyên giảng viên cao cấp học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, trước đây bằng tại chức có giá trị tương đương với chính quy, việc đào tạo khá bài bản, chất lượng đào tạo không “lôm côm” như hiện nay.

Giáo dục - Hợp nhất bằng chính quy-tại chức: Đua nhau đi học để “tráng” bằng cấp

GS.TS Bùi Văn Nhơn

GS Bùi Văn Nhơn dẫn chứng, những năm 1970, ông từng tham gia đào tạo các lớp tiến sĩ và có nhiều người giữ vị trí quan trọng của cơ quan nhà nước. Những người này đều học tại chức, họ được đào tạo bài bản, thi cử rất chặt chẽ và việc ghi hình thức đào tạo trên văn bằng không phải là rào cản đối với họ khi đi xin việc.

Thế nhưng hiện nay, do ảnh hưởng cơ chế thị trường, hình thức đào tạo “mở tung” hết, chủ trương mở rộng các hình thức đào tạo không tính đến nhu cầu thực tế của xã hội (hệ mở rộng, tại chức, liên thông”… đã dẫn đến hệ lụy lớn nguồn nhân lực "sính" bằng cấp. Việc hợp nhất bằng chính quy - tại chức trong bối cảnh này càng khiến nhiều người chỉ quan tâm làm mọi cách sở hữu một tấm bằng để thuận lợi khi xin việc.

“Quản lý nhà nước yếu kém nên không quản lý được chất lượng, cụ thể là điều kiện để đào tạo. Đào tạo tại chức vô tội vạ, không đúng ngành nghề, các cơ sở đào tạo chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, thương mại hóa đào tạo. Thế nên, việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các khâu đào tạo chặt chẽ như hệ chính quy”, GS.Bùi Văn Nhơn nói.

Theo quan điểm của GS Bùi Văn Nhơn, thời gian qua đào tạo hệ tại chức quá dễ dãi. “Cứ có hội trường, hợp đồng là lớp tại chức được mở ra ngay tại địa phương có nhu cầu đào tạo tại chức. Các cơ sở đào tạo chạy theo thị trường dẫn đến chất lượng đào tạo rất thấp. Cho nên, có một thời gian nhiều doanh nghiệp, một  số cơ quan nhà nước không nhận sinh viên hệ tại chức vào làm việc” - GS Nhơn thẳng thắn chia sẻ.

Cũng theo GSBùi Văn Nhơn, việc bộ GD-ĐT lấy ý kiến về việc chỉ còn hệ đào tạo tập trung và không tập trung, đồng thời không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng trong bối cảnh hiện nay là chưa thỏa đáng. Bởi thực tế, hình thức đào tạo còn có khoảng cách về chất lượng. Nếu không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng thì chúng ta phải đảm bảo chất lượng đào tạo ngang bằng nhau, sự giám sát của cơ quan quản lý phải chặt chẽ chứ không thể “buông” như thời gian qua.

“Tôi cũng xin nói thẳng, nhiều người lợi dụng việc học hệ tại chức để “tráng” bằng cấp. Có không ít cán bộ, công chức lao vào học hệ tại chức để kiếm tấm bằng đại học và dường như chúng ta chạy theo phong trào đại học hóa. Nhìn bề nổi, tôi vẫn nói vui, xét về trình độ, công chức Việt Nam có lẽ tốt nhất thế giới (từ anh bảo vệ đến nhân viên văn phòng, cán bộ đều có bằng đại học-PV).

Tôi có một học sinh làm trưởng phòng tổ chức của một trường đại học tại Hà Nội và từng than thở với tôi rằng, nhân viên, trợ lý văn phòng khoa đều có bằng tại chức nên anh đau đầu khi họ đề xuất một công việc khác phù hợp với tấm bằng đại học.

Câu chuyện này cho thấy bức tranh khôi hài về sử dụng lao động. Sự phân công lao động không phân biệt được trình độ, bằng cấp cụ thể. Hợp nhất bằng chính quy-tại chức sẽ vô cùng nguy hiểm và làm xấu bộ mặt  nguồn nhân lực của nước ta. Thực trạng này cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua và đáng lo lắng”, GS Nhơn nhấn mạnh.

Hợp nhất bằng chính quy- tại chức: “Tiếp tay” cho con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp”

Thứ 6, 08/12/2017 | 06:52
“Việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ tạo điều kiện, “tiếp tay” cho nhiều trường hợp con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp” để có một công việc tốt hơn”- PGS.TS Phạm Ngọc Trung nêu quan điểm xung quanh đề xuất bằng đại học sẽ không phân biệt chính quy và tại chức.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!
Cùng chuyên mục

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.