Kiến nghị công khai tổ chức, cá nhân vi phạm về chống lãng phí

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 23/05/2023 | 09:27
0
Tân Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh chỉ ra 2 nhóm vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nhiều lãng phí.

Tiết kiệm vốn Nhà nước 53.887 tỷ đồng

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, sáng 23/5, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra, tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn Nhà nước năm 2022 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 53.887 tỷ đồng.

Trong mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ trưởng Tài chính cho biết, hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã được ban hành tương đối đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý để quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm tài sản công.

Công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành và địa phương năm 2022 tiếp tục chuyển biến, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm.

Sự kiện - Kiến nghị công khai tổ chức, cá nhân vi phạm về chống lãng phí

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo thẩm quyền đối với 30.708 cơ sở nhà, đất của các bộ, cơ quan trung ương, doanh nghiệp Nhà nước.

Tuy nhiên, công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất của một số cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Quy hoạch sử dụng đất của địa phương chậm được công bố, gây khó khăn cho việc sắp xếp nhà, đất và thực hiện di dời...

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân, các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung được tổ chức đồng loạt ở các địa phương trên cả nước, nhu cầu mua sắm tăng. Công tác kết nối cung cầu được thực hiện tốt, giá cả tương đối ổn định; gắn kết tạo nguồn hàng ổn định giữa các nhà sản xuất trong nước với các hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc.

Do đại dịch Covid-19 tác động, các hoạt động lễ hội hạn chế tổ chức, đặc biệt là các lễ hội có số lượng lớn người dân và du khách tham gia tập trung đông người để phòng, chống dịch, nhờ đó đã cắt giảm được đáng kể nguồn kinh phí. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại… còn diễn biến phức tạp.

Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm

Thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh chỉ ra 2 nhóm vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nhiều lãng phí.

Với nhóm vấn đề quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn được giao.

Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công của một số bộ, ngành, địa phương chưa đạt mục tiêu; 31/51 bộ và 18/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 75% kế hoạch; tỉ lệ giải ngân dự án có vốn nước ngoài chỉ đạt 42,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nghị quyết số 43 của Quốc hội ban hành nhiều chính sách, giải pháp với thời gian thực hiện chủ yếu trong năm 2022 và 2023 nhằm mục tiêu nâng cao năng lực phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởngkinh tế.

Tuy nhiên, Chính phủ và các bộ, ngành chậm ban hành văn bản quy định chi tiết; dự báo, tính toán nhu cầu củamột số chính sách chưa sát thực tế; triển khaimột số chính sách chậm, kết quả không đạt như dự kiến.

Sự kiện - Kiến nghị công khai tổ chức, cá nhân vi phạm về chống lãng phí (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh.

Việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm và còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước.

Triển khai, giải ngân vốn đầu tư các dự án quan trọng quốc gia chậm, nhiều tồn tại, khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, làm lãng phí nguồn lực.

Đến ngày 31/1/2023, lũy kế giải ngân các dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020 chỉ đạt 46.871,8 tỷ đồng, bằng 70,7% tổng kế hoạch; giai đoạn 2021-2025 chỉ đạt 9.409,2 tỷ đồng, bằng 7,86% kế hoạch vốn.

Tiến độ triển khai và giải ngân các dự án thành phần thuộc Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành không bảo đảm quy định tại Nghị quyết số 53 của Quốc hội, đến thời điểm 31/12/2022, mới giải ngân 16.697 tỷ đồng (đạt 73% kế hoạch).

Trong thời gian tới, Ủy ban tài chính ngân sách đề nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn;

Khẩn trương triển khai kế hoạch để hoàn thành các nhiệm vụ và giải pháp quy định tại Nghị quyết số 74 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, có giải pháp khắc phục ngay tình trạng phân bổ, giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm; nghiên cứu, có giải pháp mạnh mẽ trong cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

Công khai trên các phương tiện thông tin danh sách các bộ, ngành, địa phương chậm ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, 2023 và các tổ chức, cá nhân có hành vi lãng phí, vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Miễn nhiệm chức vụ, cho thôi làm ĐBQH với ông Nguyễn Phú Cường

Thứ 2, 22/05/2023 | 15:37
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách.

ĐBQH: Cử tri cả nước rất quan tâm nội dung công tác nhân sự

Thứ 2, 22/05/2023 | 08:00
Theo ĐB Nguyễn Thị Sửu, các nội dung dự kiến trong chương trình kỳ họp đều là những vấn đề không chỉ các ĐBQH quan tâm mà cử tri trên cả nước cũng rất quan tâm.

ĐBQH sẽ lựa chọn 4/5 nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 5

Chủ nhật, 21/05/2023 | 14:04
Việc xin ý kiến chọn nhóm vấn đề chất vấn ở Kỳ họp thứ 5 được tiến hành sớm hơn nhiều các kỳ họp trước.
Cùng tác giả

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Điện Biên - điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:00
Ông Lê Vệ Quốc đánh giá đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng triển khai sâu rộng, thực chất.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.
Cùng chuyên mục

Xúc động nhật ký của liệt sĩ viết cho con gái chưa từng gặp mặt

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:00
Trong cuốn nhật ký ở chiến trường, liệt sĩ Nguyễn Quang Số đã dành 4 trang giấy viết cho con gái mình. Người lính đó tâm sự với con gái về chiến tranh,....

Hồi ức của người nhận cuộc gọi lịch sử: “Đã giải phóng miền Nam!”

Thứ 3, 30/04/2024 | 11:00
Là người đầu tiên nhận được điện báo miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, người cán bộ mất vài giây ngỡ ngàng, sau đó òa trong niềm vui sướng...

Nghệ An: Dự án nghìn tỷ “mở cửa” phát triển kinh tế về phía biển

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:02
Đại lộ Vinh - Cửa Lò sẽ trở thành tuyến đường “huyết mạch” khi Tp. Vinh chính thức được mở rộng về phía biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An.

Ninh Thuận phát triển năng động, nhanh, bền vững

Thứ 2, 29/04/2024 | 20:38
Với mục tiêu đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.
     
Nổi bật trong ngày

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

Xúc động nhật ký của liệt sĩ viết cho con gái chưa từng gặp mặt

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:00
Trong cuốn nhật ký ở chiến trường, liệt sĩ Nguyễn Quang Số đã dành 4 trang giấy viết cho con gái mình. Người lính đó tâm sự với con gái về chiến tranh,....

Ninh Thuận phát triển năng động, nhanh, bền vững

Thứ 2, 29/04/2024 | 20:38
Với mục tiêu đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.