“Không nên chia cắt thành nhiều luật, lợi sẽ bất cập hại”

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 24/05/2022 | 14:08
0
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Luật rừng là có hại, nhưng một rừng luật với hiệu quả, chất lượng kém, chồng chéo, xung đột gây ách tắc thì thiệt hại nhiều hơn".

“Phí tổn và lợi ích” của dự án luật

Thảo luận tại hội trưởng về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình năm 2022, sáng 24/5 ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM) bày tỏ đồng tình với các đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác lập pháp trong thời gian qua.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Quốc hội bổ sung một nguyên tắc yêu cầu các tổ chức, cơ quan đề xuất phải có có bản đối chiếu, phân tích và đánh giá hai cực “phí tổn và lợi ích” của dự án luật.

Vị đại biểu này phân tích, khi làm mới hay bổ sung, sửa đổi một đạo luật, có rất nhiều loại phí tổn từ xây dựng đề án cho tới soạn thảo và thực hiện.

Ông Nghĩa cho rằng có cả những phí tổn không đo được bằng tiền hoặc không nhìn thấy được: “Phí tổn phát sinh dưới nhiều dạng, ở nhiều khu vực, cả của ngân sách lẫn khu vực tư, của xã hội, của người dân, mà loại phí tổn này thường không được quan tâm đầy đủ".

Tiêu điểm - “Không nên chia cắt thành nhiều luật, lợi sẽ bất cập hại”

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng có những đạo luật ra đời thuận tiện cho cơ quan quản lý nhà nước, nhưng rất bất tiện cho người dân.

Ông đề nghị Quốc hội cần yêu cầu tổ chức, cơ quan trình sáng kiến lập pháp hay trình dự án luật phải cung cấp các thông tin được lượng hóa, tiêu chí hóa, mô hình hóa, có phân tích, tổng hợp, đánh giá nhiều chiều một cách khách quan, khoa học, để Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội quyết định có đưa dự án luật ấy vào chương trình xây dựng luật hay có thông qua dự thảo luật hay không.

Các cơ quan của Quốc hội cũng cần mời các chuyên gia phản biện chuyên môn, chuyên sâu, nhất là về so sánh phí tổn - lợi ích.

Đại biểu Nghĩa cho hay, ông đề nghị như vậy vì các sáng kiến lập pháp hay dự án luật, trong phần đánh giá tác động, thông tin về phí tổn thường bị xem nhẹ, không đánh giá hết, hoặc đánh giá rất chung chung, chủ yếu nói đến cái lợi, mà cũng chỉ nói một chiều, rất khó để các đại biểu, nhất là các đại biểu không chuyên ngành, có thông đủ thông tin để đánh giá hay phản biện.

“Có những đạo luật ra đời thuận tiện cho cơ quan quản lý nhà nước, nhưng rất bất tiện cho người dân. Có đạo luật bị rơi vào quên lãng, hoặc chỉ vận hành như một loại chính sách, hay biện pháp hành chính, không phải là một đạo luật đúng nghĩa. Có những lĩnh vực cần pháp điển hóa, nghĩa là làm chung một đạo luật đầy đủ các bộ phận liên quan nhau để tránh chồng chéo, xung đột và để thuận tiện cho người dân thì không nên chia cắt thành nhiều luật, lợi sẽ bất cập hại", đại biểu phân tích và nói những đạo luật như vậy gây ra lãng phí công sức, tiền của nhà nước, của xã hội và của nhân dân.

Tiêu điểm - “Không nên chia cắt thành nhiều luật, lợi sẽ bất cập hại” (Hình 2).

Các đại biểu dự phiên họp sáng 24/5.

Một rừng luật hiệu quả kém còn gây thiệt hại nhiều hơn

Theo đại biểu Nghĩa, có chuyên gia nhận xét rằng, Việt Nam tăng trưởng kinh tế khá cao, xuất khẩu nhiều, thu hút đầu tư nhiều, quy mô kinh tế lớn hơn nhiều nước ASEAN, thậm chí lớn hơn Singapore là nước phát triển nhất trong ASEAN, nhưng dân ta vẫn nghèo hơn họ rất nhiều.

Ông Nghĩa cho hay một trong những nguyên nhân là do nhà nước, doanh nghiệp và người dân phải chịu phí tổn quá nhiều và quá nhiều loại phí tổn. Trong đó, có phí tổn của công tác lập pháp, lập quy, ban hành chính sách, quy định, hay nói rộng hơn, là phí tổn do công tác xây dựng thể chế có hiệu quả thấp.

Dẫn lời của Lê-nin nói rằng: chế độ xã hội này thắng chế độ xã hội kia là do năng suất lao động cao hơn, nghĩa là do hiệu năng cao hơn; cũng như lời dạy của Bác Hồ: “Cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, có hại cho dân thì hết sức tránh”, từ đó vị đại biểu này nhấn mạnh: “Luật rừng là có hại, nhưng một rừng luật với hiệu quả, chất lượng kém, chồng chéo, xung đột gây ách tắc thì thiệt hại còn nhiều hơn”.

Đại biểu Nghĩa đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vận dụng các di huấn này khi xem xét các sáng kiến lập pháp và các dự án luật.

“Làm như vậy, công tác lập pháp của Quốc hội sẽ vất vả hơn, nhưng chất lượng và hiệu quả sẽ cao hơn, nhân dân ta và doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ hài lòng hơn", ông Nghĩa nhấn mạnh.

ĐBQH Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau) cho rằng thành phần ban soạn thảo phải mở rộng hơn, chú trọng đến các nhà khoa học, đặc biệt là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

“Quy định của pháp luật tác động đến họ thì phải để cho họ lên tiếng chứ không thể để cho những người nắm giữ công cụ được quyền sửa đổi các công cụ, còn đối tượng tác động của những công cụ đó lại không được lên tiếng”, ông Vân nói.

Đặc biệt, ông nhấn mạnh phải lấy ý kiến nhân dân rộng rãi. Luật Trưng cầu dân ý có rồi nhưng không sử dụng đến. Đối với những đạo luật tác động đến đời sống nhân dân thì cần phải trưng cầu dân ý chứ không phải hình thức, nhỏ hẹp như vừa qua....

Đề nghị lùi thời hạn sửa Luật Đất đai sang kỳ họp thứ 4

Thứ 3, 24/05/2022 | 11:51
Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang kỳ họp thứ 4 thay vì cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội lần này.

Kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực có nợ xấu cao như bất động sản, BOT giao thông

Thứ 3, 24/05/2022 | 11:35
Đến hết ngày 15/8/2022, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 sẽ không được áp dụng, tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC vẫn ở mức cao.

ĐBQH đau lòng khi gợi nhắc về những vụ bạo hành trẻ em

Chủ nhật, 22/05/2022 | 08:00
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đã có những trăn trở với Người Đưa Tin về dự án luật mà bà sẽ cho ý kiến đóng góp tại kỳ họp thứ 3 tới đây.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.