Không có khái niệm “xin thầy” hay “chạy điểm”

Không có khái niệm “xin thầy” hay “chạy điểm”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
– Đó là lời nhận xét của bà Phạm Thái Hà, Giám đốc điều hành Backhoa Aptech về phương pháp giáo dục hiện nay.

Những đòi hỏi áp dụng CNTT trong công việc hiện nay như thế nào và theo bà, sinh viên ngành CNTT ra trường có đáp ứng tốt yêu cầu công việc không?

CNTT hiện nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi sự phát triển. Tôi dám khẳng định điều đó bởi bạn nhìn xung quanh xem, đâu đâu cũng ứng dụng CNTT. Hàng ngày, bạn làm việc bằng máy tính, bạn giao dịch bằng điện thoại, bạn giải quyết công việc bằng các phần mềm tiện ích, bạn giải trí bằng cách xem những bộ phim 3D, bạn ăn uống và đi du lịch thông qua Internet… Nói ngắn gọn là, nếu không có CNTT, chúng ta sẽ tiến đến tương lai với tốc độ của “rùa”.

Tuy nhiên, hiện tại, một thực tế không may xảy ra là có tới 85% sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT ra không đáp ứng được công việc của các nhà tuyển dụng. Đây có thể khảng định là do phương pháp đào tạo thiếu hợp lý.

Từ sự đánh giá đó, bà rút ra kinh nghiệm gì trong công tác đào tạo tại Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế Bachkhoa-Aptech?

Khi đã nhìn nhận đúng thực tế, chúng tôi có chiến lược hợp lý cho tương lai, trước hết là cho Bachkhoa-Aptech, sau là cho nguồn nhân lực CNTT của cả một đất nước. Có thể bạn nói tôi tham vọng. Nhưng tôi cho rằng, có tham vọng mới làm được.

Tại Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế Bachkhoa-Aptech, chúng tôi đào tạo theo phương pháp mở rộng, lấy người học làm Trung tâm theo phương pháp Blended Learning – phương pháp đã được cấp bản quyền. Theo phương pháp đào tạo này, sinh viên của chúng tôi có sự cân bằng giữa lý thuyết và thực hành một cách khoa học và hoàn chỉnh. Chúng tôi cũng chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho các sinh viên của mình.

Bà có lời khuyên gì dành cho những bạn trẻ mong muốn trở thành một lập trình viên giỏi?

Để trở thành một lập trình viên giỏi, các em cần phải có một nền tảng tốt cả môn cở sở, chịu khó nghiên cứu giáo trình, đặc biệt là với ngành CNTT đòi hỏi các em không thể lười biếng mà phải cập nhật liên tục sự phát triển của ngành, có như vậy mới trở thành một nhà lập trình giỏi được.

Bà Phạm Thái Hà - Tổng giám đốc Bachkhoa - Aptech

Nếu là nhà tuyển dụng, bà đánh giá về bằng cấp hay về năng lực và trình độ, làm sao để nhận biết được 1 người bằng cấp thấp nhưng lại đáp ứng và hoàn thành tốt công việc được giao?

Nếu thực sự là một nhà tuyển dụng, tôi đánh giá về trình độ và năng lực của ứng viên trước, chứ tôi nghĩ bằng cấp không đánh giá được trình độ của ứng viên. Dựa trên kinh nghiệm của người điều hành, có rất nhiều cách để kiểm chứng khả năng làm việc của nhân viên.

Đánh giá của bà nếu có sự kết hợp giữa nhà trường - doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp?

Tôi cho rằng đây là một mô hình hiện đại, không thể coi nhẹ mà phải tích cực đầu tư nếu muốn hoạt động đào tạo trở nên hiệu quả và bền vững. Xét cho cùng, mong mỏi cuối cùng của những người làm công tác đào tạo như tôi là sinh viên ra trường có việc làm. Vậy thì không có lý do gì mà tôi không đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay.

Sự khác nhau giữa cách đào tạo CNTT theo cách truyền thống với cách đào tạo của Bachkhoa-Aptech, thưa bà?

Bachkhoa-Aptech đào tạo theo mô hình chóp “nới lỏng đầu vào” nhưng “siết chặt đầu ra” như mô hình ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Tức là, trái ngược với các kỳ thi đại học căng thẳng như hiện nay nước ta đang triển khai, chúng tôi có kỳ thi đầu vào tương đối nhẹ nhàng, thậm chí là miễn thi đầu vào. Nhưng trong quá trình học chúng tôi đào tạo tương đối khắt khe. Toàn bộ các môn học, đề thi, bài thi để được sự kiểm soát tối đa từ Tập đoàn Aptech Ấn Độ. Theo mô hình của Aptech, không bao giờ có khái niệm “xin thầy”, “chạy điểm”

Tại Bachkhoa-Aptech, chúng tôi tự hào bởi tính chủ động trong việc nâng cao chất lượng mô hình đào tạo của mình bằng cách triển khai thêm Trung tâm phần mềm Bachkhoa-Software (trung tâm thực hành dành cho sinh viên) và áp dụng BKAP INSIGHT vào quản lý chất lượng giảng viên và nhân viên. Mục tiêu của chúng tôi là giúp sinh viên có thể vừa làm vừa học ngay từ những học kỳ đầu tiên.

Có một số quan điểm cho rằng ngành CNTT không giàu được?

Vậy tôi thử hỏi lại: Bill Gates có phải người giàu không? Mark Zuckerberg và Steve Jobs nữa? Đó là một quan điểm hết sức sai lầm. Tôi cho rằng nghề nào cũng có thể giàu được nếu thực sự cố gắng.

Lễ ký hợp tác tuyển dụng với doanh nghiệp công nghệ phần mềm

Cũng cung cấp thêm 1 thông tin nữa là theo một khảo sát gần đây cho thấy CNTT là một ngành duy nhất trong suốt 1 thập kỷ qua có thu nhập liên tục tăng lương. Hiện tại ngày càng có nhiều tỷ phú trẻ xuất thân từ ngành CNTT.

Chúng tôi thật sự không muốn mình đứng chung vào “vùng” vốn đã nghe quá nhàm chán rằng “phần lớn SV ngành CNTT ra trường chưa thể bắt tay ngay vào làm những công việc chuyên môn”. Chúng tôi muốn mình chứng minh được rằng, sinh viên của chúng tôi đào tạo ra có thể làm được việc, bằng chứng là chúng tôi đang sử dụng đây.

Có ý kiến cho rằng chúng ta chỉ nên tập trung phát triển ngành phần mềm và dịch vụ nhờ thế mạnh về nguồn nhân lực đông đảo, bà nghĩ sao?

Trong cơ cấu nhu cầu tuyển dụng nhân lực của ngành CNTT tại VN hiện nay, đứng đầu là ngành phần mềm chiếm tỉ lệ 45,5%, viễn thông xếp thứ hai với 37%, ngành phần cứng và điện tử chiếm 9,5% và ngành nội dung số là 8%. Không phải bỗng nhiên mà có một con số như vậy mà rõ ràng nó dựa trên rất nhiều cơ sở thực tế và nghiên cứu chiến lược về phát triển Quốc gia.

Theo bà, trong thời gian tới, định hướng của công nghiệp CNTT Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nào?

Chúng ta cũng không nên quá lo lắng về nguồn nhân lực CNTT Việt Nam bởi hiện đang được đào tạo theo nhiều phương thức đa dạng: Các trường ĐH, CĐ với bằng cấp chính qui, các viện, trung tâm tin học và trung tâm hướng nghiệp cấp chứng chỉ, học qua mạng và đào tạo từ xa, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp... Điều quan trọng bạn chọn nơi nào có chất lượng tốt để học mà thôi.

Xin chân thành cảm ơn bà!

Phan Chính

Tag: Vn