Joseph Kony, kẻ thách thức sự truy lùng của biệt kích Mỹ

Joseph Kony, kẻ thách thức sự truy lùng của biệt kích Mỹ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
0
Có lẽ đây là một trong những cuộc truy lùng kỳ lạ nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Joseph Kony, kẻ đã ẩn náu trong rừng già suốt nhiều năm cùng với đám lính trẻ em và vài chục người vợ dưới 18 tuổi. Bất chấp cố gắng của Mỹ, đến cuối tháng 6/2012, tung tích của Kony vẫn biệt vô âm tín.

Hé lộ hồ sơ về kẻ bị săn tìm ráo riết Kony

Kony khởi đầu sự nghiệp tại một ngôi làng nghèo ở miền Bắc Uganda cách nay hơn 25 năm từ một người giúp lễ nhà thờ Cơ đốc giáo. Nhiều người sống quanh khu vực gọi y là đấng tiên tri. Tận dụng cơ hội, Kony thành lập đạo quân LRA với mục tiêu lật đổ chính phủ Uganda và cai trị đất nước bằng 10 Điều răn (Ten Commandments) thay vì bằng Hiến pháp!

Thế giới - Joseph Kony, kẻ thách thức sự truy lùng của biệt kích Mỹ

Joseph Kony một tội phạm chiến tranh bị Mỹ săn lung ráo riết tại châu Phi

Nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn, y vi phạm từng điều răn một, đặc biệt là điều răn cấm giết người. Thuộc hạ của y cày nát những làng mạc nghèo khó, cắt môi, bắt cóc hàng ngàn trẻ em và tẩy não để biến chúng thành những cỗ máy giết người. Kony thường đội tóc giả và trang sức màu mè khoe là y được các linh hồn giúp đỡ. Năm 2006, quân đội Uganda đánh đuổi Kony ra khỏi Uganda, buộc y phải ẩn náu tại vùng biên giới vô luật pháp nằm giữa Cộng hòa Dân chủ Congo (gọi tắt là Congo), Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Lúc này, Uganda đã trở thành một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Phi, và khi Mỹ lo lắng sâu sắc về việc Somalia trở thành thiên đường của bọn khủng bố, Uganda là nước đầu tiên cho quân đội tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình và đáp ứng các mục tiêu an ninh chính của Lầu Năm góc tại châu lục. Tháng 12/2008, bộ tư lệnh mới của quân đội Mỹ tại châu Phi gọi tắt là Africom, đã giúp vạch kế hoạch tấn công căn cứ của Kony ở Congo bằng cách cử một nhóm cố vấn quân sự đến Uganda. Nhưng do lộ tin tình báo, Kony kịp trốn thoát trước cả khi trực thăng vũ trang của Uganda cất cánh.

Tệ hơn, quân đội của y đã kịp giết hàng trăm người sống trong những ngôi làng gần đó để trả thù. Khi quân đội Uganda đến, họ chỉ còn thấy những túp lều bị đốt cháy và sọ người bị đập nát. Chính phủ Mỹ tiếp tục tiến hành hoạt động tình báo nửa bí mật để tăng cường khả năng tìm diệt Kony của quân đội Uganda. Năm 2010, họ áp lực Quốc hội Mỹ thông qua Luật giải giới LRA và hồi phục bắc Uganda để lót đường cho Tổng thống Obama đưa lực lượng đặc biệt đến châu Phi vào cuối năm ngoái. Dù đạo quân của Kony không đe dọa trực tiếp cho quyền lợi của Mỹ, nhưng Quốc hội Mỹ và các tổ chức quyền con người ủng hộ mạnh mẽ sự can dự của Mỹ để ngăn chặn hành vi tàn bạo của Kony.

Thử nghiệm cho chiến thuật săn tìm mới của biệt kích Mỹ tại châu Phi

Thách thức lớn nhất của họ là nơi ẩn náu của Kony. Một nơi lớn cỡ bang California của Mỹ nhưng lại nằm giữa châu Phi với địa hình hiểm trở đến nôi các thiết bị hỗ trợ hiện đại của Mỹ cũng thành vô dụng. Cây cao che khuất ánh nắng mặt trời, hàng dặm đồng cỏ hoang dã dài vô tận và những con sông uốn lượn nước đục ngầu nhìn trên cao như mớ ruột non với vô số cá sấu từng nuốt gọn một lính Uganda trong đoàn tìm kiếm.

Việc triển khai nhóm biệt kích Mỹ tại châu Phi là biểu tượng cho chiến lược quân sự mới của Lầu Năm Góc được áp dụng từ đầu năm nay đối với lục đia đen. Trong đó, các quan chức Lầu Năm góc hứa sẽ phát triển các giải pháp ít can thiệp, linh hoạt, chi phí thấp nhưng hiệu quả cao để đạt được các mục tiêu an ninh của Mỹ. Các đội quân đánh thuê ngụy danh nhà thầu (contractor) do Mỹ trả tiền và các nhân viên tình báo đang âm thầm làm việc tại Somalia. Các nhóm nhỏ cố vấn Mỹ đã và đang huấn luyện quân sự cho nhiều nước châu Phi trong những năm qua, dù kết quả của sự trợ giúp có lúc đi ngược lại mục tiêu đề ra. Ví dụ, chỉ cách nay ít tuần, chính phủ bầu cử dân chủ của Mali bị lật đổ do chính một đại úy của một quân đội được Mỹ huấn luyện.

Hiện không có chiến dịch quân sự nào tại vùng hạ Sahara có sự can dự của Mỹ lại được chú ý và mong đợi thành công hơn cuộc truy sát Kony và các thuộc hạ. Sự quan tâm nhờ một phần vào đoạn băng video gây dư luận thế giới về sự độc ác của Kony có tựa: “Kony 2012” thu hút được hàng chục triệu người xem trên YouTube chỉ trong vài ngày. Tướng Carter F. Ham, tổng chỉ huy các lực lượng Mỹ tại châu Phi có một bích chương Kony 2012 treo tại cửa phòng ông ta. Một quan chức Mỹ nhận xét: “Nói thành thật, áp lực tìm diệt Kony tăng lên rất cao từ ngày có đoạn phim “Kony 2012”.

Biệt kích Mỹ tin rằng Kony đang ẩn náu tại một nơi rất hẻo lánh tại Cộng hòa Trung Phi, nhưng phía Uganda khẳng định y đã chạy sang Nam Sudan với sự giúp đỡ của chính phủ Sudan khi Nam Sudan chưa trở thành nước độc lập. Vụ mới nhất, quân của Kony đã tấn công một ngôi làng ở Cộng hòa Trung Phi, bắt cóc nhiều trẻ em và mang đi một số thứ cần thiết cho cuộc sống trong rừng. Kony thường khoe khoang là chỉ cần có 10 người đàn ông trung thành là y có thể phục hồi lại lực lượng. Nói như một viên chức Mỹ: “Chỉ có một cách kết thúc sớm việc này là bắn Kony từ phía sau hoặc đẩy y vào thế phải trốn chui trốn nhủi trong rừng già cho đến chết”.

Hiện phiến quân LRA trông cậy vào đôi chân và những điểm hẹn bí mật để trao đổi thông tin. Chiến thuật không sử dụng công nghệ cao của Kony chứng tỏ khá hữu hiệu trước các công cụ theo dõi như vệ tinh của nước Mỹ. Chính vì vậy mà các tư lệnh Mỹ cảnh báo là có thể mất đến nhiều năm mới tìm thấy y. Từ tháng 10/2011, quân Mỹ đã giúp tập kích 5 điểm tình nghi tại 4 nước giáp biên, cố vấn cho hàng ngàn lính Uganda, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và Congo săn tìm Kony khắp khu vực, nhưng vẫn không thành công.

Sứ mệnh săn lùng Kony khónhư “tìm người trên mặt trăng”

Giữa tháng 5, Lầu Năm góc mới cung cấp tin tức cho báo chí về chiến dịch săn Kony trong một số cuộc phỏng vấn tại châu Âu và châu Phi. Khó khăn của lực lượng Mỹ là không phân biệt được đâu là Kony đâu là kẻ khác bởi bất cứ hành động cướp bóc nào cũng được trình báo về Trung tâm như sản phẩm của Kony. Nhiều tin tình báo rất ngớ ngẩn và lầm lẫn. Tướng Mỹ Carter F. Ham người đặc trách săn lùng Kony xem việc tìm kiếm Kony tương đương với việc tìm người trên mặt trăng. “Chúng ta có thể đưa người lên mặt trăng nhưng tìm được y lại là chuyện khác trong một mảnh đất mênh mông vô chính phủ. Tôi chỉ xem sứ mệnh này là thành công khi Kony bị chết hay vào tù”, vị tướng này nói.

6 tháng sau khi Tổng thống Obama phái 100 biệt kích đến Uganda, các tư lệnh Mỹ thừa nhận việc tìm ra nơi ẩn náu của Kony không hề dễ dàng. “Kony đã dùng các chiến thuật có từ Thời đại đồ đá để vô hiệu hóa các công cụ giám sát kỹ thuật cao của kẻ truy bắt mình”, một tư lệnh nói. Từ lâu, Kony đã ra lệnh cho những người đi theo y không được dùng điện thoại di động hay radio nhằm tránh để lại dấu vết điện tử.

Trung Nguyên


Cùng chuyên mục

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Mỹ nhận định thời điểm Ukraine phát động cuộc phản công mới và mục tiêu muốn đạt được

Chủ nhật, 05/05/2024 | 20:22
Ukraine sẽ hướng tới mở cuộc phản công trong năm 2025 sau khi Mỹ đã duyệt chi hỗ trợ 61 tỷ USD và sự hỗ trợ bổ sung khác từ phương Tây, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói hôm 4/5.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.
     
Nổi bật trong ngày

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:00
Sáng 5/5, Ban chỉ đạo TW kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban chủ trì chỉ đạo, kiểm tra buổi Tổng duyệt.

Mây dông đang kéo tới, cảnh báo Hà Nội mưa rất to

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:40
Tối 5/5, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra cảnh báo mưa lớn cục bộ, dông, lốc, sét khu vực Hà Nội.