Không để học sinh

Không để học sinh "phải tự nguyện" xin học thêm

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 12/08/2022 | 15:00
0
Chế độ cho giáo viên, tự chủ trong trường phổ thông, chương trình sách giáo khoa là những vấn đề được lãnh đạo Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Sáng nay (12/8), Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, với 64 điểm cầu trên cả nước đã được diễn ra. Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến của địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra những lưu ý cho ngành giáo dục trong năm học tới đây.

Ghi nhận những khó khăn mà những người làm giáo dục gặp phải do ảnh hưởng của đại dịch, Phó Thủ tướng bày tỏ trân trọng những nỗ lực của toàn ngành, đánh giá cao khi Việt Nam duy trì thứ hạng của quốc tế, tiếp tục đổi mới chương trình sách giáo khoa. Để có được kết quả như vậy là nhờ sự đóng góp của giáo viên và học sinh và toàn ngành suốt thời gian qua.

“Giáo dục hay bất kỳ ngành nào cũng phải gắn với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta đang ở mức trung bình thấp nhưng giáo dục lại đòi hỏi như ở những nước phát triển nhất.

Ngành giáo dục được cả xã hội quan tâm vừa là may mắn vừa là áp lực, vì vậy phải chuẩn bị kỹ lưỡng, lấy ý kiến công khai trong các vấn đề”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Giáo dục - Không để học sinh 'phải tự nguyện' xin học thêm

Hội nghị được diễn ra ở 64 điểm cầu.

Nhìn thẳng những bất cập yếu kém

Ngoài những vấn đề cần có sự phối với của Chính phủ, liên ngành, những công việc liên quan đến chuyên môn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị cần nhìn thẳng những bất cập yếu kém do chủ quan mang lại như câu chuyện chương trình sách giáo khoa thời gian qua.

Phó Thủ tướng đánh giá “Chúng ta còn loay hoay chuyện thi cử, trong kiểm tra, dạy thêm, học thêm, sách tham khảo vì chúng ta chưa trung thực trong giáo dục”.

Trước vấn đề này các địa phương phải quyết liệt rà soát dạy thêm học thêm, sách tham khảo để không có chuyện để học sinh "phải tự nguyện" xin học thêm, xin tổ chức lớp học, xin mua sách tham khảo, tại một số nơi vẫn có cá biệt những trường hợp như vậy diễn ra.

Liên quan đến các chế độ của giáo viên, lãnh đạo Chính phủ cũng đề nghị chủ động, đề xuất các cơ chế về học phí, tự chủ đề các trường ở những địa phương phù hợp có thể tự chủ lương cho giáo viên, giảm biên chế hưởng lương của Nhà nước, dành biên chế đấy ở những địa phương khó khăn hơn.

Đẩy mạnh thực chất việc dạy và học để phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ. Nếu như trước kia giáo dục chú trọng nhấn mạnh trí, đạo đức lý tưởng, thể dục nhưng bây giờ là “mỹ”. Muốn phải triển toàn diện phải lưu ý đến mỹ, một tâm hồn đẹp chắc chắn sẽ hướng thiện hơn.

Đặc biệt cần quyết liệt đổi mới quản lý Nhà nước, thực hiện đúng vai trò vị trí của Bộ trong quản lý Nhà nước, đảm bảo chất lượng giáo dục được nâng lên.

Cuối bài phát biểu, Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc ứng dụng khoa công nghệ để nắm nguồn lực của ngành, cơ sở vật chất, gắn thông tin dân số để chủ động sắp xếp đủ lớp, đủ trường học, đủ giáo viên.

Riêng về việc trích kinh phí mua sách giáo khoa cho học sinh mượn, cần nhanh chóng thực hiện để kịp cho năm học mới.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Bộ trưởng Bô GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá: “Trong 12 tháng tới các cơ sở giáo dục sẽ phải triển khai nội dung chương trình và sách giáo khoa mới cho các lớp, lớp 3, lớp 7, lớp 10 và cũng trong 12 tháng tới tiến hành thẩm định, in ấn, xuất bản cho các lớp 4, 8, 11 và tổ chức triển khai biên soạn cho các lớp 5, 9, 12. Tất cả những nhiệm vụ lớn đó đều sẽ diễn ra trong 12 tháng tới”

Lãnh đạo ngành giáo duc mong các Bộ, ngành, lãnh đạo địa phương phối hợp tốt cùng ngành đẩy nhanh tiến độ và chuẩn thời gian cho các việc như lựa chọn sách giáo khoa, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng, sử dụng thật tốt các chỉ tiêu biên chế mà ngành vừa có để bổ sung nguồn giáo viên.

 

Chương trình GDPT 2018: Thiếu giáo viên, sách giáo khoa chưa phù hợp

Thứ 6, 12/08/2022 | 10:40
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn tăng nhiều bậc trong các xếp hạng thế giới.

Lương nhân viên y tế, giáo dục thấp, cải cách theo hướng nào?

Thứ 3, 09/08/2022 | 20:56
Trước thực trạng thu nhập của viên chức ngành y tế, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn vì đồng lương ít ỏi, theo đó cần sớm cải cách tiền lương.

Sẽ giám sát chuyên đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Thứ 6, 05/08/2022 | 16:49
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” tại phiên họp tháng 8/2023.
Cùng tác giả

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Hà Nội: Kiểm soát giá dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Sở Du lịch Hà Nội lưu ý cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô trong dịp lễ.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong ngành giáo dục

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:17
Ngoài những kết quả đạt được, Bộ GD&ĐT cho biết vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Bản tin 26/4: Lịch học bù của học sinh Hà Nội sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 05:30
Lịch học bù của học sinh sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5; Nuốt đồng xu của máy trò chơi, bé gái 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu...