Kiểm soát cách nào để quyền lực không bị tha hóa?

Kiểm soát cách nào để quyền lực không bị tha hóa?

Đỗ Thị Chang
Thứ 3, 18/12/2018 | 08:47
0
Quyền lực luôn luôn có nguy cơ bị tha hóa, biến tướng. Vậy làm sao để quyền lực được kiểm soát một cách chặt chẽ, hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực xảy ra? PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Thời gian qua, hàng loạt các cán bộ, bao gồm cả cán bộ cấp cao lạm quyền bị đưa ra xử lý, ông đánh giá như thế nào về tình trạng lạm quyền?

Việc hàng loạt các cán bộ, bao gồm cả cán bộ cấp cao lạm quyền bị đưa ra xử lý, điều đó thể hiện sự quyết tâm của Đảng đấu tranh với những sai trái, tiêu cực. Có thể nói, quyền lực luôn là một mảnh đất màu mỡ, quyến rũ những ai đang có được nó. Thời gian gần đây, ta có thể thấy tình trạng lạm quyền diễn ra ở cả trung ương và địa phương, và đang diễn ra khá phổ biến, nghiêm trọng. Mỗi một cán bộ vi phạm bị xử lý, tôi thấy rất đau lòng, và buồn khi họ không biết kiềm chế bản thân, rèn luyện bản thân trước sự quyến rũ của quyền lực, của lợi lộc.

Chính trị - Kiểm soát cách nào để quyền lực không bị tha hóa?

Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo ông, tại sao tình trạng lạm quyền lại diễn ra nghiêm trọng như vậy, do khâu lựa chọn cán bộ hay thiếu kiểm tra giám sát?

Nguyên nhân là những cán bộ lãnh đạo ấy được giao quyền lớn, nhưng hệ thống giám sát quyền lực lại không tương xứng. Cấp trên giao quyền cho họ nhưng lại không thực hiện trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động của họ.

Các cán bộ được lựa chọn để giao quyền phải là những người có năng lực và phẩm chất, tư cách đạo đức tốt. Nhưng quan trọng nhất, khi chọn được cán bộ có đủ đức và tài thì quản lý, giám sát như thế nào? Đã giao quyền lực cho cán bộ đến đâu thì phải giám sát quyền lực đến đó. Lựa chọn cán bộ xong thì đi liền với đó phải có cơ chế giám sát, kiểm tra nghiêm túc và chặt chẽ. Nếu không thường xuyên kiểm tra, giám sát thì rất dễ xuất hiện biểu hiện suy thoái, tha hóa quyền lực, lạm dụng chức quyền. Đó là quy luật.

Khi cơ chế kiểm tra, giám sát buông lỏng, cán bộ lạm dụng quyền lực gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, rõ ràng cơ quan tổ chức cán bộ chắc chắn phải có liên quan. Những người đề xuất, đề bạt và quản lý cán bộ đó nhưng lại để họ “hư hỏng” lạm quyền thì những người quản lý đó cũng phải chịu trách nhiệm. Do vậy, những người quản lý cán bộ đó phải là người có đủ năng lực trình độ, phẩm chất cùng dũng khí để kiểm soát những người có quyền lực.

Chính trị - Kiểm soát cách nào để quyền lực không bị tha hóa? (Hình 2).

Theo ông, làm sao để quyền lực được kiểm soát một cách chặt chẽ, hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực xảy ra?

Có thể nói, con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, do vậy những cán bộ được giao nhiệm vụ, giao quyền cần phải được lựa chọn kĩ càng đảm bảo đầy đủ các yếu tố năng lực và phẩm chất. Các cán bộ đó, phải là những người có năng lực và phẩm chất, tư cách đạo đức tốt. Bởi khi cán bộ được giao quyền, có quyền lực trong tay thì dễ sa vào sự cám dỗ bởi lợi lộc. Nếu không rèn luyện bản thân, biết kiềm chế thì rất dễ bị tha hóa. Và khi đã giao quyền cho họ thì phải có quản lý, giám sát hoạt động chặt chẽ. Như vậy, đã giao việc cho họ mà để họ tha hóa thì cấp trên phải chịu trách trong kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp dưới và cũng bị xử lý một cách nghiêm khắc.

Đồng thời, xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay cần có cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế để chống lại sự tha hóa trong cán bộ, đảng viên. Nếu không tạo dựng được cơ chế kiểm soát quyền lực thì suy thoái đạo đức trong Đảng của cán bộ, đảng viên, thân hữu hay “khuyết tật” trong Đảng sẽ không thể loại trừ.

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng chỉ rõ, một trong những biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống, đó là: “Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực”.

