Kinh tế Mỹ: Những con số “khắc nghiệt”

Kinh tế Mỹ: Những con số “khắc nghiệt”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
0
Một tháng trước đây, khi đưa ra đánh giá đầu tiên về chỉ số phát triển yếu kém đến mức đáng kinh ngạc trong quý I của nền kinh tế, nhiều nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia kinh tế đã cho rằng những thông tin tệ hại đó sẽ nhanh chóng qua đi.

Tuy nhiên, xem xét lại tài liệu được đưa ra trong tuần qua, chỉ số phát triển được đánh giá là vẫn tiếp tục xấu đi với tỷ lệ bình quân cả năm là 1,8%, so với 3,1% vào thời điểm cuối năm ngoái.

Đã có nhiều sự lo lắng trong những con số gần đây, chỉ số tiêu dùng – thành tố lớn nhất của nền kinh tế - đặc biệt chậm. Tiền lương trì trệ, giá cả khí đốt và lương thực tăng cao “vắt kiệt” ngân sách của các gia đình. Các vấn đề này càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Khi người tiêu dùng bị chèn ép, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bởi không có người tiêu dùng, những người chủ sử dụng lao động sẽ gặp khó khăn trong việc giữ chân các nhân công hoặc thuê được nhân công mới. Một bản báo cáo gần đây của Bộ Lao động đã cho thấy sự gia tăng nhiều hơn mong đợi con số những người cần được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, cùng lúc với dự báo khu vực kinh tế tư nhân đang cho thấy dấu hiệu đi xuống - cả hai “điềm báo” rất xấu này đều chĩa vào sự gia tăng công ăn việc làm cho người lao động.

Các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa đã phản ứng lại nhằm phục hồi những dấu hiệu suy yếu với một kế hoạch tạo công ăn việc làm mà họ luôn quan tâm là: Cắt giảm thuế, bãi bỏ các quy định, gia tăng sự khai thác dầu mỏ trong nước và cắt giảm chi tiêu liên bang.

Nhà Trắng đã đưa ra những ý tưởng táo bạo, gồm cả việc đào tạo lại lao động, lập kế hoạch thúc đẩy hoạt động giáo dục và tăng thuế để giúp phục hồi nhu cầu chi tiêu cần thiết. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia kinh tế của họ vẫn tiếp tục quan tâm tới các cuộc đàm phán nhằm thúc đẩy việc hạn chế nợ đọng, có thể nhằm né tránh những yêu sách của Đảng Cộng hòa trong việc cắt giảm chi tiêu có thể gây ra sự suy yếu cho nền kinh tế.

Những con số “khắc nghiệt” đó nói lên một sự thực không thể phủ nhận rằng: Nền kinh tế đang chững lại và tình trạng thất nghiệp đang hiện dần lên. Thật không may, giờ đây không một ai ở Washington đưa ra những chính sách để đẩy tăng cường sự phát triển mạnh mẽ hơn.

Những “hố sụt” trong nền kinh tế sẽ hiển hiện lên một cách rõ ràng. Dễ thấy nhất, thị trường bất động sản vẫn đang diễn ra rất tồi tệ, ngân sách của nhà nước và chính quyền địa phương vẫn đang trong tình trạng hỗn độn. Tình cảnh dường như xấu hơn trước khi các nhà hoạch định chính sách thực sự quan tâm đến vấn đề thâm hụt ngân sách, bao gồm cả sự xoa dịu trong việc tịch thu tài sản để thu nợ và nhiều sự hỗ trợ tài chính khác đối với nhà nước. Không có sự phục hồi mạnh mẽ, sẽ khó khăn hơn trong việc phục hồi ngân sách.

Nếu như Washington không làm những điều cần thiết để đem lại những điều tốt đẹp, vẫn sẽ có những điều có thể tạo ra sự kìm hãm sự kinh tế và khó tránh khỏi sự suy yếu tệ hại hơn.

Về phần mình, Cục Dự trữ liên bang phải được chuẩn bị để tiếp tục những biện pháp nhằm giúp đỡ nền kinh tế khi cần thiết, ngay cả khi những biện pháp đó không chặt chẽ bằng những chính sách được đưa ra từ ban đầu. Những thành viên của Đảng Dân chủ trong Quốc hội phải đưa ra nền móng cho một cuộc đấu tranh nhằm đạt được đồng lương thất nghiệp áp dụng trên toàn liên bang, vấn đề này sẽ được kết thúc vào cuối năm nay.

Đó là một chặng đường dài trước khi nền kinh tế có thể thịnh vượng mà không cần có sự trợ giúp của chính phủ.

Chí Thành