Cũng theo nguyên tắc xây dựng Đảng, Chi bộ có vai trò vô cùng quan trọng. Đảng viên phải tham gia sinh hoạt Chi bộ đầy đủ và chịu sự giám sát của Chi bộ đó. Chi bộ Đảng mà bị tê liệt thì sao giám sát được nữa. Tổ chức Đảng mà không nghiêm túc giám sát cán bộ, thì tổ chức nào thay họ được nữa. Chính vì thế, cần phải tăng cường xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng theo nghị quyết Trung ương  4 khóa XI và XII.

Xin cảm ơn ông!

 

Tại Hội nghị góp ý vào dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ, ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, qua công tác giám sát, kiểm tra, qua các vấn đề liên quan đến sai phạm trong công tác cán bộ cho thấy việc sử dụng quyền lực chưa bài bản, chưa đúng quy định; có những đồng chí được giao quyền lực đã lạm quyền, lộng quyền mà pháp luật chưa có cơ chế kiểm soát. Sử dụng không đúng quyền lực, thẩm quyền, lợi dụng quyền lực dẫn đến chạy chức, chạy quyền. Do đó, phải xây dựng cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.

Nói về vấn đề kiểm soát quyền lực, ĐBQH Triệu Tài Vinh (Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang) đưa ra quan điểm: “Làm sao để kiểm soát quyền lực của nhân dân được thực hiện một cách có hiệu quả nhất, thông qua đội ngũ cán bộ công chức một cách chuyên nghiệp nhất. Đây là một vấn đề cần đối mặt để giải quyết trong thời gian tới. Trong mỗi Bộ, người đứng đầu là Bộ trưởng, phụ trách lĩnh vực là Thứ trưởng, rồi phía dưới có các Cục trưởng, Vụ trưởng, trong các phòng có các Trưởng phòng. Vậy, vấn đề quyền lực ở đây cần kiểm soát chặt chẽ, khắc phục ngay tình trạng trên nóng, dưới nóng, giữa lạnh".

 

 

 

ĐBQH Triệu Tài Vinh: Cần kiểm soát quyền lực chặt chẽ tránh “trên nóng, dưới nóng, giữa lạnh”

Thứ 7, 27/10/2018 | 12:14
Trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội sáng ngày 27/10, ĐBQH Triệu Tài Vinh (đoàn Hà Giang) quan tâm đến vấn đề kiểm soát quyền lực và chất lượng nhân lực.

Để cán bộ trong sạch cần có quy định cụ thể kiểm soát quyền lực

Thứ 2, 02/07/2018 | 09:36
Việc “chạy chức, chạy quyền” làm ảnh hưởng lớn đến công tác cán bộ. Vì vậy, cần có những quy định hết sức cụ thể, rõ ràng trong “bài toán” kiểm soát quyền lực.
Cùng tác giả

Bắt nam thanh niên giết người vì mâu thuẫn giao thông

Thứ 2, 22/02/2021 | 21:31
Uống rượu rồi xảy ra mâu thuẫn khi tham gia giao thông, nam thanh niên đã dùng dao nhọn mang sẵn trong người đâm một công nhân dẫn đến tử vong.

Chuyện chưa kể về ngày Tết của những “cảnh sát giao thông... trên trời

Thứ 3, 16/02/2021 | 19:00
Tết của những kiểm soát viên không lưu là một ngày thường. Họ vẫn phải tập trung cao độ để đưa những con người ở muôn nơi về sum họp đón Tết bên gia đình.

Chuyện của những người không có Tết vì bận...phá án

Thứ 2, 15/02/2021 | 07:00
Tết đến, thay vì được quây quần bên mâm cơm gia đình thì khi có vụ án, những cán bộ chiến sĩ của phòng CSHS lại phải lên đường làm nhiệm vụ.

Ngày Tết trò chuyện cùng họa sĩ chuyên vẽ tranh trâu

Thứ 6, 12/02/2021 | 13:00
Tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Cường luôn thể hiện cái tình ấm ấp của của miền quê trung du. Sau nhiều năm, ông đã trở thành một trong các họa sỹ vẽ về trâu nhiều nhất.

Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy liên tỉnh do “nữ quái” cầm đầu

Thứ 4, 10/02/2021 | 08:46
Thay đổi sim liên tục, sử dụng “ký hiệu” khi giao dịch là những thủ đoạn tinh vi của “nữ quái” đối phó với cơ quan công an khi tham gia đường dây vận chuyển ma túy.
Cùng chuyên mục

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.

Hạn chế ô tô dịp 30/4 - 1/5 và cuối tuần để tránh ùn tắc phà ra Cát Bà

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:25
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cuối tuần kéo dài đến hết 30/7, các chuyến phà từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà sẽ tạm dừng chở xe ô tô con, ô tô tải trong khung giờ cao điểm.

Muốn làm trật tự thôn phải qua hội đồng xét tuyển

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:33
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông có bị thu thêm tiền?

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:51
Theo quy định, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:08
Điện Biên xác định làm tốt công tác dân vận để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.